Hội chứng ruột kích thích cần lưu ý những gì?

Hội chứng ruột kích thích – đại tràng co thắt là một rối loạn chức năng đại tràng thường gặp. Vậy những ai hay mắc hội chứng này, phụ nữ mang thai hoặc đến chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng bởi các triệu chứng của bệnh hay không?… Mời bạn đọc bài viết để được giải đáp các thắc mắc và có cái nhìn bao quát về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS) còn có tên gọi khác như đại tràng kích thích, đại tràng thần kinh, đại tràng co thắt… là một rối loan chức năng ruột mạn tính bao gồm các tiêu chuẩn sau:

  • Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, cảm giác nặng bụng, dễ chịu hơn sau khi đi đại tiện
  • Rối loạn đại tiện: Nhiều hơn 3 lần trong 1 ngày hoặc ít hơn 3 lần trong 1 tuần
  • Rối loạn tính chất phân: phân lỏng hoặc táo bón hoặc xen kẽ những đợt phân lỏng, táo bón và bình thường, lặp đi lặp lại nhiều lần. Phân có nhầy mũi, nhưng không có máu
  • Lúc đại tiện không bình thường, phải rặn nhiều, phải chạy vội vào toilet, hoặc cảm giác đi chưa hết phân
  • Trên nội soi đại tràng không có tổn thương niêm mạc

Hội chứng ruột kích thích – IBS

Vì hội chứng này không gây tổn thương thực thể, lại dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác, đặc biệt là viêm đại tràng mạn tính, nên khi có các dấu hiệu cảnh báo trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để biết chính xác có đang mắc hội chứng ruột kích thích không.

Đau bụng ở vị trí nào là bệnh đại tràng co thắt?

Ổ bụng được chia thành nhiều khu vực

  • Thượng vị
  • Hạ sườn trái
  • Hạ sườn phải
  • Mạn sườn trái (vùng mạng mỡ trái)
  • Mạn sườn phải (vùng mạng mỡ phải)
  • Vùng rốn
  • Hố chậu trái
  • Hố chậu phải
  • Hạ vị
phan-khu-o-bung

Hình ảnh các khu vực trong ổ bụng

Đau bụng do đại tràng co thắt: là cơn đau quặn do đại tràng tăng nhạy cảm và bị kích thích quá mức, đau có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào của đại tràng, có khi thấy nổi các u dọc theo khung đại tràng.

vi-tri-cua-dai-trang-trong-o-bung

Mô tả đại tràng trong ổ bụng

Nhìn chung, vị trí và tính chất đau tùy thuộc vào cơ địa từng người, nhưng cơn đau bụng do ruột kích thích thường có đặc điểm sau:

  • Đau chủ yếu ở xung quanh rốn: khu vực 2 bên hạ sườn và 2 bên mạn sườn
  • Đau âm ỉ kèm theo cảm giác mót đại tiện
  • Sau đi cầu cảm giác bớt đau hơn nhưng lại muốn đi cầu nữa đặc biệt là sau khi ăn, uống sữa, đồ ăn cay nóng, uống rượu bia, cafe,…, có thể kèm tiêu chảy, táo bón, đầy bụng chướng hơi nhiều hơn

Vị trí đau có thể là gợi ý ban đầu nhận biết bệnh, tuy nhiên để biết chính xác có phải nguyên nhân đau do hội chứng ruột dễ kích thích hay không thì bạn cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác, như tính chất phân, số lần đi ngoài trong ngày, đau liên quan đến yếu tố tâm lý,…

Bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia tiêu hóa về những triệu chứng gặp phải để được tư vấn cụ thể.

Tham khảo: Đau quặn bụng trên rốn do đâu? Có nguy hiểm không?

Hội chứng ruột kích thích gồm những loại nào?

Tiêu chảy và táo bón là 2 triệu chứng điển hình khi nhắc đến hội chứng ruột kích thích. Vì vậy trong phân loại, người ta dựa vào các biểu hiện này để chia hội chứng ruột kích thích thành các nhóm:

  • IBS-D: Rối loạn đại tiện, trong đó tiêu chảy chiếm ưu thế
  • IBS-C: Rối loạn đại tiện, trong đó táo bón chiếm ưu thế
  • IBS-M: Hỗn hợp tiêu chảy và táo bón
  • IBS-A: Tiêu chảy và táo bón đan xen nhau

Phân loại này mang tính chất tạm thời, trong một thời gian ngắn, vì theo quan sát thực tế, trong vòng 1 năm 4 nhóm IBS thường xuyên chuyển đổi cho nhau. Đặc biệt là thể táo và tiêu chảy (IBS-C và IBS-D). Tuy nhiên, đây vẫn là căn cứ để lựa chọn các thuốc điều trị, cũng như chế độ ăn và vận động cho phù hợp.

Ai hay mắc hội chứng ruột kích thích?

Đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh là gì vẫn chưa được biết rõ. Nhưng các con số thống kê chỉ ra rằng, phụ nữ có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp hai lần nam giới. Bệnh hay gặp ở những người dưới 50 tuổi hơn là những người ngoài 50.

stress-gay-hoi-chung-ruot-kich-thich

Stress kéo dài dễ dẫn đến đại tràng kích thích

Ngoài ra, bệnh được biết đến với các yếu tố làm tăng nguy cơ:

  • Những người thường xuyên làm việc hoặc phải sống trong môi trường áp lực, căng thẳng
  • Có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, chứng nhức đầu
  • Có người thân trong gia đình mắc hội chứng ruột kích thích
  • Từng bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, như nhiễm khuẩn salmonella
  • Thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Nếu thuộc vào đối tượng dễ mắc hội chứng ruột kích thích (phụ nữ dưới 50 tuổi), hoặc có các yếu tố nguy cơ, bạn nên kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị sớm nhất.

Trước khi đi khám hội chứng ruột kích thích nên chuẩn bị những gì?

Khi thăm khám hội chứng ruột kích thích – đại tràng co thắt, trước tiên bạn sẽ được hỏi về các triệu chứng về lâm sàng gặp phải. Vì vậy bạn nên tìm hiểu trước các dấu hiệu của bệnh để biết được cần nói gì với bác sĩ và tránh trường hợp trình bày thiếu thông tin.

Sau khi có những biểu hiện nghi ngờ của ruột kích thích trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng, tùy từng trường hợp như: nội soi đại tràng, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang, xét nghiệm máu.

Do đó, trước khi đi khám, bạn nên liên lạc trước với bác sĩ về việc có cần phải uống thuốc nhuận tràng hay không. Bạn cũng cần nhịn ăn sáng hôm đi khám vì thức ăn có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu và gây khó khăn khi nội soi đại tràng.

Tại sao hội chứng ruột kích thích khó phát hiện

Hội chứng ruột kích thích – đại tràng co thắt (IBS) là tổ hợp của nhiều triệu chứng thể hiện rối loạn chức năng đại tràng. Bệnh khó phát hiện vì:

  • Bệnh không có tổn thương thực thể, nội soi hay siêu âm khó phát hiện bệnh.
  • Những biểu hiện của bệnh không rầm rộ ở giai đoạn đầu, rất giống với các rối loạn tiêu hóa thông thường nên người bệnh thường chủ quan không đi kiểm tra.
  • Dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng cấp và mạn tính, tiêu chảy cấp…
  • Khi đi khám ở cơ sở y tế, các biện pháp chẩn đoán thông thường không cho kết quả mắc bệnh. Các bác sĩ thường phải dựa vào phương pháp chẩn đoán loại trừ.

Đây là tình trạng bệnh lý khó chẩn đoán và hay gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác, đặc biệt là viêm đại tràng mạn tính. Vì vậy khi có những dấu hiệu gần giống với mô tả về hội chứng ruột kích thích, bạn vẫn cần đến cơ sở y tế để xác định, không nên tự ý mua thuốc điều trị vì có thể làm nặng thêm các biểu hiện đang gặp phải.

Mang thai mắc hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Trước hết, hội chứng ruột kích thích không đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi trong thời gian thai kỳ nếu biết cách xử lý và điều trị kịp thời. Nhưng nếu bệnh diễn tiễn nhanh và rầm rộ trong thời gian dài có thể gây ra các nguy cơ:

  • Tiêu chảy xảy ra quá lâu có thể gây mất nước, có thể dẫn đến sinh non
  • Táo bón lâu ngày gây đau đớn, ảnh hưởng đến xương chậu. Nguy hiểm hơn là có thể tác động đến tử cung gây sẩy thai

Nếu được chẩn đoán hội chứng ruột kích thích khi mang thai, bạn không cần quá lo lắng vì các triệu chứng của nó hoàn toàn có thể kiểm soát được. Bạn cần cẩn trọng trong việc dùng thuốc, chỉ dùng khi thực sự cần thiết và có sự đồng ý của bác sĩ.

van-dong-hop-ly-de-giam-trieu-chung-dai-trang-co-that

Phụ nữ mang thai nên vận động đều đặn để giảm triệu chứng đại tràng co thắt

Một lối sống phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập đều đặn có thể giúp giảm nhẹ các biểu hiện tiêu cực của hội chứng này.

Chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến hội chứng ruột kích thích không?

Vào những ngày có kinh nguyệt, hoocmon trong cơ thể phụ nữ (estrogen và progesterone) thay đổi rất mạnh, do đó ảnh hưởng đến chức năng ruột. Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích đại tràng co thắt có thể nghiêm trọng hơn.

Nữ giới có IBS thường cảm thấy đau bụng nhiều hơn, đầy hơi chướng bụng vào những ngày trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng này sẽ giảm bớt khi chu kỳ kết thúc.

Để giảm bớt sự khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra trong ngày đèn đỏ, nữ giới nên:

  • Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn thức uống quá lạnh, đặc biệt là vào mùa hè
  • Không uống cafe, bia rượu vào những ngày này
  • Tránh thực phẩm và nước uống sinh hơi như đồ uống có gas, các rau họ cải
  • Giảm đau bụng bằng cách chườm khăn ấm nhẹ nhàng
  • Massage vùng bụng ngược chiều kim đồng hồ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn và hỗ trợ chức năng tiêu hóa của ruột
  • Uống nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy sẽ để làm ấm và khởi động hệ tiêu hóa
  • Tránh lo lắng, stress trong những ngày này để giảm kích thích thần kinh đại tràng

Nguyên nhân khiến nhu động ruột yếu là gì?

Nhu động ruột là khả năng ruột co bóp của ruột nhằm nhào trộn và đẩy thức ăn dọc theo ống tiêu hóa. Nhu động ruột yếu có thể khiến thức ăn nằm lâu hơn trong lòng ruột.

Lâu ngày nó sẽ sinh chứng táo bón, thức ăn ở lâu sinh hơi khiến đầy bụng chướng bụng, và rất nhiều các triệu chứng khác liên quan. Các nguyên nhân khiến suy giảm nhu động ruột là:

  • Do dùng thuốc: một số thuốc gây giảm nhu động ruột như thuốc chống tiêu chảy, chống trầm cảm, kháng Cholinergic, thuốc phiện,…
nhu-dong-ruot-yeu-do-thuoc-tay

Một số thuốc khiến nhu động ruột yếu đi, sinh chứng táo bón đầy bụng

  • Do dinh dưỡng: ăn ít chất xơ, uống ít nước, lười vận động có thể làm nhu động ruột chậm lại
  • Do viêm đại tràng cấp – mạn tính làm chức năng đại tràng giảm, giảm co bóp, giảm lưu động
  • Do hội chứng ruột kích thích: được gọi là hội chứng vì đây là tổ hợp của nhiều triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, cụ thể là đại tràng. Hiện tượng này thường gặp ở những người có thường xuyên xuất hiện các yếu tố tâm lý tiêu cực như căng thẳng stress kéo dài.
  • Ngoài ra, tình trạng nhu động ruột kém có thể diễn ra ở những người có tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson, một số rối loạn chuyển hóa, sa trực tràng…

Nhu động ruột yếu dẫn đến tần suất đi đại tiện của bạn sẽ giảm hẳn, cụ thể là có thể vài ngày bạn mới ghé thăm nhà vệ sinh một lần. Khi có những biểu hiện như vậy, bạn nên thực hiện ngay những biện pháp đơn giản như bổ sung nước và xem lại chế độ ăn của mình.

Nếu nguyên nhân không phải do các bệnh về đại tràng, chỉ cần điều chỉnh lối sống phù hợp thì nhu động ruột có thể sẽ tự cân bằng.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Trước hết, có thể khẳng định hội chứng ruột kích thích không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, do bệnh diễn biến âm thầm nên mọi người thường chủ quan và lơ là cho đến khi bệnh nặng.

Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

  • Bệnh gây khó chịu vùng bụng, chứng chướng bụng đầy hơi, đau bụng khiến người bệnh có cảm giác sợ ăn uống
  • Thường xuyên có cảm giác giục đi đại tiện, số lần đi đại tiện tăng khiến người bệnh khó khăn và gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến công việc
  • Người bệnh lo lắng về bệnh tật, ngại ngùng vì thói quen đi vệ sinh thất thường lại càng làm nặng thêm bệnh. Vì các yếu tố tâm lý tiêu cực là một trong các tác nhân rất mạnh thúc đẩy bệnh phát triển

Hội chứng ruột kích thích – viêm đại tràng co thắt ở thể nặng, có thể gây ra:

  • Mất nước ở những người có tiêu chảy lâu ngày
  • Gây nhức đầu, buồn nôn và nôn
  • Không dung nạp được một số thức ăn, có thể gây thiếu chất, thậm chí là suy dinh dưỡng
  • Khi mạch máu ở hậu môn bị tổn thương sẽ gây bệnh trĩ
  • Gây mất ngủ, rối loạn tâm lý, thậm chí trầm cảm…

Dù là bệnh không quá nguy hiểm nhưng để không làm giảm chất lượng cuộc sống và hạn chế ảnh hưởng của bệnh thì bạn cần lưu ý:

  • Thực hiện chế độ ăn theo khuyến cáo dành riêng cho hội chứng ruột kích thích, tránh các thức ăn làm tăng nhạy cảm ở ruột
  • Tập luyện đều đặn, nên duy trì massage vùng bụng vào mỗi buổi sáng để điều hòa nhu động ruột
  • Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc

Bạn nên kết hợp sử dụng các sản phẩm từ thảo dược dân tộc đã được nghiên cứu chứng minh để giúp bệnh ổn định nhanh chóng, dài lâu.

Tràng Phục Linh PLUS có tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích không?

Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho người mắc hội chứng ruột kích thích – đại tràng co thắt.

Đây là sự kết hợp các thảo dược dân tộc đã được biết đến từ lâu trong hồi phục và ổn định chức năng đại tràng, gồm: Hoàng bá, Bạch phục linh, Bạch thược, Bạch truật với 2 thành phần mới là ImmuneGamma và chất 5-HTP.

Tràng Phục Linh PLUS được chứng minh an toàn cho người sử dụng, đem lại hiệu quả lâu dài, vừa làm giảm các biểu hiện của bệnh, vừa tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh nên giúp hạn chế tái phát.

Rất nhiều người bị đại tràng co thắt nhiều năm, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau không khỏi, nhưng sau khi uống Tràng Phục Linh PLUS đã thấy triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt, bớt đau bụng, giảm số lần đi vệ sinh trong ngày, giảm rối loạn tiêu hóa…

Không chỉ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, Tràng Phục Linh PLUS còn có thể mở ra hướng đi mới cho bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích tại các quốc gia khác bởi tính hiệu quả của Tràng Phục Linh PLUS với hội chứng ruột kích thích đã được công bố trong một nghiên cứu trên thư viện quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed).

Cách sử dụng

  • Cách dùng:  Với mục đích Hỗ trợ điều trị, bạn nên dùng 4 viên/ ngày chia thành 2 lần. Bạn nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ để hấp thu đạt hiệu quả cao nhất.
  • Thời gian sử dụng: Bạn nên kiên trì sử dụng liên tục từ 3 – 6 tháng để đem lại hiệu quả lâu dài và hạn chế tái phát hội chứng ruột kích thích

Ai nên sử dụng viên uống Tràng Phục Linh PLUS:

  • Những người bị hội chứng ruột kích thích
  • Những người có biểu hiện rối loạn chức năng đại tràng: đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón thường xuyên, đi ngoài nhiều lần
  • Viêm đại tràng hoặc có tổn thương niêm mạc đại tràng

Xem các trường hợp đã sử dụng Tràng Phục Linh PLUS hiệu quả TẠI ĐÂY

Bạn có thể truy cập Mua Tràng Phục Linh PLUS ở đâu? Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất

Nếu có thắc mắc về hội chứng ruột kích thích – đại tràng co thắt, mời bạn liên lạc tổng đài miễn cước 18001506 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Mong rằng với các thông tin tổng quan về hội chứng ruột kích thích được trình bày ở trên, bạn đã có cái nhìn tổng thể nhất về chứng rối loạn thường gặp này. Nếu thuộc các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn nên đi đi khám tầm soát bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất và nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...