Hiện tượng bụng sôi xì hơi nhiều đi ngoài là dấu hiệu bệnh gì?

Sôi bụng đi ngoài là vấn đề đường ruột thông thường mà ai cũng có thể mắc phải. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu phản ánh một bệnh lý tiêu hóa nào đó mà bạn cần chú ý.  Để hiểu rõ sôi sôi bụng đi ngoài là bệnh gì và cần xử lý ra sao các bạn có thể tham khảo thông tin bài viết dưới đây.

Sôi bụng, xì hơi đi ngoài – những nguyên nhân thường gặp

Sôi bụng, xì hơi là một hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường mà ai cũng dễ gặp phải.  Nó sinh ra đa phần là do những nguyên nhân như:

Do tâm lý

Theo nhiều nghiên cứu, giữa não bộ và đường ruột có mối quan hệ mật thiết với nhau, chính vì thế tâm lý mệt mỏi, bất ổn, lo âu sẽ gây ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột. Do đó, hệ vi sinh đường ruột được coi như bộ não thứ 2 của con người. Từ đó lý giải vì sao mỗi lần lo lắng, căng thẳng, bạn thường có cảm giác muốn đi vệ sinh, bồn chồn ở bụng. Bạn muốn đường ruột khỏe mạnh, hãy điều chỉnh não bộ, thư giãn thoải mái nhiều hơn nhé.

Chế độ ăn uống

Những thói quen ăn uống không khoa học, lành mạnh:

  • Ăn quá no
  • Hay ăn khuya trước khi đi ngủ
  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, cà phê

Đều gây ra hiện tượng khó tiêu, chướng bụng, ứ hơi, bí khí trong ruột, dẫn đến khó tiêu, sôi bụng, chướng bụng hoặc đi ngoài nhiều lần. Thực phẩm không được vệ sinh hay sử dụng quá nhiều chất bảo quản hoặc bảo quản không đúng cách, hư hỏng có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm dẫn đến bị sôi bụng tiêu chảy.

Ngoài ra, thực đơn chứa nhiều món ăn mặn, chiên xào hay ngọt, ngũ cốc  cũng là nguyên nhân khiến bụng bị sôi bởi chúng chứa nhiều đường, muối. Chính vì thế, để loại bỏ hiện tượng sôi bụng, đi ngoài tiêu chảy người bệnh cần căn chỉnh lại chế độ ăn uống cho khoa học và lành mạnh.

Nhiễm khuẩn

Các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng:  Salmonella, Shigella, Giardia Lamblia, Entamoeba Histolytica…từ chế độ ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bị nấm mốc, ôi thiu, nguồn nước bị ô nhiễm, uống quá nhiều đồ uống kích thích  xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa là một trong những nguyên nhân chính gây sôi bụng xì hơi tiêu chảy. Đặc biệt virus Rotavirus là loại virus thường gây tiêu chảy do các lợi khuẩn đường ruột bị triệt tiêu gây mất cân bằng đường ruột.

Do tác dụng phụ của thuốc

Trong hệ tiêu hóa tồn tại vi khuẩn với rất nhiều chủng khác nhau, trong đó có vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Quá trình tồn tại, nhóm vi khuẩn có lợi nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ kiềm chế không cho nhóm vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh. Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh kéo dài, hoặc một số loại thuốc không hợp, một số chủng vi khuẩn có lợi sẽ bị ảnh hưởng, các vi khuẩn có hại lại ít bị ảnh hưởng. Chính vì thế gây ra tình trạng sôi bụng- tiêu chảy do hệ tiêu hóa đường ruột rối loạn.

Bụng sôi, xì hơi nhiều đi ngoài là bệnh gì?

Trong một số trường hợp, tình trạng sôi bụng kèm theo một số triệu chứng khác có thể báo hiệu bạn mắc một số bệnh về đường tiêu hóa. Dưới đây là một số căn bệnh có thể liên quan đến triệu chứng sôi bụng đi ngoài:

Bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày là bệnh lý thường gặp khi người bệnh có thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và lành mạnh khiến gây ra những biểu hiện:

  • Có các cơn sôi bụng ùng ục
  • Đau bụng xuất hiện nhiều hơn khi đói
  • Sôi bụng, xì hơi kèm theo đi ngoài

Bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh thường có nguy cơ xảy ra ở những đối tượng:

  • Sử dụng thuốc  tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ
  • Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài khiến rối loạn khuẩn ruột
  • Những người có chế độ ăn uống không lành mạnh

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh viêm đại tràng thường gặp:

  • Chướng bụng đầy hơi, bụng ì ạch, sôi bụng, khó tiêu
  • Xuất hiện các cơn đau dọc theo khung đại tràng
  • Cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán và không hợp vệ sinh
  • Đi ngoài xong cơn đau sẽ giảm
  • Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon và dần dần sụt cân

Bệnh viêm đại tràng co thắt

Bệnh viêm đại tràng co thắt hay còn được gọi với tên: Hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng suy giảm chức năng của đại tràng gây ra những biểu hiện:

  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Rối loạn đi cầu: Lúc phân lỏng nát, lúc phân rắn
  • Đau bụng
  • Bụng sôi, đầy hơi, xì hơi

Những triệu chứng có thể tăng lên khi người bênh có chế độ ăn uống không hợp lý, khoa học và stress, căng thẳng

Rối loạn tiêu hóa

Sôi bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân có thể do dị ứng thức ăn, sử dụng những thức ăn không hợp vệ sinh, không đúng cách gây ra tình trạng đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện của bệnh gồm có:

  • Đau bụng, đau dạ dày.
  • Rối loạn tiểu tiện và đại tiện.
  • Bụng sôi ùng ục theo từng cơn.
  • Các cơn đau có thể dữ dội ở vùng bụng và lan ra các vùng xung quanh.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số triệu chứng như: Chướng bụng đầy hơi, khó chịu ở bụng.

Phương pháp xử lý bụng sôi, xì hơi đi ngoài nhiều

Sôi bụng tiêu chảy tưởng chừng triệu chứng đơn giản tuy nhiên với những người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém thì rất dễ dẫn tới mất nước, cơ thể suy nhược. Chính vì vậy cần có biện pháp nhanh chóng khắc phục xử lý. Có nhiều biện pháp khắc phục đẩy lùi sôi bụng tiêu chảy dưới đây người bệnh có thể tham khảo:

Sử dụng phương pháp dân gian

Khắc phục xử lý sôi bụng tiêu chảy bằng các phương pháp dân gian khá an toàn, lành tính mà hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý phương pháp này chỉ mang tính chất kiểm soát tạm thời, không có tác dụng chữa sôi bụng do bệnh lý.

☛ Xem chi tiết: Tổng hợp 13 cách chữa sôi bụng đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Gừng tươi giúp cải thiện chứng sôi bụng

Trong gừng có các thành phần dược chất: Zingeron, zingerola, shogaola… Tác dụng của những hoạt chất này là giảm đau, chống viêm rất tốt. Ngoài ra, củ gừng còn giúp tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa từ đó có tác dụng như một vị thuốc giúp trị táo bón, khó tiêu, sôi bụng.

Có 2 cách sử dụng gừng điều trị chứng bụng sôi, xì hơi, đi ngoài:

Cách 1:

  • Gừng tươi rửa sach, thái lấy 1 vài lát đập dập
  • Cho vào cốc, chế thêm nước vừa đun sôi và đậy nắp lại
  • Cho thêm 1 vài lá bạc hà hoặc 1-2 giọt dầu bạc hà
  • Sau đó uống từng ngụm khi còn nóng vào buổi sáng

Cách 2:

  • Gừng tươi rửa sạch, thái 1 vài lát đập dập
  • Cho vào cốc và chế nước đun sôi, đậy nắp lại
  • Khi uống có thể thêm 1 thìa cafe mật ong + 2 thìa cafe nước cốt chanh
  • Khuấy đều lên và uống vào buổi sáng

Sử dụng quế

Trong y học cổ truyền, quế được coi như vị thuốc quý có tác dụng đào thải các khí thừa trong dạ dày, ruột giúp giảm cảm giác chướng, sôi bụng, đầy hơi. Ngoài ra, quế được sử dụng nhiều trong pha trà, nước uống và gia vị trong các món ăn

Cách sử dụng quế giúp cải thiện sôi bụng, xì hơi nhiều đi ngoài:

Cách 1:

  • Sử dụng 1/2 thìa cà phê bột quế
  • Pha cùng 250ml nước đun sôi
  • Khuấy đều cho tan hết và để lắng lại, chắt lấy nước cốt uống
  • Nên uống sau bữa ăn 30-1 giờ

Cách 2:

  • 1/2 thìa cà phê bột quế
  • Pha cùng 250ml sữa ấm
  • Cũng khuấy đều cho hòa tan và để lắng, chắt lấy nước uống

Massage

Cách thực hiện massage giúp giảm sôi bụng, xì hơi đi ngoài bằng cách:

  • Đặt nhẹ lòng bàn tay lên bụng, nhẹ nhàng xoa theo chiều kim đồng hồ
  • Xoa tại vị trí giữa rốn, sau đó mở rộng dần ra xung quanh vùng bụng dưới
  • Thực hiện cho đến khi chứng sôi bụng, ợ hơi biến mất
  • Thực hiện trong 2-5 phút. Trong quá trình thực hiện nhớ giữ hơi thở điều hòa.
  • Để tăng tính hiệu quả nhất, bạn có thể kết hợp xoa với dầu nóng

Chườm nóng

Ngoài việc sử dụng tía tô, gừng tươi, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm nóng để loại bỏ tình trạng đầy hơi sôi bụng.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy nước gạo rang ấm hoặc nước ấm đổ vào túi chườm chuyên dụng hoặc chai thủy tinh
  • Nhẹ nhàng chườm lên vùng bụng và khu vực quanh rốn, lăn đi lăn lại
  • Thực hiện mỗi lần khoảng 5-10 phút, bạn sẽ thấy cảm giác sôi bụng đầy hơi thuyên giảm rõ rệt.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

  • Khi bị sôi bụng, xì hơi tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nước gây ra triệu chứng mệt mỏi, uể oải, tinh thần suy kiệt.  Chính vì thế việc bổ sung nước là điều rất cần thiết để tránh tình trạng mất nước. Bạn có thể bổ sung: Nước lọc, nước trái cây, chất điện giải cho cơ thể.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh để cơ thể bị suy nhược: Cháo, các loại cà rốt, khoai tây, thịt gà, sen, lá mơ lông…
  • Tăng cường những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và những loại trái cây, sữa chua
  • Không sử dụng những loại thực phẩm  có nhiều chất béo, đồ uống có cồn
  • Không sử dụng những loại thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Nói không với rau sống, tiết canh, gỏi, nem chua, mắm tôm… Bởi những món ăn này sẽ khiến tiêu chảy “đeo bám dai dẳng”. Hơn nữa, chúng còn có thể đưa thêm vào cơ thể các loại sán, ký sinh trùng gây bệnh.

Bổ sung nước và điện giải

Khi bị sôi bụng, tiêu chảy cơ thể mất khá nhiều nước chính vì thế, người bệnh nên bổ sung luôn nước và nước điện giải bằng cách cho uống dung dịch Oresol. 1 gói Oresol pha với 1 lít nước sôi để nguội, tùy vào mức độ tiêu chảy mà số lượng oresol sử dụng cũng khác nhau.

Ngoài ra có thể thay thế oresol bằng viên Hydrite, cho 1 viên vào 200ml nước uống mỗi ngày. Biện pháp này giúp tránh được các rối loạn do mất nước và bổ sung nước, điện giải đã mất nhanh chóng.

Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy

Khi sôi bụng, tiêu chảy có thể sử dụng một số thuốc dưới đây theo kê đơn hoặc tư vấn của bác sĩ:

Thuốc uống Loperamid:

Lưu ý:

  • Không dùng loại dung dịch cho trẻ dưới 2 tuổi, loại viên cho trẻ dưới 8 tuổi.
  • Không sử dụng cho người suy gan và phụ nữ mang thai.

Các loại thuốc khác như:

  • Diphenoxylate
  • Thuốc dẫn xuất từ nấm men và vi khuẩn
  • Thuốc berberin
  • Thuốc kháng tiết ở ruột non.

Chú ý:

  • Trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo và nghe tư vấn của bác sĩ
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc nhất là thuốc cầm tiêu chảy khi cơ thể đang cần thải hết virus và độc tố gây bệnh ra ngoài. Nếu phân không được tống xuất ra ngoài sẽ gây đầy hơi, trướng bụng, viêm ruột, tắc ruột thậm chí dẫn đến tử vong.

☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy kéo dài – Nguyên nhân, cách điều trị

Sôi bụng đi ngoài khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thông thường sôi bụng đi ngoài  chỉ 1-2 ngày là khỏi, nhưng với những trường hợp diễn biến nặng, triệu chứng nặng kéo dài thì nên đi khám bác sĩ:

  • Bị sôi bụng, đi ngoài trên 3 ngày mà chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đau bụng dữ dội, kèm buồn nôn.
  • Đi ngoài hơn 10 lần/ ngày, phân có chất nhầy hoặc màu đen.
  • Người bệnh có dấu hiệu mất nước, người xanh xao mệt mỏi, moi khô và uống nước không vào.
  • Sôi bụng, đi ngoài kèm sốt cao trên 38 độ.

Một số biện pháp phòng ngừa sôi bụng tiêu chảy

Bụng sôi, xì hơi đi ngoài nhiều thường xuất hiện ở những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt, sức đề kháng đường ruột, dạ dày yếu. Vì vậy ta có thể phòng ngừa sôi bụng, xì hơi đi ngoài bằng bằng các cách dưới đây:

  • Thực hiện nghiêm chỉnh: Ăn chín, uống sôi, không ăn những loại thực phẩm như gỏi, tái, rau sống, tiết canh…
  • Đậy kín thức ăn, tránh ruồi nhặng , tránh các đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu.
  • Hạn chế tối đa sử dụng bia rượu, thức uống có cồn và những thực phẩm lên men.
  • Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, nâng cao sức khỏe.
  • Vệ sinh cá nhân, tay chân sạch sẽ trước và sau khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.

Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS

Trên đây là những thông tin về bụng sôi, xì hơi nhiều kèm đi ngoài. Ngoài những phương pháp điều trị và phòng ngừa bụng sôi, đi ngoài nhiều lần như trên,để giúp hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa cũng như giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: Đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Người bệnh nên sử dụng Tràng Phục Linh PLUS- sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp ổn định thần kinh đại tràng nhờ 5-HTP trong thành phần, tăng cường chức năng tiêu hóa, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng của bệnh mà không lo tác dụng phụ.

 

Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa: 4 thành phần thảo dược tự nhiên, 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ:

  • Cao Bạch Truật ……………..200mg
  • Cao Bạch Phục Linh ………..50mg
  • Cao Bạch Thược …………..50mg
  • Cao Hoàng Bá ………………50mg
  • 5-HTP …………………………3mg
  • ImmuneGamma ……………..100mg

Sản phẩm có tác dụng nổi bật:

  • Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng
  • Giảm đau bụng quặn thắt
  • Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát

Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm dành riêng cho người bệnh đại tràng kích thích, được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi, rất dễ sử dụng, giúp người bệnh điều trị bệnh tốt hơn.

Để tìm mua Tràng Phục Linh PLUS, bạn có thể xem TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Cập nhật lúc: 29/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...