7 mẹo giảm đau do đại tràng co thắt ngay tại nhà

Những cơn đau dai dẳng thường xuyên bám theo khiến người bệnh đại tràng co thắt càng trở nên khó chịu. Sinh hoạt hàng ngày và công việc bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Ngoài biện pháp dùng thuốc để cải thiện triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo nhỏ giúp giảm nhanh cơn đau tại nhà ngay dưới đây.

Hiểu thế nào là đau co thắt đại tràng?

Đau đại tràng co thắt là dấu hiệu khá điển hình của bệnh viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích). Khi chức năng đại tràng bị rối loạn, dịch tiêu hóa trong đại tràng sản sinh bất thường, co bóp lúc nhẹ lúc mạnh khiến người bệnh có cảm giác đau bụng dữ dội, đau quặn bụng… Tuy nhiên, khi thăm khám và làm xét nghiệm lại không phát hiện ra bất kỳ tổn thương nào tại ruột. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống do kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát.

Đặc điểm nhận biết cơn đau co thắt đại tràng thường là:

Đau bụng: Người bệnh bị đau bụng dữ dội đột ngột, đặc biệt ở vị trí vùng bụng dưới bên trái. Đây là dấu hiệu phổ biến khi bị co thắt đại tràng. Mức độ đau có thể khác nhau theo từng cơn co thắt, thỉnh thoảng người bệnh có thể sờ thấy những cục cứng nổi lên dọc khung đại tràng.

Bụng đầy hơi: Bụng ậm ạch, chướng hơi khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi. Dấu hiệu này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không phụ thuộc vào chế độ ăn uống.

Rối loạn đại tiện: Hiện tượng bị tiêu chảy xen lẫn với táo bón mỗi lần đi đại tiện có thể xảy ra đối với người bệnh bị co thắt đại tràng.

Phân lỏng, có lẫn chất nhầy: Do bất thường trong nhu động ruột khiến hệ tiêu hóa không có đủ thời gian để hình thành khuôn phân. Và đây là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên đi ngoài phân lỏng. Thậm chí, đi đại tiện có thấy lẫn chất nhầy trong phân.

Ngoài đau đại tràng co thắt, các triệu chứng khác có thể kèm theo như mệt mỏi, nóng sốt, táo bón, tiêu chảy, nôn mửa…

Thông tin hữu ích: Rối loạn chức năng đại tràng là gì?

Nguyên nhân khởi phát cơn đau co thắt đại tràng

Có khá nhiều yếu tố làm khởi phát những cơn đau co thắt đại tràng. Tuy nhiên, có những nhóm nguyên nhân chính như sau:

Tâm lý

Căng thẳng, stress, áp lực trong học tập, công việc hay những sự kiện quan trọng trong cuộc sống có thể kích thích những cơn đau. Kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không lành mạnh là yếu tố khởi phát những cơn đau co thắt đại tràng. Rượu bia, đồ uống có ga, thực phẩm cay nóng…có thể làm tăng nặng các triệu chứng, gây ra cơn đau quặn bụng. Do đó, chế độ ăn uống nên được cá thể hóa để phù hợp với từng người bệnh. Hãy ghi lại nhật ký ăn uống để bạn nắm bắt được những loại thực phẩm nào nên tránh vì có thể làm gia tăng các triệu chứng của bệnh.

Xem thêm thông tin: Co thắt đại tràng có nguy hiểm không và hướng khắc phục?

7 mẹo giảm đau co thắt đại tràng tại nhà

Hành trình chữa bệnh đại tràng co thắt không phải ngày một ngày hai. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh chắc chắn người bệnh phải đối mặt với rất nhiều cơn đau do bệnh gây ra. Dưới đây là một số mẹo nhỏ “mà có võ” giúp giảm đau cho người bệnh đại tràng co thắt.

Xoa bụng

Dùng tay xoa lên phần bụng bị đau là cách làm rất đơn giản mà mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau co thắt đại tràng. Người bệnh có thể xoa bụng ở trạng thái đứng và trạng thái nằm như sau:

1. Xoa bụng ở tư thế đứng thẳng

  • Người bệnh đứng thẳng, tay bên trái chống vào eo sao cho ngón cái nằm phía trước, các ngón còn lại nằm sau eo, tay phải đặt úp lên vùng rốn.
  • Bắt dầu xoa tròn theo chiều kim đồng hồ, xoa từ vùng rốn lan dần ra xung quanh rồi xoa dọc theo khung đại tràng khoảng 100 – 150 vòng.
  • Đổi ngược lại, dùng tay phải massage. Tay phải chống vào eo, tay trái vào ổ bụng.
  • Xoa từ phía ngoài di chuyển dần vào trong rốn, xoa liên tục khoảng 100 – 150 vòng nữa.

2. Xoa bụng ở tư thể nằm ngửa

  • Người bệnh nằm ngửa, thả lỏng người để các cơ mềm ra, đặt bàn tay trái và phải úp chồng lên nhau trên ổ bụng.
  • Bắt đầu xoa theo chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng khoảng 100 vòng.

Các động tác di chuyển của tay trên bụng không chỉ giúp kích thích hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột mà còn giúp giảm co thắt đại tràng. Người bệnh có thể thực hiện bất cứ lúc nào để giảm đau do viêm đại tràng co thắt đại tràng gây ra. Không nên xoa bụng khi đang no quá, đói quá hay đang mệt mỏi, tinh thần không được thoải mái.

Xem chi tiết: Tự xoa bóp để cải thiện triệu chứng đại tràng co thắt.

Chườm nóng

Áp dụng mẹo chườm nóng có thể giúp bạn giảm cơn đau nhanh chóng. Theo một số nghiên cứu cho thấy, chườm nóng với nhiệt độ ấm và liên tục mang lại hiệu quả giảm đau tốt. Có rất nhiều cách chườm nóng như sử dụng túi chườm, chai nước ấm, kem nóng giảm đau dùng trong thể thao… Tuy nhiên, chườm nóng với muối là mẹo được nhiều người áp dụng nhất. Bởi chúng giúp thúc đẩy máu lưu thông vùng bụng đồng thời đem lại cảm giác dễ chịu, làm dịu đau nhức ở nơi đây.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một nắm muối hạt đem rang nóng.
  • Cho vào miếng vải sạch, chờ nguội đến nhiệt độ thích hợp và đặt lên bụng.
  • Mỗi lần chườm khoảng 20 phút, thực hiện lặp lại thao tác chườm từ 2 – 3 lần.

Trà hoa cúc

Hoa cúc không chỉ được sử dụng để trang trí không gian vườn nhà mà còn được dùng như một phương thuốc thảo dược chữa nhiều bệnh. Theo một số nghiên cứu cho thấy, hoạt chất tự nhiên có trong hoa cúc có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn gây hại ở đường ruột. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng tốt trong việc làm giảm co thắt cơ trơn ở đại tràng, giảm đau và cải thiện một số vấn đề liên quan ở cơ quan này.

Đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của hoa cúc còn giúp làm lành tổn thương, giảm viêm ở đại tràng. Chúng còn tác động đến hệ thần kinh trung ương giúp người bệnh thư giãn, giảm căng thẳng. Thường xuyên sử dụng trà hoa cúc giúp giảm đau do đại tràng co thắt và tăng tốc độ bình phục bệnh. Hướng dẫn người bệnh pha trà hoa cúc theo 2 cách sau đây:

Trà hoa cúc – cam thảo

  • Lấy 10g hoa cúc trắng khô, 2 muỗng cà phê đường phèn và 10g rễ cam thảo.
  • Đem cam thảo và hoa cúc rửa sạch và cho vào ấm đun sôi với 500ml nước trong khoảng 5 phút.
  • Lọc lấy nước, cho đường phèn vào uống.

Trà hoa cúc mật ong

  • Chuẩn bị 3 – 5 bông hoa cúc khô đem rửa sạch và cho vào cốc nước nóng.
  • Đậy nắp lại và hãm trong khoảng 3 phút, sau đó thêm 1 – 2 muỗng cà phê mật ong.
  • Khuấy đều và uống khi còn ấm.
Một số bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm, hoa cúc có thể gây nôn mửa, kích ứng da hoặc nổi phát ban. Do đó, khi sử dụng dược liệu này người bệnh cần chú ý. Không sử dụng trà hoa cúc với thuốc làm loãng hoặc chống đông máu.

Trà gừng – nghệ

Gừng và nghệ là những vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong y học nhằm điều trị các bệnh viêm nhiễm, viêm hoặc loét đại tràng. Theo một số nghiên cứu, hoạt chất curcumin và một số hoạt chất kháng viêm khác có chứa trong gừng và nghệ có tác dụng đẩy lùi cảm giác buồn nôn, đầy hơi. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, giảm co thắt đại tràng. Thường xuyên uống trà gừng, nghệ giúp giảm đau và khó chịu do co thắt đại tràng gây ra.

Hướng dẫn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nửa cốc nước, nửa thìa bột nghệ, nửa thìa mật ong và 1/8 thìa hạnh nhân, 1/4 thìa gừng.
  • Tất cả nguyên liệu trên vào nồi đun sôi khoảng 10 phút để khuếch tán, không bị vón cục.

Uống trà gừng, nghệ khi còn ấm phát huy tối đa tác dụng giảm đau.

Bạc hà

Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, tinh dầu có trong lá bạc hà có tác dụng làm dịu cơn co thắt đại tràng, giúp giảm đau ngắn hạn. Khi các cơn đau khởi phát, bạn có thể pha một ly trà bạc hà nóng hoặc nhai lá bạc hà để xoa dịu tình trạng này.

Cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Mỗi ngày nhai 2 – 3 lá bạc hà giúp giảm cảm giác đau và khó chịu.
  • Cách 2: Lấy 1 nắm lá bạc hà, đem rửa sạch và cho vào cốc nước sôi. Hãm trong vòng 10 phút và thêm một ít đường phèn hay mật ong vào uống.

Lá ổi

Người bệnh co thắt đại tràng thường xuyên bị đau bụng kèm với tiêu chảy. Lá ổi được coi là vị thuốc hữu hiệu cải thiện tình trạng này nhanh chóng. Hoạt chất flavonoid có trong lá ổi không chỉ giúp kháng khuẩn, giảm viêm mà còn có tác dụng cầm tiêu chảy và giảm đau khá hiệu quả.

Cách dùng lá ổi để giảm đau do co thắt đại tràng như sau:

  • Chuẩn bị 50g búp ổi non rửa sạch.
  • Cho vào nồi, thêm 2 bát con nước và đun kỹ trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ, uống hết trong ngày.

Vận động nhẹ nhàng

Mỗi khi bị những cơn đau co thắt đại tràng hành hạ, bạn thường có thói quen nằm một chỗ nghỉ ngơi chờ cơn đau giảm dần. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, vận động nhẹ nhàng có tác dụng cân bằng hệ thần kinh tự chủ và kích thích nhu động ruột. Từ đó giúp người bệnh giảm đau hiệu quả.

Trong đó, yoga là một trong những bộ môn vận động có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe của hệ tiêu hóa. Hãy lựa chọn động tác yoga phù hợp với tình trạng của cơ thể bạn. Khi đau quặn bụng, bạn hãy thực hiện “Tư thế em bé có vật đỡ”. Tư thế phục hồi nhẹ nhàng này không cần phải chủ động giãn cơ. Động tác cuộn người vào trong có thể kích thích đáp ứng thư giãn cơ thể hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Chống hai tay và đầu gối xuống sàn, ngồi lên hai gót chân.
  • Úp người lên tấm chăn yoga hoặc chồng khăn gập lại.
  • Giữ ở tư thế này 5 phút hoặc hơn.

Lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người co thắt đại tràng

Khi có các triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt thì người bệnh cần phải lập tức đến cơ sở y tế để có những phương pháp điều trị sớm và hiệu quả nhất. Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị kết hợp một số mẹo nhỏ trên, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp nhằm cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Chế độ ăn uống

Do có biểu hiện đa dạng nên chế độ ăn uống dành cho người bệnh viêm đại tràng co thắt cần được cá thể hóa theo từng người bệnh. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả người bệnh, cụ thể:

  • Giảm lượng caffein, tránh dùng đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn…
  • Hạn chế các thực phẩm có khả năng gây đầy hơi, chướng bụng như nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt, nước ngọt…
  • Tránh sử dụng những đồ ăn khó tiêu hóa như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, các món ăn có chứa nhiều đạm…
  • Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch… Bởi theo nghiên cứu, gluten làm tăng mức nhạy cảm của đường ruột, có thể khiến triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Không sử dụng các thực phẩm có tiền sử dị ứng, tránh các thực phẩm có nguy cơ dị ứng như đậu phộng, hải sản…
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa nhu động ruột, hạn chế tình trạng mất cân bằng điện giải do tiêu chảy kéo dài.
  • Ăn đủ bữa, chia nhỏ các bữa trong ngày để làm giảm áp lực tiêu hóa lên đại tràng.
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi.
Thực tế cho thấy, các dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt giảm đi đáng kể khi thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. Với những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh gần như không phải sử dụng thuốc để cải thiện bệnh.

Xây dựng lối sống hợp lý

Một số lưu ý về lối sống của các chuyên gia dành cho người bệnh có thể giúp người bệnh sống chung hòa bình với bệnh co thắt đại tràng:

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, hoạt động thể chất có vai trò điều hòa nhu động ruột, giảm căng thẳng thần kinh. Từ đó, giảm rối loạn chức năng đại tràng và giảm các triệu chứng đáng kể cho người bệnh.
  • Quản lý căng thẳng giúp ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng của đại tràng co thắt. Người bệnh có thể giảm stress bằng cách dùng tinh dầu, nghe nhạc, thiền, tập thở sâu, đọc sách… Tinh thần lạc quan, vui vẻ… giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ nhằm tăng cường sức khỏe tổng thể.

Các mẹo giảm đau do đại tràng co thắt giúp giảm nhanh các triệu chứng đau và khó chịu nhanh chóng. Tuy nhiên, các biện pháp chữa trị này chỉ mang tính điều trị tạm thời. Do đó, để đẩy lùi triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần sử dụng thuốc chữa trị theo đơn kê của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp giữa chế độ ăn uống và tập luyện khoa học giúp bệnh mau khỏi.

Kết hợp các yếu tố kiểm soát giảm triệu chứng đại tràng co thắt

Khi bị đau bụng đại tràng thường kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đi ngoài nhiều lần, nổi các cục cứng trên bụng rất có thể đã mắc Hội chứng ruột kích thích – đại tràng co thắt vì thế khi gặp những biểu hiện đó bạn nên xử trí như sau:

Đau bụng và tiêu chảy: Sử dụng các thuốc tây y cầm tiêu chảy, uống orezol bù nước và điện giải khi tiêu chảy nặng, người mệt mỏi, choáng váng.

Đau bụng kèm táo bón: Uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ rau xanh, hoa quả như chuối, khoai lang, rau mồng tơi kết hợp vận động nhẹ nhàng tăng nhu động ruột giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Đau bụng kèm đi ngoài nhiều lần: Khi đi ngoài nhiều lần sẽ dẫn đến cơ thể mất nước, suy nhược, cần bù nước và điện giải, tránh những thức ăn gây đi ngoài.

Hội chứng ruột kích thích – đại tràng co thắt là bệnh mạn tính, có liên quan nhiều đến yếu tố thần kinh vì thế cần kết hợp nhiều biện pháp dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt để kiểm soát triệu chứng bệnh. Các phương pháp đông y cổ truyền với các dược liệu đã được biết đến từ lâu đời như Hoàng bá, Bạch thược rất phù hợp để điều trị các bệnh mạn tính, dai dẳng như Hội chứng ruột kích thích

Hoàng bá có tác dụng giảm đau bụng đại tràng: Hoạt chất Berberin trong Hoàng Bá có tác dụng diệt khuẩn trong các trường hợp tiêu chảy, đồng thời hợp chất Lacton có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, ức chế hoạt tính gây co thắt co trơn của histamin và Acetylcholin, giúp giảm đau co thắt bụng đại tràng do kích thích thần kinh.

Bạch thược vừa có công dụng ngăn ngừa nguy cơ kích thích thần kinh dẫn đến khởi phát đau, vừa có thể hỗ trợ điều trị triệu chứng Hội chứng ruột kích thích như đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón bằng việc kết hợp các vị thuốc khác.

Các thảo dược này hiện đã được các nhà khoa học Việt Nam bào chế thành TPBVSK Tràng Phục Linh PLUS. Với thành phần gồm các dược liệu quý (Bạch truật, Bạch Phục Linh, Bạch Thược, Hoàng Bá) cùng với hoạt chất ImmuneGamma và 5-HTP, Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng:

  • Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
  • Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
trang-phuc-linh-plus
Tràng Phục Linh PLUS giúp ngăn ngừa tiêu chảy cấp do hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng

Để biết mua sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS ở đâu, mời bạn truy cập ĐIA CHỈ MUA HÀNG

Mời bạn gọi điện thoại tới số 18001506 để được tư vấn miễn phí về hội chứng ruột kích thích – đau đại tràng và sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS.

Cập nhật lúc: 29/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...