Táo bón bao lâu thì bị trĩ?

Chào chuyên gia! Em năm nay 28 tuổi, em rất hay bị táo bón, nhất là thời gian gần đây, tình trạng táo bón của em tần suất nhiều hơn. Chính vì thế, mỗi lần đi nặng em cảm thấy đau, rát, rất mệt mỏi và sợ đi đại tiện. Em không biết nếu cứ bị táo bón thế này, thì bao lâu em sẽ bị trĩ? Mong chuyên gia cho em lời khuyên.

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải tỏa băn khoăn những lo lắng của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Táo bón bao lâu sẽ dẫn tới bệnh trĩ?

Khi nào thì được gọi là táo bón:
  • Táo bón kéo dài dưới 3 tuần được gọi là táo bón cấp tính.
  • Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, tình trạng táo bón kéo dài hơn 12 tuần/ năm.
  • Mỗi lần đi ngoài khó khăn, đau rát hậu môn và phải rặn mất nhiều sức.
  • Có thể rặn nhiều quá khiến hậu môn bị xây xát, nứt kẽ, rớm máu, chảy máu.
Người bị táo bón đi đại tiện tốn rất nhiều sức, áp suất trong bụng cũng tăng lên, hậu môn và trực tràng bị đè xuống khiến tuần hoàn và tĩnh mạch bị cản trở. Điều này ảnh hưởng đến việc sắp xếp các huyết quản trên trực tràng dẫn tới phân bị đè nén. Bị táo bón tức là phân khô và cứng, khi phân qua hậu môn, phần hậu môn bị kéo căng, các nếp gấp và niêm mạc bị rạn. Hơn nữa, phân cứng và khô dễ làm tổn thương lớp niêm mạc gây chảy máu hậu môn, lâu ngày dẫn tới bệnh trĩ. Một người bị táo bón lâu ngày có thể bị trĩ chỉ sau vài tháng hoặc 1-2 năm, tùy theo tình trạng tổn thương tĩnh mạch trực tràng. Quan trọng hơn, táo bón kéo dài là nguyên nhân dẫn tới trĩ, đồng thời, trĩ cũng lại là điều kiện khiến một người bị táo bón. Người bị táo bón lâu ngày không chỉ đối mặt với bệnh trĩ mà còn có thể đối mặt với một số biến chứng như nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, ứ phân. Vì thế, lời khuyên dành cho bạn là nên giải quyết tình trạng táo bón càng sớm càng tốt, để lâu bệnh sẽ ngày càng trầm trọng, khó điều trị, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, sức khỏe và công việc của người bệnh. Theo như câu hỏi của bạn trai ở trên, bạn cũng không chia sẻ rõ tình trạng táo bón của bạn kéo dài bao lâu? Hiện tượng táo bón của bạn có kèm theo những triệu chứng gì không? Ví dụ như bạn đi ngoài đã kèm theo máu tươi chưa? Hay máu có dính trên giấy lau hay không? Hậu môn có dấu hiệu đau rát gì không? Để bác sĩ có thể chẩn đoán bạn đã bị trĩ hay chưa? Chính vì vậy, để biết rõ tình trạng của mình, bạn nên đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn nhé.

Dưới đây là một số thông tin về bệnh trĩ bạn có thể tham khảo

Bệnh trĩ là một trong số những bệnh lý thuộc vùng hậu môn trực tràng. Bệnh được chia làm 2 loại:Trĩ nội và trĩ ngoại. Hiểu được những đặc điểm của bệnh trĩ sẽ giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị.

Trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch bị phình giãn gây ra tình trạng ứ huyết, gây xuất hiện các búi trĩ nằm ở bên ngoài hậu môn. Những triệu chứng của bệnh trĩ ngoại thường rất dễ nhận biết.
  • Có khối thịt thừa ở cửa hậu môn, người bệnh có thể sờ và cảm thấy được sự bất thường ở hậu môn.
  • Búi trị nằm bên ngoài hậu môn khiến tăng độ cọ sát khi ngồi và làm tăng mức độ đau rát khi bạn đi đại tiện.
  • Khu vực hậu môn dễ ẩm ướt, cộng thêm có búi trĩ nên càng có xu hướng tăng tiết dịch khiến búi trĩ dễ bị viêm nhiễm, có mùi hôi.
  • Tình trạng tăng tiết dịch ở búi trĩ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu quanh hậu môn.
  • Trĩ ngoại ít khi bị chảy máu khi đi đại tiện. Tuy nhiên nếu để ý kĩ, bạn có thể nhìn thấy lượng máu nhỏ dính vào phân hoặc dính vào giấy vệ sinh.
Khi bị trĩ ngoại, bạn có thể nhận biết được ngay cả khi bệnh ở giai đoạn mới bởi nó phát sinh ra các triệu chứng. Vì búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn nên bệnh gây tác ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đại tiện hàng ngày.

Trĩ nội là gì?

Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch nằm ở đường lược bị giãn phình khiến cho máu bị ứ đọng và hình thành nên các búi trĩ. Tình trạng này xảy ra ở dưới đường lược, tức là nằm bên ngoài ống hậu môn. Ở những cấp độ đầu, bệnh trĩ nội hầu như không gây ra bất cứ dấu hiệu nào. Nguyên nhân bởi lớp niêm mạc ở vùng trực tràng không tồn tại các dây thần kinh cảm giác. Càng về sau, đến những giai đoạn tiến triển của bệnh, các búi trĩ ngày càng gia tăng về kích thước, khi đó, bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Bệnh trĩ nội cấp độ 1:
  • Đi vệ sinh ra máu, máu dính ở phân hay ở giấy vệ sinh, về sau nặng hơn máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia kèm theo búi trĩ bị sa ra.
  • Không có cảm giác đau rát khi đi vệ sinh.
  • Hậu môn ẩm ướt khó chịu.
Bệnh trĩ nội cấp độ 2:
  • Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn.
  • Khi đi đại tiện, nếu rặn mạnh, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó có thể tự thụt vào.
Bệnh trĩ nội cấp độ 3:
  • Búi trĩ dày, to, có màu đỏ thẫm, bề mặt thô.
  • Búi trĩ thò ra ngoài ngay cả lúc không đi đại tiện khiến cơ thắt hậu môn bị nhão.
Bệnh trĩ cấp độ 4:
  • Búi trĩ sa ra ngoài và ngay cả khi bạn không đi đi đại tiện.
  • Không thể đẩy búi trĩ vào trong.
  • Đau đớn, chảy máu dù đi hay đứng.

Táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý

Táo bón xuất hiện chủ yếu là bởi thói quen ăn uống kém khoa học, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên nếu táo bón kéo dài thì bạn cũng nên cân nhắc đến một số nguy cơ bệnh lý dưới đây:
  • Bệnh viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Tắc ruột liệt hồi tràng.
  • Ung thư trực tràng.
  • Rối loạn chức năng: Táo bón do nhu động chậm, rối loạn chức năng khung chậu...
  • Rối loạn chuyển hóa: Bệnh đái tháo đường, suy giáp, hạ hoặc tăng kali máu.
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Đột quỵ, bệnh pakinson...
  • Rối loạn toàn thân xơ.

Lời khuyên giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón

an-rau-xanh

Chủ động thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh táo bón. Vậy, làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh táo bón, các bạn có thể tham khảo một số gợi ý:

Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung nước mỗi ngày, nên chia lượng nhỏ nước mỗi lần, uống làm nhiều lần, mỗi lần không quá 400ml.
  • Bổ sung chất xơ đầy đủ, nhất là rau, củ, trái cây tươi là nguồn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ.
  • Bổ sung chất xơ không kê đơn như Metamucil và Citrucel giúp cải thiện các triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ, giúp giữ phân mềm và đi cầu đều đặn mỗi ngày.
  • Hạn chế bổ sung protein từ động vật.
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, các loại gia vị cay nóng, cà phê, rượu bia...

Chế độ sinh hoạt

  • Tập thể dục mỗi ngày giúp ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể linh hoạt hơn, vùng cơ sàn chậu và ổ bụng vận động tốt hơn giúp giúp hạn chế gặp khó khăn khi đi đại tiện.
  • Hạn chế ngồi lâu, đặc biệt là ngồi bồn cầu vì có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
  • Khi đi đại tiện, hạn chế rặn mạnh để tránh tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Tuyệt đối không nên nhịn đại tiện, đi đại tiện phải đảm bảo ngồi đúng tư thế.
  • Tạo thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, nhất là vào mỗi buổi sáng.
☛  Xem tham khảo: Mách bạn chữa đầy bụng, táo bón hiệu quả.

Giải pháp cho tình trạng táo bón do bệnh đại tràng

Nếu tình trạng táo bón kéo dài nguyên nhân từ hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng co tắt, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh Plus. Đây là sản phẩm có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, an toàn và ít gây tác dụng phụ, bao gồm: Hoàng bá, bạch thược, bạch truật, bạch phục linh… kết hợp với ImmuneGamma, 5-HTP. Tràng Phục Linh Plus có tác dụng:
  • Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích và giảm nhanh các triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng, đi ngoài có chất nhầy, có hoặc không có dính máu trong phân.
  • Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa trong bệnh viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
  • Giảm triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như đại tiện bất thường (tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai), sôi bụng, chướng bụng…
Tràng Phục Linh Plus hiện có mặt ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua tại địa chỉ gần nhất, bạn có thể xem TẠI ĐÂY. Hy vọng với câu trả lời chi tiết trên đây của chúng tôi về vấn đề táo bón bao lâu thì bị trĩ đã giúp giải đáp thắc mắc, giúp bạn có thêm thông tin về bệnh trĩ và phương pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên : 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên : 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 30 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
lMQ1tbB31LfZVRytRGeeNLlIUMX5QgpgQZ8s4odH.webp
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506
Loading...