Bị táo bón - Nên hay không nên ăn khoai lang?

Khoai lang có khả năng nhuận trường nên thường được ăn để cải thiện chứng táo bón. Mẹo này không những giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa mà còn bổ sung nhiều loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng cường sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của khoai lang đối với hệ tiêu hóa và cách sử dụng để chữa táo bón hiệu quả.

tao-bon-an-khoai-lang

1. Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng đi đại tiện dưới 3 lần trong một tuần. Phân có thể khô cứng, đôi khi gây đau trong lúc đi. Bệnh chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và không gây ra vấn đề sức khoẻ gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài có thể trở thành một bệnh lý mạn tính và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như gây ra căng thẳng quá mức, ức chế nhu động ruột hoạt động bình thường.

tao-bon

2. Nguyên nhân gây táo bón

  • Do tác dụng phụ của thuốc.
  • Không bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ.
  • Bệnh lý đường tiêu hoá.
  • Phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc người cao tuổi.
  • Nhịn đại tiện.
  • Nứt hậu môn.
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến hormone như đái tháo đường, cường giáp, suy giáp…

3. Lợi ích của khoai lang với sức khoẻ

Khoai lang là cây lương thực khá dễ trồng và thích nghi với các kiểu khí hậu khác nhau. Củ có nhiều kích cỡ và màu sắc như: cam, trắng, tím.

Trong một củ khoai lang chứa 24,6 % tinh bột và 4,17% glucose cùng các dinh dưỡng thiết yếu khác. Ít ai biết được ngoài công dụng giúp hỗ trợ cải thiện chứng táo bón thì khoai lang còn nhiều tác dụng tuyệt vời khác. Dưới đây là 4 lợi ích sức khoẻ mà khoai lang đem lại:

Giàu dinh dưỡng

Khoai lang rất bổ dưỡng với nhiều thành phần tự nhiên gồm có:

  • Chất xơ
  • Chất béo
  • Đạm
  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Vitamin B6
  • Mangan
  • Kali

khoai-lang-giau-dinh-duong

Ngoài ra, khoai lang – đặc biệt là các loại cam và tím rất giàu chất chống oxy hoá giúp bảo vệ cơ thể.

Thúc đẩy sức khoẻ đường ruột

Hàm lượng chất xơ trong khoai lang có thể ngăn ngừa táo bón và giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh. Nhiều nghiên cứu cho rằng, tăng chất xơ trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Bên cạnh đó, một vài thí nghiệm cũng phát hiện ra chất oxy hoá trong khoai lang tím thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột.

Bảo vệ sức khoẻ đôi mắt

Như đã đề cập ở trên, khoai lang là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào dưới dạng beta – carotene. Sau 18 tuổi, phụ nữ mỗi ngày nên tiêu thụ 700 mg vitamin A và 900 mg cho nam giới giúp bảo vệ sức khoẻ đôi mắt.

bao-ve-suc-khoe-mat

Tăng cường khả năng miễn dịch

Theo các nghiên cứu, mỗi 100g khoai lang chứa đến 26mg vitamin C, cao hơn rất nhiều so với các loại rau xanh như cải xoăn chỉ có 28mg, su hào 45mg, cà chua 5mg…

Loại vitamin này hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng cường hấp thụ sắt giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở cơ thể người. Đây cũng chính là chìa khoá để duy trì màng nhầy trong niêm mạc ruột khoẻ mạnh.

4. Người bị táo bón ăn khoai lang được không?

Khoai lang được chế biến thành rất nhiều món ăn sử dụng trong bữa cơm gia đình giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài làm thực phẩm ra thì khoai lang còn là thuốc chữa bệnh rất tốt, được sử dụng khá phổ biến trong Đông y. Khi bị táo bón, nếu bạn thường xuyên ăn khoai lang sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả khả quan và đặc biệt tốt đối với sức khỏe.

tao-bon-an-khoai-lang

Thành phần chất xơ dồi dào trong khoai lang còn có tác dụng làm mềm xốp phân, giúp phân vào khuôn và dễ di chuyển trong đường ruột. Ngoài củ thì lá khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng chữa táo bón. Trong cuốn  “Những cây thuốc và bài thuốc Việt Nam” của Gs. Đỗ Tất Lợi có viết, nước sắc lá khoai lang có công dụng nhuận tràng rất tốt nhờ chất nhựa tẩy có trong chúng, thí nghiệm mang lại hiệu quả tích cực trên cả chuột và người. Bên cạnh điều trị táo bón thì khoai lang còn có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ rất tốt.

Từ thông tin trên, chúng ta có thể kết luận rằng, người bị táo bón hoàn toàn có thể ăn được khoai lang.

5. Các món ăn chế biến bằng khoai lang đơn giản

Là một loại thực phẩm quen thuộc, khoai lang còn có tên gọi khác là hồng thự thuộc họ bìm bìm. Nhờ có vị ngọt, tính bình giúp nhuận tràng cực tốt nên dùng để điều trị táo bón khá hiệu quả. Dưới đây là một vài cách chữa táo bón bằng khoai lang mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng:

Cách 1: nước khoai lang sống

  • Khoai lang
  • Nước lọc đun sôi để nguội
  • Máy xay sinh tố

nuoc-ep-khoai-lang-song

Cách làm:

Khoai lang rửa sạch và bỏ đi phần vỏ bên ngoài. Nạo nhỏ khoai lang thành sợi giống như làm nộm. Cho khoai lang bào sợi vào máy xay sinh tố cùng với lượng nước vừa đủ, xay cho tới khi hỗn hợp quyện vào nhau là được. Chắt lấy nước, bỏ đi phần bã, đợi nước lắng hết bọt là dùng được.

Thời điểm thích hợp để uống loại nước này là trước bữa sáng hoặc trước bữa trưa. Cần kiên trì sử dụng đến khi hết hoàn toàn chứng táo bón.

Cách 2: khoai lang luộc

  • Khoai lang
  • Nước

khoai-lang-luoc

Cách làm:

Rửa hoặc có thể gọt vỏ tuỳ theo cách chế biến của từng người. Cho khoai lang và nước vào nồi đặt lên bếp đun to lửa cho tới sôi. Sau đó, giảm nhỏ lửa đến khi khoai chín thì tắt bếp, xếp khoai ra đĩa để nguội và sử dụng trong ngày. Bạn có thể ăn kèm mật ong hoặc đường giúp làm tăng hương vị. Mỗi ngày nên ăn đều đặn 2 củ, chứng táo bón sẽ sớm được đẩy lùi.

Cách 3: cháo khoai lang

  • Khoai lang
  • Nước
  • Đậu xanh
  • Bí đỏ
  • Đường hoặc muối

chao-khoai-lang

Cách làm:

Vị ngọt tự nhiên từ bí đỏ và khoai lang cùng chút thanh mát từ đậu xanh hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một món cháo thơm ngon, giàu dinh dưỡng và giúp cải thiện tình trạng táo bón. Sơ chế nguyên liệu, bỏ vỏ, rửa sạch. Cho tất cả vào nồi thêm 1,5l nước rồi đặt lên bếp ninh nhừ. Ninh cháo khoảng 30 phút, sau đó nêm đường hoặc muối tuỳ khẩu vị rồi dùng muôi khuấy đều. Đun sôi cháo trở lại và tắt bếp.

Ngoài ra, bạn có thể dùng lá khoai lang trị táo bón bằng cách chế biến thành món ăn sử dụng trong bữa cơm như rau lang luộc, canh rau lang nấu thịt bò, rau lang xào tỏi…

Xem thêm: Trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài – mẹ phải làm sao?

6. Một số điểm lưu ý khi sử dụng khoai lang

  • Khoai lang có chứa kali. Lượng kali cao có thể không phù hợp với những người bệnh tim. Ăn quá nhiều khoai lang nguy cơ làm tăng nồng độ kali trong máu.
  • Người mắc bệnh sỏi thận không nên thường xuyên dùng khoai lang để chữa bệnh, thành phần canxi có trong khoai lang sẽ làm gia tăng kích thước sỏi và khiến bệnh nặng hơn.
  • Trường hợp bị táo bón nguy cơ biến chứng sang trĩ thì ngoài việc sử dụng phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón bằng khoai lang bạn cũng nên kết hợp dùng thuốc Tây y giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
  • Cần lưu ý là một số loại trái cây và rau củ dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu. Mua các sản phẩm hữu cơ hoặc trồng chúng tại nhà là những cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm.
  • Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần.
  • Phải bỏ hết khoai hà, khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

khoai-lang

7. Bị táo bón nên kiêng gì?

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh

Thức ăn chiên rán thường chứa nhiều chất béo, thiếu chất xơ gây chướng bụng khó tiêu, từ đó dẫn đến táo bón.

thuc-an-nhanh

Rượu

Rượu, đặc biệt là khi uống một lượng lớn, có thể gây mất nước và làm tăng nguy cơ táo bón.

Thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen. Một số người có thể bị táo bón khi họ ăn thực phẩm có chứa chất này.

Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế có ít chất xơ hơn ngũ cốc nguyên cám do phần cám và mầm của hạt bị loại bỏ trong quá trình sơ chế. Chất xơ giúp phân mềm và di chuyển dễ dàng trong ruột. Bạn nên lựa chọn các loại ngũ cốc còn cám và ít qua chế biến, chà bóng… để cải thiện quá trình tiêu hóa.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Trong sữa có hàm lượng đường lactose cao gây đầy bụng, khó tiêu. Do đó, ngoại trừ sữa chua, người bị táo bón nên hạn chế ăn sữa tươi, phomai, bơ…

Thịt đỏ

Thịt đỏ thường chứa nhiều chất béo và ít chất xơ khiến hệ tiêu hóa mất nhiều thời gian để xử lý. Các sợi protein trong thịt đỏ gây khó tiêu dẫn đến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

thit-do

8. Thực phẩm hỗ trợ cải thiện chứng táo bón hiệu quả

Sữa chua và kefir

Nhiều sản phẩm từ sữa bao gồm sữa chua và kefir có chứa các vi sinh vật tốt hỗ trợ cải thiện sức khoẻ đường ruột và làm mềm phân.

sua-chua-va-kefir

Bông cải xanh

Bông cải xanh có chứa sulforaphane, chất này giúp bảo vệ hệ đường ruột, ngăn chặn sự phát triển quá mức của một số vi sinh vật có hại gây cản trở quá trình tiêu hoá.

Táo và lê

Táo và lê chứa một số hợp chất giúp cải thiện tình trạng táo bón, bao gồm chất xơ, sorbitol và fructose.

tao-va-le

Để tận dụng tối đa lợi ích từ táo và lê, hãy ăn quả còn nguyên vỏ.

Video những thực phẩm “vàng” trị táo bón

9.Lưu ý trong lối sống để phòng ngừa táo bón

  • Nên uống 2 đến 4 cốc nước mỗi ngày đặc biệt là nước ấm vào buổi sáng, trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn hạn chế chất lỏng vì một lý do nào khác.
  • Thêm trái cây và rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng trà đặc, bia, rượu hoặc các chất kích thích.
  • Vận động nhẹ nhàng thường xuyên.

uong-nuoc-am

Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và duy trì một lối sống lành mạnh, bạn có thể kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ như Tràng Phục Linh. Tràng Phục Linh PLUS là phiên bản mới của Tràng Phục Linh được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên bao gồm: bạch phục linh, bạch truật, bạch thược… thích hợp sử dụng cho nhiều tình trạng bệnh khác nhau:

  • Cải thiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Rối loạn tiêu hoá, hay gặp triệu chứng đau quặn bụng.
  • Người bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.

Đọc thêm: Mách bạn cách chữa đầy hơi, chướng bụng, táo bón hiệu quả

Sản phẩm này có chứa hoạt chất sinh học có tên là ImmuneGamma® chiết xuất theo công nghệ của Hoa Kỳ và hoạt chất hóa học nội sinh 5-HTP có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.

trang-phuc-linh-plus

Tìm hiểu thêm về Tràng Phục Linh PLus và địa chỉ bán TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc giải quyết thắc mắc bị táo bón ăn khoai lang được không? Tham khảo và áp dụng những phương pháp hỗ trợ trên, táo bón sẽ không còn là nỗi lo của bạn.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/322382#_noHeaderPrefixedContent
  • https://www.healthline.com/nutrition/8-foods-that-cause-constipation#4.-Milk-and-dairy-products
Cập nhật lúc: 29/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...