Trẻ bị tiêu chảy ra máu là bệnh gì? Cha mẹ cần làm gì?

Cha mẹ chớ chủ quan khi bé bị tiêu chảy ra máu. Rất có thể đây là một dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo một tình trạng bệnh lý nào đó đang diễn ra. Nếu không được phát hiện sớm, chẩn đoán kịp thời và điều trị chính xác có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy tiêu chảy ra máu ở trẻ cảnh báo bệnh gì? Cách xử trí như thế nào? Mời các bậc phụ huynh tham khảo những thông tin sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé.

Tiêu chảy ra máu ở trẻ là bệnh gì?

Đây là tình trạng trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có màu đen, đỏ đậm hoặc đỏ tươi. Đôi khi phân của bé còn có bọt, nhớt hoặc có mùi hôi bất thường. Thông thường, tình trạng tiêu chảy ra máu không chỉ xuất hiện đơn độc mà còn kèm theo những triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau quặn bụng…

Tiêu chảy ra máu là một dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cha mẹ cần lưu ý khi trẻ có dấu hiệu này, bởi trẻ có thể gặp một trong những tình trạng sau đây:

Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé yêu gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy ra máu. Bệnh xảy ra khi đường ruột bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay động vật nguyên sinh xâm nhập. Tác nhân thường gặp gây ra bệnh lỵ là amip Entamoeba histolytica và trực khuẩn Enterobacteria shigella.

Trẻ bị kiết lỵ có dấu hiệu phổ biến là phân lỏng, phân có màu, đại tiện trên 4 lần/ngày. Đôi khi, phân có dính dịch nhầy, bọt hơi và đau hậu môn nên thường quấy khóc mỗi lần đi ngoài.

Kiết lỵ là dạng nhiễm trùng có mức độ nghiêm trọng, nếu không có biện pháp khắc phục sớm có thể dẫn tới tử vong do vi khuẩn xâm nhập vào máu.

Bệnh thương hàn

Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella Typhi. Vi khuẩn này có khả năng xâm nhập và sinh sống ở đường ruột, sau đó lan rộng khắp cơ thể. Trẻ thường có các dấu hiệu như:

  • Sốt cao trên 40 độ.
  • Phát ban toàn thân.
  • Tiêu chảy.
  • Đi ngoài ra máu và đổ mồ hôi bất thường.

Khi các dấu hiệu càng nhiều, nhất là triệu chứng toàn thân chứng tỏ bệnh ở trẻ càng nặng. Việc điều trị sớm giúp giảm ảnh hưởng của vi khuẩn cho sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng, sức khỏe chung của toàn cơ thể bé.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột hệ thống khiến các mô ruột bị viêm nhiễm nặng nề, có thể gây chảy máu. Tình trạng viêm đường ruột có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hấp thu dưỡng chất, nếu đi kèm với chảy máu khiến trẻ bị kiệt sức, kém phát triển…

Lưu ý: Cha mẹ cần cẩn thận với biến chứng hoại tử mô ruột ở trẻ mắc bệnh Crohn đã xuất hiện triệu chứng chảy máu khi đại tiện.

Viêm túi thừa

Khi đại tràng bị giãn, phồng tạo thành các túi nhỏ bên trong gọi là viêm túi thừa. Túi thừa dễ bị viêm, đỏ và gây đau cho người bệnh. Khi viêm túi thừa xảy ra ở trẻ em gây ra các triệu chứng đau quặn bụng, ớn lạnh, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Khi túi thừa bị loét gây đi ngoài ra máu.

Thiếu vitamin K

Vitamin K là vi chất quan trọng đối với cơ thể con người. Trong đó, phải kể tới chức năng đông máu nhờ sản xuất ra protein đặc hiệu nhằm thúc đẩy đông máu và hạn chế xuất huyết kéo dài. Khi cơ thể thiếu vitamin K khiến máu khó đông và phát sinh triệu chứng đi ngoài ra máu.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng có thể thiếu vitamin K. Bởi thời điểm này nguồn cung cấp dinh dưỡng của trẻ là từ sữa mẹ. Khi mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất, có thể khiến trẻ thiếu hụt loại vitamin này khiến máu khó đông ở trẻ và phân có lẫn máu.

Xuất huyết đường tiêu hóa

Là tình trạng chảy máu xảy ra ở đường tiêu hóa bên trong cơ thể của trẻ. Bệnh có thể xảy ra do tổn thương chảy máu ở dạ dày, tá tràng, niêm mạc đường ruột hay nhiễm trùng đường tiêu hóa gây tiêu chảy phân đen, đại tiện máu tươi.

Xuất huyết đường tiêu hóa ở trẻ thường không có biểu hiện rõ ràng cho tới khi xuất hiện các triệu chứng như đi ngoài phân đen hay nôn ói ra máu buộc phải nhập viện. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện giúp phụ huynh có thể nhận biết sớm như buồn nôn, ói, ợ hơi, đầy bụng, đau ở ngực, đau rát vùng giữa bụng xương ức và rốn, trẻ hay sút cân, biếng ăn, khó nuốt, hôi miệng, tiêu chảy, thiếu máu…

Lồng ruột cấp tính

Đây là tình trạng khá nguy hiểm, thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân do một đoạn ruột bị lộn ngược và chui vào bên trong đoạn ruột ngay gần đó. Trẻ bị đau bụng dữ dội, quấy khóc, sau đó nôn mửa, đi ngoài có máu lẫn đờm nhớt. Triệu chứng này thường xảy ra khoảng 24 giờ sau kể từ thời điểm bệnh khởi phát.

Nếu không có biện pháp can thiệp có thể gây tắc ruột và các biến chứng nguy hiểm, khó lường. Do đó, khi trẻ có xu hướng ưỡn người, bỏ ăn, lười vận động, khóc thét từng cơn cần được đưa tới bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt tránh biến chứng.

☛ Tham khảo thêm: Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy kéo dài và cách điều trị

Nên làm gì khi trẻ bị đi ngoài ra máu?

Không nên chủ quan khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy ra máu. Đặc biệt khi lượng máu nhiều, kéo dài kèm với các dấu hiệu bệnh lý tiêu hóa khác. Nếu không kiểm soát tốt, trẻ có thể bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải, chậm phát triển… Do đó, cha mẹ cần sớm đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị. Biến chứng nặng nề như lồng ruột cấp tính hay thương hàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ, việc xét nghiệm tìm nguyên nhân hay chỉ định dùng thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số biện pháp điều trị cụ thể:

Chủ động đưa trẻ đến bệnh viện

Phần lớn các trường hợp trẻ bị tiêu chảy kèm máu đều cần phải điều trị y tế. Việc cần thiết đầu tiên là cha mẹ cần chủ động đưa trẻ tới bệnh viện. Sau khi thăm khám bác sĩ có thể tiến hành một số kỹ thuật chẩn đoán như xét nghiệm mẫu phân, xét nghiệm máu, điện giải đồ, chụp X-quang, siêu âm, nội soi… để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn, amip, u… hay một số tác nhân khác.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị tùy nguyên nhân, bệnh lý và mức độ triệu chứng ở từng trường hợp bệnh. Một số trường hợp cần được cấp cứu ngay như lồng ruột… bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật trong thời gian sớm nhất.

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Tùy thuộc bệnh lý liên quan tới triệu chứng tiêu chảy ra máu, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như sau đây:

  • Dùng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau (Paracetamol), thuốc chống nôn (Domperidol, Metoclopropramid,…), thuốc cầm tiêu chảy (Loperamid) hoặc thuốc bổ sung men vi sinh (Probia, Biolac,…) nhằm cải thiện triệu chứng do các bệnh ở đường tiêu hóa gây ra.
  • Phẫu thuật trong trường hợp lồng ruột, viêm túi thừa,…
  • Bổ sung nước và điện giải trong trường hợp tiêu chảy kéo dài.
Lưu ý: Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hoặc phương pháp khác không đề cập ở đây.

☛ Tham khảo thêm: [Giải đáp] Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?

Chăm sóc trẻ tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc và phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách. Điều này giúp bệnh tình của trẻ nhanh chóng chuyển biến tích cực và thuyên giảm.

  • Cha mẹ khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày để bù khoáng chất và điện giải cần thiết.Bổ sung thêm nước trái cây, sữa, nước cơm, nước muối pha loãng…
  • Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin K như cần tây, súp lơ, cải bắp, củ cải, rau bina… nhằm thúc đẩy đông máu và hạn chế lượng máu thất thoát ra ngoài.
  • Cho trẻ ăn thịt đỏ, củ dền, trứng… nhằm thúc đẩy sản xuất hồng cầu và hạn chế thiếu máu, suy dinh dưỡng.
  • Thức ăn cần được nấu chín, chế biến dạng lỏng và mềm để làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ để hạn chế kích thích đường tiêu hóa.
  • Không cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu  mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, không dùng chất kích thích (trà, cà phê…).
Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng của trẻ sẽ được cải thiện trong một thời gian ngắn. Ngược lại, những trường hợp không can thiệp kịp thời, trẻ có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

 

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...