Bé bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi?

Tiêu chảy ở trẻ là triệu chứng thường gặp nhưng khiến cha mẹ khá lo lắng. Tiêu chảy nếu không được xử lý kịp thời nó có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sự tăng trưởng của trẻ và thậm chí để lại biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Hiểu được nỗi lo đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những loại thực phẩm bé nên và không nên ăn khi bị tiêu chảy nhé.

Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở bé

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ em không giống người lớn. Tùy thuộc vào tuổi của trẻ, chẳng hạn như ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, các bé đi ngoài từ 2 – 5 lần/ ngày, phân hoa cà hoa cải. Vì vậy, không phải lúc nào trẻ đi ngoài trên 3 lần/ ngày là bé bị tiêu chảy. Những bé trên 6 tháng khi đã ăn dặm, đi ngoài có thể 1 – 3 lần/ ngày.

Bên cạnh đó, trước khi đi tiêu chảy, bé có thể xuất hiện triệu chứng khó chịu ở bụng như đầy bụng, sủi bụng, kém ăn, bỏ ăn hoặc nôn. Để nhận biết trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể quan sát phân của bé với những dấu hiệu sau:

  • Phân lỏng hơn bình thường, loãng hoặc toàn nước
  • Màu sắc phân khác thường, có thể nhầy, tanh.

Cha mẹ cũng nên chú ý đến các triệu chứng mất nước, mất muối  ở trẻ bị tiêu chảy:

  • Trẻ quấy khóc, da nhăn, mắt trũng, thóp lõm
  • Khi mất nước nặng trẻ lơ mơ, hôn mê, không uống được nước, da nhăn tay chân lạnh, thóp lõm.
Khi có các dấu hiệu trên, cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm để kiểm tra đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Nguy hiểm hơn nữa, diễn biến nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy thận cấp, nhiễm trùng huyết, tử vong.

☛ Đọc thêm: Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Bé bị tiêu chảy nên ăn – uống gì?

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ

Tiếp tục cho bé bú mẹ bình thường, có thể tăng số lần bú để giúp bé tránh mất nước. Mẹ cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng để tiết đủ sữa và cung cấp đủ chất dinh dưỡng qua sữa mẹ cho trẻ.

Trẻ dưới 6 tháng ăn sữa công thức

Trẻ dưới 6 tháng tuổi không ăn sữa mẹ, ăn sữa công thức thì tiếp tục cho bé sử dụng tiếp sữa bột trẻ vẫn ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý cho bé ăn ít một và chia thành nhiều bữa trong ngày, nên cho bé ăn ít nhất 3 giờ/ lần. Có thể pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước).

Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ tiếp tục ăn dặm, nếu trẻ trên 2 tuổi, ăn theo chế độ bình thường của người lớn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm cho bé một số nhóm thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn hằng ngày:

Bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa

  • Nếu trẻ còn bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú mẹ và bổ sung thêm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm,….
  • Các món ăn nên chế biến dưới dạng soup, cháo mềm, thịt nên bằm nhỏ hoặc nấu cơm mềm, nát.
  • Thức ăn nên được chế biến kĩ, đảm bảo vệ sinh, nên ăn ngay sau khi nấu, thực phẩm chế biến nên tươi. Nếu bắt buộc cho trẻ bị đi ngoài ăn những thức ăn đã nấu sẵn, mẹ cần phải đun lại thật kĩ trước khi cho bé ăn.

Bổ sung nước

Với những bé đang bị tiêu chảy thì bù nước vẫn là ưu tiên số một. Sau mỗi lần trẻ đi ngoài, mẹ cần cho bé uống bù nước ngay, có thể cho trẻ uống nước dừa, nước cháo loãng.

Ngoài ra, mẹ có thể bù nước và các chất điện giải cho trẻ bằng Oresol. Mẹ cần lưu ý pha hỗn hợp Oresol theo đúng chỉ dẫn về tỷ lệ nước và cho uống dần dần. Nếu không mua được Oresol, có thể thay pha một thìa cà phê (loại 5 cc) muối và 8 thìa cà phê đường cát trong 1 lít nước. Trường hợp trẻ dùng sữa bò mà triệu chứng tiêu chảy tăng lên thì thay bằng sữa không có lactoza như (Isomil, olac).

Bổ sung trái cây tươi

Phụ huynh có thể bổ sung thêm trái cây tươi cho trẻ như các loại quả chín hoặc các loại nước ép nguyên chất: chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali đã mất.

Bổ sung sữa chua

Sữa chua giúp cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng giúp hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa của bé. Với trẻ bị tiêu chảy, sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn ở ruột, và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý chọn lựa sữa chua ít đường hoặc không đường cho bé và nên cho bé ăn mức vừa phải, không nên cho bé ăn quá nhiều.

Những thực phẩm nên tránh khi bé bị tiêu chảy

Bên cạnh việc bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ các món ăn có lợi cho tiêu hóa, mẹ cũng cần lưu ý những thức loại thực phẩm nên tránh khi bé bị đi ngoài dưới đây:

Thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng

  • Khi trẻ bị tiêu chảy, hệ tiêu hoá đang bị suy giảm chức năng, bé cần tránh ăn quá các loại thực phẩm nhiều chất xơ có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy chướng bụng: tinh bột nguyên hạt, bột yến mạch và ngũ cốc, bông cải xanh…
  • Tránh một số loại trái cây có thể làm tăng triệu chứng đầy hơi khó tiêu và tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng hơn: táo, lê, mận, đào.
  • Một số loại rau xanh như súp lơ, bắp cải, đậu… khi bị tiêu chảy nên tránh bởi nó dễ gây đầy hơi, khó tiêu

Thực phẩm có đường và chất ngọt nhân tạo

Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, nước giải khát công nghiệp có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bé trầm trọng hơn do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột.

Đồ ăn chứa nhiều chất béo

Bé đang bị đi ngoài cần kiêng đồ dầu mỡ, chiên xào bởi những loại đồ ăn này tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, gây nên hiện tượng khó tiêu, đi ngoài phân sống ở trẻ. Đặc biệt có thể khiến triệu chứng tiêu chảy ở bé thêm nặng hơn.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

Bên cạnh việc chú ý các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh với trẻ đang bị đi ngoài, cha mẹ cũng cần ghi nhớ một số nguyên tắc quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ như sau:

  • Luôn nhớ bù nước tránh để trẻ mất nước. Với những bé đang còn bú mẹ, mẹ nên tích cực cho bú để giúp bé bù nước.
  • Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé: tinh bột, protein, khoáng chất thông qua các loại thực phẩm phù hợp, không bắt trẻ kiêng khem quá mức dễ gây thiếu chất ở trẻ.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh nhồi nhét bắt trẻ ăn quá no trong một bữa.
  • Các món ăn nên đa dạng, ninh mềm, nấu nhừ để trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa.
  • Khi thấy bé đỡ tiêu chảy, có thể chuyển về chế độ ăn bình thường.
Nếu thấy trẻ có hiện tượng mất nước nghiêm trọng, nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và có phương pháp điều trị cụ thể.

☛  Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ

Bác sĩ luôn khuyến cáo, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng tránh trẻ bị tiêu chảy,  các bậc phụ huynh nên chú ý:

  • Các mẹ luôn ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là trong 6 tháng đầu đời bởi sữa mẹ rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ thật sạch sẽ nhất là sau khi chơi đùa, trước và sau khi ăn.
  • Vệ sinh đồ chơi, các đồ dụng dụng cụ trong nhà sạch sẽ
  • Sử dụng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc.
  • Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
  • Khi chế biến thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh các dụng cụ nhà bếp, bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được tráng qua nước đun sôi trước bữa ăn.
  • Cho trẻ ăn uống khoa học, hợp lý, đảm bảo vệ sinh đúng cách cũng chính là phương pháp điều trị trẻ bị tiêu chảy hiệu quả nhất.
  • Cho trẻ tiêm phòng sởi và nhỏ Rotavirus đầy đủ. Theo khuyến cáo, tiêm vắc xin sởi có thể phòng ngừa được 25% tử vong liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.

Mong rằng với những thông tin đầy đủ bên trên đã giúp bố mẹ biết cách chăm sóc và ngừa tiêu chảy ở trẻ. Nếu còn thắc mắc gì phụ huynh có thể gọi đến số tư vấn miễn cước 1800 1506 để được tư vấn kĩ hơn nhé.

Nguồn tham khảo:

http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/tre-an-gi-khi-bi-tieu-chay-.html

 

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...