Bị viêm đại tràng - nên hay không nên ăn chuối?

Rất nhiều người có chung thắc mắc “bị viêm đại tràng có nên ăn chuối hay không?”. Một số người cho rằng, trong chuối có chứa đường sẽ gây viêm. Đồng thời, đường là tác nhân nuôi dưỡng nấm candida, ký sinh trùng và vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Vậy thực hư vấn đề này là thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

bi-viem-dai-trang-an-chuoi-duoc-khong

1. Chuối và lợi ích với sức khỏe

Vào đầu thế kỷ 20, lần đầu tiên chuối được Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ công nhận danh hiệu “Siêu thực phẩm”. Dù câu chuyện xung quanh lợi ích và tác hại của chuối có nhiều ý kiến trái chiều, chúng ta không thể phủ nhận rằng chuối rất bổ dưỡng với nhiều thành phần tự nhiên gồm:

  • Vitamin B6
  • Chất xơ
  • Kali
  • Magie
  • Vitamin C
  • Mangan

Một quả chuối chín cung cấp khoảng 110 calo, 1 gam protein, 28 gam carbohydrate, 15 gam đường (tự nhiên), 3 gam chất xơ, 450 mg kali và đặc biệt không chứa chất béo.

Quá trình chín của chuối sẽ thay đổi vỏ từ dày, cứng sang mỏng, mềm hơn với màu sắc chuyển từ xanh sang vàng, xuất hiện các đốm nâu nổi lên. Để có hương vị ngon nhất, bạn nên ăn chuối có màu vàng với một vài đốm nâu. Nếu để chuối quá chín, vỏ chuối chuyển sang màu nâu đen và phần cùi bên trong bắt đầu lên men và nhũn hơn sẽ mất đi vị ngọt.

loi-ich-cua-chuoi

Danh hiệu “Siêu thực phẩm” mà chuối nhận được xuất phát từ chính lợi ích mà nó đem lại cho sức khỏe con người. Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, chuối còn đem lại tác dụng giảm cân và lợi ích trên hệ tim mạch, cụ thể như sau:

Lợi ích tim mạch

Chuối cung cấp kali, một chất quan trọng giúp tế bào thần kinh truyền tín hiệu trơn tru đến tim, dẫn đến hoạt động co bóp của tim diễn ra đều đặn, không gặp bất kỳ vấn đề nào. Ngoài ra, kali cũng là chất cần thiết để duy trì sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống quá ít kali và quá nhiều natri có thể dẫn đến huyết áp cao, tổn thương mạch máu. Vì thế mà chuối, một thực phẩm giàu kali, chất xơ và ít natri, là thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Tăng cường sức khỏe tiêu hóa

Chuối thường có mặt trong chế độ ăn dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy, hoặc những người cần chế độ ăn nhạt, dễ tiêu sau khi bị bệnh dạ dày. Không chỉ dễ ăn, chuối còn giúp bổ sung chất điện giải như kali bị mất đi do tiêu chảy hoặc nôn mửa. Không những thế, chuối có chứa tinh bột kháng (loại tinh bột không tiêu hóa trong ruột non) giúp hỗ trợ chữa lành đường ruột.

2. Người bị viêm đại tràng có nên ăn chuối không?

Chuối có chứa tinh bột kháng, một loại carbohydrate “chống lại” quá trình tiêu hóa trong ruột non. Nó được hấp thụ từ từ và không làm tăng cao lượng đường trong máu. Tinh bột đóng vai trò là thức ăn cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Các vi sinh vật phân hủy và lên men tinh bột khi nó đi vào ruột già, tạo ra các acid béo chuỗi ngắn đóng vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh mãn tính, bao gồm rối loạn tiêu hóa. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra khả năng sử dụng tinh bột kháng tạo acid béo chuỗi ngắn trong điều trị viêm đại tràng, bệnh Crohn và các triệu chứng như tiêu chảy. Tinh bột kháng có nhiều trong chuối, đặc biệt là chuối xanh.

Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột cho bệnh nhân viêm đại tràng, như chúng tôi đã đề cập ở trên, chuối còn cung cấp kali, bù mất điện giải do tiêu chảy. Vì vậy, chuối còn giúp làm giảm sự nghiêm trọng do triệu chứng của viêm đại tràng gây ra.

Từ các lý do trên, chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng, người bị viêm đại tràng hoàn toàn có thể ăn chuối.

Bạn nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?

nen-an-bao-nhieu-chuoi

Chuối có lợi cho người bị viêm đại tràng như vậy, bạn nghĩ mình nên ăn càng nhiều càng tốt? Bất kỳ điều gì, nhiều quá mức cho phép có thể gây phản tác dụng mong muốn. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn 2 – 3 quả chuối mỗi ngày. Bạn có thể ăn tráng miệng sau bữa chính hoặc ăn vào các bữa phụ trong ngày.

Những món ăn bổ dưỡng với chuối

Bạn có thể ăn ngay, nhưng cũng có thể bắt tay vào chế biến chuối cùng với một số nguyên liệu để tạo nên những món ăn phù hợp khác.

  • Salad trái cây: Thêm chuối đã cắt lát cùng một số loại rau củ khác như cà chua, kiwi, cam, dưa chuột, một chút nước chanh hoặc giấm táo rồi trộn đều.
  • Bánh mì chuối nướng: Có rất nhiều công thức làm bánh mì chuối nướng ngon miệng mà không ngán. Chuối có vị ngọt tự nhiên nên bạn có thể giảm lượng đường trong công thức chế biến.
  • Hoa quả dầm: Đây là món ăn tuyệt vời dành cho mùa hè. Bạn chỉ cần chuẩn bị chuối, một số loại trái cây ưa thích khác và sữa chua, sau đó trộn đều với nhau là có thể ăn ngay.
  • Kem chuối: Cho chuối vào máy xay nhuyễn, thêm nước cốt dừa, sữa chua vào xay tiếp. Đổ ra khuôn làm kem và để ngăn đá tủ lạnh. Sau khoảng 6 tiếng bạn có thể lấy ra thưởng thức.

Thay đổi một chút cách chế biến sẽ tạo nên những hương vị thơm ngon, dễ ăn mà không bị chán do ăn quá nhiều chuối. Ngoài ra, còn có nhiều loại trái cây tốt cho người viêm đại tràng sẽ được chúng tôi trình bày ở phần sau.

3. Những loại trái cây bổ dưỡng hàng đầu dành cho người bị viêm đại tràng

Bạn nên chọn các loại trái cây có khả năng làm giảm triệu chứng của viêm đại tràng như chứng đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu…

Lựu

Chế độ ăn kiêng sử dụng quả mọng như lựu được nghiên cứu rằng có nhiều lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân viêm đại tràng. Các nhà khoa học Ấn Độ và Mỹ đã nghiên cứu trên chuột cho thấy, chất chuyển hóa polyphenol trong lựu giúp bảo vệ và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm đại tràng.

Táo

tao

Táo có chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác có khả năng cải thiện tình trạng viêm đại tràng do các gốc tự do gây ra.

Đu đủ

Theo dân gian, đu đủ có khả năng giảm táo bón, đầy hơi. Ngoài ra, đu đủ còn giúp tăng cường tiêu hóa protein nhờ chứa enzym papain.

Ổi

Ổi là loại trái cây quen thuộc có khả năng cầm tiêu chảy tốt. Ngoài ra, ăn ổi còn cung cấp các chất chống oxy hóa, vitamin giúp tăng sức khỏe đường ruột.

Nho

Nho có nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể như vitamin C, K, riboflavin, kali… có lợi cho cơ thể, làm giảm tình trạng viêm mạn tính.

Quả bơ

Bơ là loại quả được đánh giá cao vì có giá trị dinh dưỡng lớn. Đối với bệnh nhân viêm đại tràng, tình trạng thiếu chất dinh dưỡng thường xuyên xảy ra. Do đó, bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như bơ là điều thực sự cần thiết.

Đặc biệt, bơ có chứa hàm lượng kali cao hơn so với chuối. Ngoài ra, một số thành phần dinh dưỡng khác trong bơ như vitamin B, C, E, K, magie, mangan, protein, chất xơ, chất béo tốt.

4. Chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh nhân viêm đại tràng

Sống chung với bệnh viêm đại tràng thật không dễ dàng khi nó gây biết bao phiền toái cho bạn. Các triệu chứng như đau quặn bụng, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy kéo đến bất chợt và thường xuyên ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Mặc dù chế độ ăn không thể chữa trị dứt điểm bệnh viêm đại tràng, nhưng nó hoàn toàn có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh. Điều bạn cần làm là cân bằng được giữa việc sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng cần thiết và tránh những thực phẩm gây triệu chứng bệnh.

Chuẩn bị thực phẩm và lập kế hoạch bữa ăn

Mặc dù không có một quy chuẩn nhất định về cách lập kế hoạch cho bữa ăn, nhưng những mẹo sau đây sẽ giúp bạn có chế độ dinh dưỡng hàng ngày tốt hơn:

  • Ăn bốn đến sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày.
  • Uống đủ nước: Bạn cần giữ cho nước tiểu của mình có màu vàng nhạt đến trong. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép cà chua hoặc nước bổ sung điện giải đều được.
  • Khi uống nước cần uống từ từ, không nên dùng ống hút để tránh nuốt phải bong bóng khí gây đầy hơi.
  • Chuẩn bị trước các bữa ăn và luôn dự trữ sẵn một phần thực phẩm bạn có thể ăn bất kỳ lúc nào đói.
  • Chế biến các món ăn đơn giản như luộc, hấp hoặc nướng.
  • Bạn nên ghi nhật ký thực phẩm để theo dõi những gì bạn đã ăn và phản ứng của cơ thể khi ăn những thức ăn đó. Nếu khi ăn gây khó chịu hoặc làm nặng hơn các triệu chứng, bạn sẽ không ăn chúng vào những lần sau.

Những thực phẩm làm bùng phát cơn đau viêm đại tràng

che-do-an-khong-lanh-manh

Bạn cần xác định những thực phẩm làm nghiêm trọng hơn triệu chứng của viêm đại tràng. Trong đó, một số thực phẩm dưới đây bạn nên tránh:

  • Thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan gây khó tiêu hóa: các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Lactose: Đường có trong sữa, phomat.
  • Kẹo cao su không đường, kẹo, một số loại trái cây như lê, đào, mận khô có chứa đường sorbitol, mannitol cần tránh sử dụng.
  • Bánh ngọt, kẹo, nước trái cây.
  • Thực phẩm giàu chất béo như bơ thực vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ.
  • Đồ uống có cồn và cafein: bia, rượu, soda, cà phê.
  • Thực phẩm cay: ớt, gừng, tiêu, các gia vị có tính “nóng”.

☛ Xem chi tiết: Hiểu đúng về lợi ích của sữa chua với bệnh viêm đại tràng

Những thực phẩm dễ tiêu hóa dành cho bệnh nhân viêm đại tràng

Một số loại thực phẩm sau đây giúp bạn dễ tiêu hóa và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể:

  • Trái cây ít chất xơ như chuối, dưa đỏ, trái cây nấu chín.
  • Protein nạc: cá, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, đậu nành, đậu phụ.
  • Ngũ cốc tinh chế: khoai tây, bánh mì không chứa gluten, mì ống trắng, gạo trắng, bột yến mạch.
  • Các loại rau như măng tây, dưa khoai tây, bí, dưa chuột.
  • Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng: Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về những chất bổ sung cần thiết với nhu cầu dinh dưỡng của bạn.

☛ Xem thêm: Khoai lang – nên ăn hay không khi bị viêm đại tràng?

Video chế độ ăn cho người bị viêm đại tràng

5. Chăm sóc viêm đại tràng không còn là nỗi lo của bạn

Ngoài việc thực hiện chế độ ăn kiêng thích hợp, bạn nên dùng kết hợp với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tràng Phục Linh PLUS để nâng cao hiệu quả bảo vệ niêm mạc đại tràng và tăng sức đề kháng đường ruột.

Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) là phiên bản ĐẶC BIỆT của Tràng Phục Linh. Không chỉ chứa bạch truật, bạch phục linh, ImmuneGamma, Tràng Phục Linh PLUS còn chứa vị thuốc hoàng bá, bạch thược và 5-HTP, giúp giảm nhanh các triệu chứng kích thích gây co thắt đại tràng, hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.

plus-min

Sản phẩm thích hợp sử dụng cho các đối tượng:

  • Người mắc bệnh viêm đại tràng lâu năm đã chữa trị nhiều nơi nhưng không cải thiện được triệu chứng bệnh.
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích và thường gặp triệu chứng đau bụng, đau bụng quặn, táo bón, tiêu chảy.
  • Sản phẩm an toàn lành tính, sử dụng được cho nhiều đối tượng, bao gồm cả phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em trên 2 tuổi.

– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng), xem TẠI ĐÂY

Trên đây là các thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi bị viêm đại tràng có nên ăn chuối hay không. Hi vọng với thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và có thể lên danh sách các thực phẩm, chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân.

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện thoại đến tổng đài tư vấn 1800.1506 (miễn phí cước gọi) để được các chuyên gia tư vấn của chúng tôi giải đáp kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/food-features/bananas/
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28991769/
Cập nhật lúc: 29/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...