Viêm đại tràng

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì kiêng gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất thường gặp hiện nay, xảy ra ở mọi lứa tuối do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lí. Chính vì thế, điều chúng ta cần làm là thay đổi một chế độ ăn hợp lí hơn, hạn chế những thực phẩm có hại cho tiêu hóa tránh những rắc rối không đáng có do rối loạn tiêu hóa gây nên. Vai trò của chế độ ăn Xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng tiến bộ nhưng thay vào việc quan tâm nhiều hơn đến bữa ăn hay chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng thì chúng ta lại thường ăn những đồ ăn vội, những thức ăn nhanh. Điều đó gây ảnh hưởng không tốt đến bộ phận tiêu hóa. Chế độ ăn hợp lí giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh Thế nào sẽ được coi là một chế độ ăn hợp lí cho bộ tiêu hóa? Chế độ ăn hợp lí không phải là thu nạp hết tất cả chất dinh dưỡng trong một bữa ăn, mà ta ăn những gì ta thiếu cần bổ sung, hạn chế những chất không cần thiết cho cơ thể, ăn đủ vừa phải. Bổ sung nhiều chất xơ trong rau củ quả và những vitamin cần thiết cho cơ thể giúp cho tiêu hóa tốt hơn, ổn định hơn. Đối với những bệnh nhân đang điều trị rối loạn tiêu hóa ngoài sử dụng thuốc thì thay đổi chế độ ăn giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả. Nếu tiếp tục duy trì thói quen ăn không tốt  rối loạn tiêu hóa sẽ rất dễ tái phát, lâu dần bệnh sẽ nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến mạn tính. Nên ăn gì khi rối loạn tiêu hóa Khi mắc hội chứng rối loạn tiêu hóa, điều bạn cần làm là lập tức thay đổi chế độ ăn của mình. Vì lúc này bộ phận tiêu hóa của bạn đang rất yếu. Bạn cần ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa, ít béo, ăn hợp lí vừa đủ. Dưới đây là gợi ý bạn một số thực phẩm bạn nên ăn khi mắc phải hội chứng này : Các loại ngũ cốc như: gạo lứt, bánh mỳ, yến mạch. Đây là những loại ngũ cốc cung cấp chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua: Từ trước đến nay sữa chua vốn được coi là món ăn vô cùng có lợi cho tiêu hóa, đặc biệt là những bệnh nhân mắc chứng đầy bụng khó tiêu. Sữa chua có các vi khuẩn có lợi, bổ sung men tiêu hóa giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Rau của quả chứa nhiều chất xơ hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa Nên ăn trái cây rau củ quả chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, phục hồi quá trình mất nước do rối loạn tiêu hóa. Một số rau củ quả có thể kể đến như: ổi, bưởi, khoai lang, cà rốt và các loại rau xanh… Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, ăn thêm các loại thịt trắng như thịt gà, thịt các, vịt… cung cấp thêm chất đạm cho cơ thể, giảm chất béo. Bạn cũng có thể ăn thêm trứng luộc hoặc cá biển khoảng 3 lần/ tuần để chống viêm đường ruột. Ngoài ra khi mắc hội chứng rối loạn tiêu hóa, bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, nước giúp cân bằng lượng axit trong cơ thể, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng từ thức ăn giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn. Bị rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì? Một số thực phẩm nên không nên có trong thực đơn người rối loạn tiêu hóa: Rượu bia, thuốc lá và những đồ uống có gas… là những thứ tuyệt đối bạn không nên dùng khi mắc rối loạn tiêu hóa vì nó rất hại cho cơ thể và tăng axit trong dạ dày. Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, những đồ ăn nhanh như : thịt xông khói, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, socola … Hạn chế ăn thức ăn nhanh khi mắc rối loạn tiêu hóa Tránh hạn chế ăn những đồ ăn không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn, đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh, đồ ăn vỉa hè.. Các món trong bữa ăn không nên chiên xào quá  nhiều làm trầm trọng thêm chứng khó tiêu đầy bụng. Đối với người tiêu chảy không nên uống sữa và ăn các thực phẩm làm từ sữa. Lời khuyên cho người bị rối loạn tiêu hóa Ngoài chế độ ăn uống hợp lí, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc cả Đông y và Tây y và một số bài thuốc dân gian. Tùy và tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách. Rối loạn tiêu hóa để lâu sẽ kéo theo rất nhiều bệnh nghiêm trọng gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Chính vì thế cần thay đổi ngay chế độ ăn uống của mình ngay hôm nay. Khi có triệu chứng của bệnh cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Chia sẻ0

Đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng là bệnh gì

Đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, mất tự tin khi ăn uống, tình trạng trên kéo dài còn cảnh báo các dấu hiệu liên quan đến bệnh tiêu hóa. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng có thật sự nguy hiểm và cách khắc phục tình trạng này ra sao. Hoạt động sinh lý của hệ tiêu hóa Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già thải trừ chất độc, từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất. Sau một ngày đêm, phân di chuyển qua ruột non và dừng lại ở ruột già, tích đủ lớn, đến thời gian từ 5-7h sáng khi ruột già thải độc sẽ kích thích trực tràng – hậu môn tống ra ngoài, nhất là sau ăn sáng, khi thức ăn đi vào sẽ làm kích thích nhu động toàn bộ đường tiêu hóa. Vậy nên, đi ngoài sau khi ăn sáng là điều hoàn toàn phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể. Đi ngoài sau ăn sáng là bệnh gì? Triệu chứng đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng có thể do hội chứng ruột kích thích Thông thường, sau khi ăn hệ tiêu hóa sẽ được dồn máu để tiêu hóa hết chỗ thức ăn, khi đó phần trước của ruột già (đại tràng) sẽ co bóp đẩy phân xuống trực tràng làm căng trực tràng gây phản xạ co bóp trực tràng và mở cơ thắt trong tạo cảm giác muốn đại tiện. Hơn thế nữa, khoảng thời gian sau ăn sáng, cũng là lúc ruột già thải độc chính vì thế việc đi đại tiện lúc này là rất phù hợp với hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Tuy nhiên,nếu sau ăn sáng bạn vẫn đau bụng đi ngoài kết hợp với đi ngoài phân lỏng, tần suất cơn đau xuất hiện liên tục trong một khoảng thời gian dài thì có thể do Hội chứng ruột kích thích. Tham khảo: Ngủ dậy đi ngoài, ăn sáng xong đi tiếp là bệnh gì? Làm thế nào để điều trị hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích hay chính là thể bệnh đại tràng co thắt. Nó là kết quả của những rối loạn trong hệ tiêu hóa, mà cụ thể đó là những rối loạn về chức năng của đại tràng. Các triệu chứng đau quặn bụng, đầy hơi, chướng bụng, khó chịu hay xảy ra vào buổi sáng, nhất là sau khi ăn sáng, người bệnh có cảm giác muốn đi đại tiện. Biện pháp dùng thuốc Thông thường, bệnh chia làm bốn thể lâm sàng (dựa trên sự rối loạn thói quen đi cầu) Thể táo bón chiếm ưu thế Thể tiêu chảy chiếm ưu thế Thể xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy Thể không có rối loạn thói quen đi cầu. Tùy vào từng thể mà bệnh nhân sẽ được sử dụng các thuốc khác nhau để kiểm soát triệu chứng. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng: Thuốc trị tiêu chảy: Loperamide, Erceyuryl, Diphenoxylase,…các thuốc này làm giảm vận chuyển của ruột nhưng không làm giảm đau bụng. Có khi lại gây táo bón, trướng bụng do phản hồi.Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc chống táo bón: polyethylene glycol hoặc macrogol, lactulose, mucilage, gôm, hạt Ispaghul,… Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Diosmectite,  bismuth … có tác dụng che chở niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố không làm giảm đau bụng khi dùng đơn độc. Probiotics (các lợi khuẩn): Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii… có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của vi sinh đường ruột, giúp phục hồi chức năng, cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa. Kháng sinh: chỉ dùng trên một số trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng bệnh do sự tăng sinh quá mức của vi khuẩn đường ruột. Thuốc Tây y điều trị triệu chứng hội chứng ruột kích thích Biện pháp không dùng thuốc Điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý Tránh ăn các thức ăn khó “dung nạp” như  đậu, đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, đồ ăn khô nhiều gia vị,…đồ nhiều dầu mỡ, Không ăn những đồ tanh, lạnh như hải sản ( tôm, cua, bề bề, mực,…) Hạn chế các đồ kích thích như rượu, bia, cà phê, trà,… Có thể uống các sản phẩm từ sữa chua đặc biệt các đồ uống có bổ sung  Probiotics ( các lợi khuẩn) hỗ trợ ổn định hệ tiêu hóa Trong trường hợp đi ngoài nhiều nên uống nhiều nước đề phòng mất nước Liệu pháp tâm lý Stress là một trong những nguyên nhân làm khởi phát và phát triển hội chứng ruột kích thích. Hãy giữ cho bản thân một cuộc sống thật an nhiên, kiểm soát cảm xúc tốt để tránh xa nguy cơ mắc hội chứng này. Tăng cường các hoạt động thể  dục, thể thao Vận động nhẹ nhàng: Nên tập một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đi bộ,… đều đặn vào buổi sáng sớm hoặc chiều, mỗi lần khoảng 15 đến 20 phút. Điều đó là rất tốt cho hệ tiêu hóa bởi nó kích thích hoạt động của nhu động ruột và góp phần nâng cao sức khỏe đường ruột. Massage bụng: động tác này giúp điều hòa nhu động đại tràng, giúp lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rối loạn co bóp của đại tràng.Người bệnh nên massage bụng vào sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ, hoặc ngay lúc thấy đau tức. Cách xoa: người bệnh nên xoa theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút tương ứng khoảng 250 vòng. Phòng ngừa bệnh, ổn định chức năng đại tràng Hiện nay, các sản phẩm thảo dược từ Hoàng bá, Bạch truật, Bạch phục linh, Bạch thược đang được các y bác sĩ khuyên dùng để hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, bởi mang đến hiệu quả cao và rất lành tính, ít tác dụng phụ. Hoàng Bá:Trong Hoàng Bá chứa một hàm lượng lớn Berberin, hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, dùng khi bị tiêu chảy do thức ăn nhiễm khuẩn. Không chỉ có thế, hợp chất lacton trong Hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên giúp giảm co thắt đại tràng do kích thích thần kinh. Chính vì thế, dùng  Hoàng Bá như “một mũi tên trúng hai đích”  vừa đem lại tác dụng diệt khuẩn, vừa giảm co thắt. Hoạt chất Berberin trong Hoàng Bá điều trị tốt triệu chứng tiêu chảy Bạch phục linh: được biết đến với vai trò là một vị thuốc quý với 2 hoạt chất chính là Polysaccharid và Triterpen giúp Giảm đầy bụng trướng hơi ở người bị bệnh đại tràng co thắt. Bạch Truật: Từ xa xưa Bạch truật đã được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hoá bởi khả năng trị viêm loét dạ dày, viêm ruột mạn tính, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy phân sống. Bạch Thược: Theo các nghiên cứu gần đây, hoạt chất paeoniflorin trong Bạch Thược có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng nên hạn chế sự tác động của căng thẳng thần kinh tới hoạt động của ruột nên làm giảm các triệu chứng đau tức ở người bị hội chứng ruột kích thích. Đi ngoài sau ăn sáng là điều hoàn toàn phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể, nhưng nếu bạn thường xuyên tiêu chảy sau ăn sáng thì cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị ngay nhé bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo “hội chứng ruột kích thích”. Viên uống Tràng Phục Linh PLUS kết hợp các thành phần thiên nhiên là sản phẩm dành riêng cho hội chứng ruột kích thích. Mời bạn gọi tới tổng đài 18001506 để được tư vấn thông tin về sản phẩm và bệnh lý đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Mời bạn bấmMUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS để mua hàng. Chia sẻ48

Giải đáp 5 vấn đề lớn về khám tiêu hóa

Khám tiêu hóa định kì thường xuyên sẽ giúp người bệnh phát hiện và có hướng điều trị sớm nhất. Vậy khám tiêu hóa có thực sự phức tạp, những địa chỉ khám tiêu hóa tốt ở đâu,…?  Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp ngay thắc mắc cho bạn. Khám tiêu hóa định kì giúp phát hiện bệnh sớm Khám tiêu hóa gồm khám những gì? Hệ tiêu hóa được chia làm 3 phần chính: Phần trên: Miệng, họng, thực quản Phần giữa: Dạ dày, ruột non, ruột kết, gan,mật và tuỵ tạng. Phần dưới: Hậu môn và trực tràng. Thông thường, khi đi khám tiêu hóa bạn sẽ được bác sĩ tiến hành thăm khám sơ bộ để bước đầu chẩn đoán hệ tiêu của  bạn đang gặp vấn đề ở bộ phận nào. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, bạn sẽ chờ lấy kết quả, và được bác sĩ kết luận về tình trạng bệnh cũng như đưa ra phác đồ điều trị. Các phương pháp khám bệnh tiêu hóa Khám lâm sàng: việc khám lâm sàng sơ bộ sẽ giúp bác sĩ khai thác được các thông tin liên quan đến bệnh thông qua việc hỏi chi tiết các dấu hiệu bệnh nhân thường gặp, khám thực thể từ đó bước đầu đưa ra kết luận. Làm một số xét nghiệm: xét nghiệm máu, đo nồng độ ure và creatinine máu, điện giải đồ, lấy phân cấy,… hỗ trợ việc chẩn đoán tìm ra bệnh và nguyên nhân gây bệnh Nội soi tiêu hóa: giúp bác sĩ quan sát được chi tiết và rõ ràng nhất những bất ổn trong đường tiêu hóa. Khám tiêu hóa ở đâu tốt? Tại Hà Nội: Một số địa chỉ khám tiêu hóa uy tín bạn có thể tham khảo như: Bệnh viện công: khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện 108, bệnh viện 103. Bệnh viện tư: bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc. Khám tiêu hóa ở bệnh viện Đại học y Hà Nội   Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện công: bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Thống Nhất,  Bệnh Viện Chợ Rẫy. Bệnh viện tư: Bệnh viện quốc tế Minh Anh, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh… Những bệnh viện công có chất lượng bác sĩ tốt, thăm khám kĩ lưỡng, chính xác tuy nhiên lượng bệnh nhân khá đông, thường xuyên quá tải. Các bệnh viện tư có chất lượng dịch vụ tốt, máy móc hiện đại. Tuy nhiên chi phí lại tương đối cao. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn những phòng khám tư uy tín, những phòng phám này vừa đảm bảo được chất lượng dịch vụ, chất lượng thăm khám tốt mà giá cả tương đối phải chăng. Khi nào nên đi khám Khi thấy một số dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám tiêu hóa ngay nhé vì rất có thể  nó cảnh báo những căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm: Ăn uống kém, chán ăn: đột nhiên cảm thấy thấy người thường xuyên mệt mỏi,  ăn uống không ngon miệng Khó chịu hoặc đau bụng, đầy bụng:  Bạn có cảm giác đau âm ỉ vùng thượng vị, đau bụng thường không rõ ràng, đau không có tính chất chu kỳ, đau không liên quan đến ăn uống, thường đau liên tục trong quá trình của bệnh. khó tiêu liên tục và kéo dài sau mỗi bữa ăn. Buồn nôn, nôn: Ở giai đoạn sớm của bệnh, biểu hiện này ít xuất hiện khi các dấu hiệu bệnh trở nên trầm trọng hơn bạn có thể  cảm thấy buồn nôn, nôn khan thường xuyên. Nên đi khám tiêu hóa khi thấy đầy bụng, ợ hơi Vì sao cần đi khám tiêu hóa Hiện nay ung thư đại tràng, dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa ngày một gia tăng. Chính vì thế khi thấy những dấu hiệu bất thường người bệnh nên tìm đến các địa chỉ khám tiêu hóa tốt để được bác sĩ tư vấn bà tìm ra hướng điều trị sớm tránh các biến chứng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho những độc giả đang còn băn khoăn về việc “có nên đi khám tiêu hóa?”, “ khám tiêu hóa ở đâu tốt”. Hi vọng sau khi đọc bài viết các bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Gọi tới tổng đài 18001506 (miễn phí cước gọi) để được chuyên gia tư vấn kĩ hơn về vấn đề khám tiêu hóa tại các cơ sở y tế và cách sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ các bệnh tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng. Sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS – hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS tại đây. Chia sẻ0

Rối loạn tiêu hóa xuất hiện với những triệu chứng gì ?

Rối loạn tiêu hóa rất dễ gây hoang mang vì bệnh có những triệu chứng tương tự một số bệnh nguy hiểm khác. Nếu không có hiểu biết cụ thể về bệnh sẽ rất khó để có phương pháp điều trị hiệu quả. Bài viết sẽ chỉ rõ một số triệu chứng cụ thể của bệnh, một số biến chứng không mong muốn và lời khuyên dành cho người bệnh. Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống  Rối loạn tiêu hóa là gì ? Rối loạn tiêu hóa là bệnh mà ai trong chúng ta cũng ít nhất mắc phải một lần trong đời. Nó khiến chúng ta phải chịu những cơn đau bụng âm ỉ kéo dài và sự đảo lộn trong vấn đề đi đại tiện. Rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng vai trò chính. Hay một giả thuyết khác được đưa ra với khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) đưa đến rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình Rối loạn tiêu hóa có rất nhiều hiểu hiện khác nhau, sau đây là một số triệu chứng nổi bật: Nôn, buồn nôn Khi bộ phận tiêu hóa hoạt động yếu, thức ăn sau khi nạp vào cơ thể không được hấp thụ, kèm theo đó là những phản ứng với các loại men trong đường ruột làm cho bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa có cảm giác buồn nôn hay thậm chí nôn mửa. Tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng. Khi bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy sẽ đi với số lượng nhiều và số lần đi nhiều hơn bình thường. Khi đó người bệnh đi vệ sinh không kiểm soát dễ bị mất nước và chất điện giải, háo nước. Cơ thể cảm giác mệt mỏi không muốn hoạt động nhiều. Nếu không bù nước kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tiêu chảy là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa Táo bón Khi rối loạn tiêu hóa, khả năng ruột co bóp kém, khiến đi đại tiện khó khăn, phân thường khô cứng. Buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi đại tiện lâu hoặc nhiều ngày mới đi đại tiện. Người bệnh mắc rối loạn tiêu hóa dưới triệu chứng táo bón có thể có những cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen hay vón cục, đi đại tiện rồi mà cảm giác vẫn còn phân trong ruột. Táo bón chỉ là triệu chứng nhỏ nhưng nó lại gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Đầy bụng chướng hơi Thức ăn đi vào cơ thể tầm khoảng 30 phút là có thể tiêu hóa bớt đi nhưng với những người rối loạn tiêu hóa quá trình này lại diễn ra chậm hơn. Thức ăn tiêu hóa chậm gây ra cảm giác khó chịu. Người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, nhanh no. Đôi khi, khi ăn cảm thấy vướng nghẹn ở vùng cổ họng gây cảm giác buồn nôn, nôn. Bụng tức nặng ở phần trên, bụng lúc nào cũng cảm giác như chứa đầy nước, đầy hơi. Đi lại nặng nề, đau bụng râm ran. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm cơ thể mệt mỏi, kiệt sức dẫn đến suy kiệt. Rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh bị đầy bụng chướng hơi Thay đổi thói quen đi đại tiện Ngoài những triệu chứng kể trên thì thay đổi thói quen đi đại tiện là một cách dễ dàng để nhận biết. Một người bình thừng có thể đi 1 đến 2 ngày đi đại tiện một lần nhưng phân thành khuôn không lỏng nát hoặc cứng rắn. Nhưng những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa có thể đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Có thể  lúc táo bón lúc tiêu chảy kèm theo đó là những triệu chứng khác như đau bụng, đầy chướng, buồn nôn. Nhiều trường hợp đi ngoài ngay sau bữa ăn. Vấn đề đi đại tiện nhiều người không thực sự để ý, nhưng đến lúc có sự thay đổi rõ ràng, thất thường ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc hằng ngày mới bắt đầu lưu tâm. Biến chứng (diễn tiến xấu) của rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa nếu để lâu mà không chữa trị sẽ để lại những hậu quả khôn lường cho người bệnh. Sức khỏe chung: Nhiều trường hợp người bệnh chủ quan, không điều trị dứt điểm làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, lâu dần bệnh có thể trở nên mạn tính. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nguy hiểm hơn khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng trong thời gian dài, giảm những lợi khuẩn trong đường ruột khiến cho những vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào kéo theo những bệnh về tiêu hóa không mong muốn khác. Rối loạn tiêu hóa khiến cho người bệnh gặp phải stress Chất lượng cuộc sống: Sẽ giảm sút đáng kể khi bạn gặp phải những triệu chứng trên của rối loạn tiêu hóa. Bạn nghĩ sao nếu suốt ngày chỉ quanh quẩn với vấn đề đi đại tiện bất thường, những cơn đau bụng diễn ra thường xuyên. Bạn chẳng còn tâm trí để dành thời gian cho những công việc hằng ngày, tập trung thời gian làm việc. Lâu dần tình trạng này diễn ra làm bạn càng căng thẳng, stress và áp lực. Điều này lại càng làm tăng nặng bênh. Cứ mãi trong vòng luẩn quẩn của bệnh như thế cách duy nhất là bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày và tìm phương pháp chữa trị bệnh triệt để. Các bệnh tiêu hóa khác: Như đã nêu trên, nếu bạn chủ quan, coi thường mà không chưa trị kịp thời, lâu dần rối loạn tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến một số bộ phận trong cơ quan tiêu hóa kéo theo một số bệnh như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, ung thư đại tràng, viêm ruột… Hội chứng ruột kích thích: Là một nhóm các triệu chứng bao gồm đau bụng, các thay đổi về mô típ nhu động ruột mà không có dấu hiệu tổn thương nào xảy ra. Nó khiến người bệnh mệt mỏi, đau bụng, táo bón tiêu chảy thường xuyên. Viêm đại tràng: Khiến người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đau bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt và có thể sốt. Lâu dần làm người bệnh sút cân, thiếu máu, có thể gây tắc ruột. Ung thư đại tràng: Người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện như đầy hơi, khó chịu, tiêu hóa không tốt, phân có lẫn máu, phân biến dạng có dịch nhầy… Viêm ruột: Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân nhầy có máu, nếu nặng có khi chỉ toàn nhầy máu mà không có phân, chảy máu trực tràng. Lời khuyên cho người bị rối loạn tiêu hóa Khi gặp những triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa nêu trên, bạn cần chữa trị ngay để tránh những biến chứng không đáng có. Một số biện pháp để bạn có thể điều trị giúp giảm bệnh là thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày. Chế độ ăn uống quyết định rất nhiều đến sức khỏe của cơ quan tiêu hóa. Bạn cần bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp thêm chất xơ, vitamin và nước cho cơ thể. Ngoài ra hạn chế sử dụng chất kích thích, không uống rượu bia và nước có gas, thuốc lá. Hạn chế những đồ ăn nhanh có hại cho sức khỏe. Khi phát hiện mình mắc những triệu chứng nếu trên, bạn không nên tự ý đi mua thuốc ở ngoài mà nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn điều trị kịp thời. Chế độ ăn uống hợp lý hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa Hiện tại có rất nhiều loại thuốc cả Đông y và Tây y, mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với từng với những triệu chứng bệnh khác nhau. Vì thế bạn cần tìm hiểu kĩ và có được những tư vấn để chọn được phương thức điều trị phù hợp. Chia sẻ0

Trị rối loạn tiêu hóa thế nào cho đúng?

Rối loạn tiêu hóa khiến chúng ta gặp quá nhiều phiền phức trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chữa trị đúng cách mà đa phần tự ý mua thuốc ở ngoài làm tăng nặng tình trạng bệnh. Bài viết sẽ giúp bạn nắm được ảnh hưởng nghiêm trọng của rối loạn tiêu hóa đến sức khỏe, cũng như một số biện pháp, phương thuốc chữa trị kịp thời hội chứng này. Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe Rối loạn tiêu hóa là gì ? Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng xuất hiện từ sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa do chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách. Chúng làm đảo loạn vấn đề đi đại tiện của chúng ta, gây nên những cơ đau bụng thất thường, kéo dài, kèm theo đó là các triệu chứng điển hình như nôn mửa, đầy bụng chướng hơi, tiêu chảy, táo bón, chán ăn…. Ảnh hưởng của rối loạn tiêu hóa Ảnh hưởng tới sức khỏe Rối loạn tiêu hóa tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, ít trường hợp gây tử vong, nhưng lâu dần sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Tiêu hóa bị rối loạn kéo theo là những cơn đau bụng kéo dài tùy theo mức độ có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau thành từng cơn, nổi cục, có thể đau nhiều chỗ khác nhau, nhiều khi đau từ bụng lan ra sau lưng. Hội chứng này còn kèm theo sự căng cơ ở bụng hay ợ hơi và trung tiện. Ở một số trường hợp còn kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, hôi miệng, đắng miệng, ợ chua, ợ nóng… Rối loạn tiêu hóa gây cảm giác buồn nôn, nôn Người bệnh mắc rối loạn tiêu hóa làm giảm đáng kể lợi khuẩn có trong đường ruột, làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Đó chính là cơ hội cho một số vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập, phát triển trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Cơ thể sẽ kém hấp thu và dễ suy nhược do thiếu dinh dưỡng. Nếu tiêu chảy kéo dài, cơ thể người bệnh mất nước, mất chất điện giải dẫn tới suy thận, hôn mê sâu.. nếu không được bù nước và chất điện giải kịp thời. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống Nếu bạn đi làm mà những cơn đau bụng, vấn đề đi đại tiện kéo dài khiến bạn chẳng thể tập trung, làm giảm hiệu quả công việc đáng kể. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, hệ miễn dịch suy yếu khiến người bệnh mệt mỏi thiếu sức sống, cơ thể không đủ lực và đầu óc không thể hoạt động hiệu quả, làm bạn càng stress và áp lực. Tiêu hóa bị rối loạn khiến bạn không thể tập trung công việc Nếu tình trạng rối loạn vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn như thế lâu dần không chữa trị sẽ dẫn đến mạn tính. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy cần chữa trị rối loạn tiêu hóa kịp thời để nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Thuốc trị rối loạn tiêu hóa Thuốc trị rối loạn tiêu hóa là điều mà ai cũng nên lưu tâm vì khi phát hiện triệu chứng nhiều người ra ngay hiệu thuốc mua thuốc mà không biết nó có phù hợp với mình hay không. Lời khuyên dành cho bạn là đến những cơ sở y tế uy tín dể thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất.  Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn: Thuốc Tây y Thuốc Tây y có một đặc điểm là làm giảm nhanh triệu chứng cho người bệnh. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, một số thuốc tây y có thể gây ra nhiều tác hại cho người bệnh. Sau đây là một số thuốc kèm theo triệu chứng hay được bác sĩ kê đơn: Thuốc tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng Nhóm thuốc thúc đấy tăng tiết mật: Giúp cho tiêu hóa tốt hơn và diệt một số vi khuẩn có hại cho đường ruột như Berberin. Nhóm thuốc giúp ngăn ngừa mất nước và bổ sung chất điện giải cho cơ thể: Sử dụng trong trường hợp tiêu chảy kéo dài. Điển hình như dung dịch bù nước và chất điện giải Oresol. Lưu ý khi sử dụng pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm. Nhóm thuốc cầm tiêu chảy: Khi tình trạng tiêu chảy kéo dài cần sử dụng ngay những thuốc này tránh suy nhược cơ thể. Ví dụ như Loperamid. Thuốc này đặc biệt lưu ý chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chẩn đoán tiêu chảy không phải ngộ độc thực phẩm hay ăn hóa chất độc hại. Thuốc tiêu chảy hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa Thuốc trị táo bón do rối loạn tiêu hóa Thuốc trị táo bón tạo khối: Các loại thuốc này có chứa chất xơ, chất sợi và chất nhầy từ nguyên liệu tự nhiên, chúng sẽ hút nước làm tăng thể tsich của phân và kích thích phản xạ đi đại tiện tự nhiên. Vì thuốc này chiết xuất từ tự nhiên nên hiệu quả thường sẽ chậm hơn các thuốc khác nhưng đặc biệt an toàn cho cơ thể: Igol, Metamucil… Thuốc trị táo bón thẩm thấu: Thuốc chứa các muối vô cơ, đường. Khi nào uống vào, thuốc giữ nước trong long ruột, giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn : Sorbitol, Forlax, Lactitol… Thuốc làm mềm phân: Được dùng rất phổ biến có tác dụng khiến phân dễ dàng thấm nước làm phân mềm dễ di chuyển hơn. Xuất hiện táo bón khi bị rối loạn tiêu hóa Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn Thuốc giảm chứng khó tiêu ợ chua giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản như thuốc: Maalox (dùng thuốc sau bữa ăn ít nhất 30 phút) Khi khó  tiêu, táo bón, buồn nôn bạn cũng có thể  tham khảo những thuốc có tác dụng cân bằng nhu động ruột, đẩy mạnh quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột như thuốc: Domperidon (đặc biệt lưu ý sử dụng khi có chỉ định bác sĩ). Ngoài ra bạn có thể sử dụng những loại men tiêu hóa giúp làm tiêu thức ăn, giảm chứng ăn không tiêu, chướng bụng, đầy bụng, buồn nôn biếng ăn khi bị rối loạn tiêu hóa như: Neopeptine, Lactomin, Enterogemina… Bài thuốc dân gian trị rối loạn tiêu hóa Một số bài thuốc được tương truyền trong đân gian cũng khá hiệu quả cho việc chữa trị rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là một số bài thuốc hay: Lá khổ sâm hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa   Lá khổ sâm Công dụng Giúp giảm chướng hơi, đầy bụng do rối loạn tiêu hóa. Cách dùng. Lấy ngọn lá khổ sâm đem rửa thật sạch và 1 ít muối, cho vào miệng nhai kĩ. Từ từ nuốt cả nước lẫn bã. Nha đam: Công dụng: Chữa táo bón bằng nha đam rất hiệu quả. Cách dùng: Lấy 6 gram nha đam, gọt vỏ, rửa sạch nhựa. Lấy ruột bên trong trộn chung với đường nhai và nuốt từ từ. Ăn liệt tục cho đến khi dứt được chứng táo bón. Nha đam chữa táo bón rất tốt Mướp đắng Công dụng: Có tính mát nên rất phù hợp chữa táo bón. Cách dùng: Mỗi khi bị táo bón, chỉ cần lấy mướp đắng rửa sạch, ép lấy nước uống. Hoặc có thế chế biến các món ăn từ mướp đắng. Biện pháp giảm rối loạn tiêu hóa không dùng thuốc Rối loạn tiêu hóa có thể thuyên giảm nhờ một số biện pháp sau mà không cần sử dụng đến thuốc. Thay đổi chế độ ăn uống hợp lí mà người bệnh nên làm không chỉ ngay trước mắt mà còn về lâu dài. Vì chế độ ăn quyết định rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Cần ăn nhiều rau củ quả  giúp tăng chất xơ và bổ sung vitamin cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn ôi thiu và các chất kích thích. Theo một nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất có tác động tích cực tới việc phòng ngừa và chữa trị rối loạn tiêu hóa. Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để tập luyện thể thao với cường độ vừa phải giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và nâng cao thể chất. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, đặc biệt là chức năng đại tràng. Chia sẻ0

Bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì?

Các bệnh về đường tiêu hóa đã và đang gây nên nhiều nỗi lo ngại trong mỗi chúng ta, đặc biệt là chứng rối loạn tiêu hóa. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa nên làm gì? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây. Khi bị rối loạn tiêu hóa nên làm gì? Cách sử dụng thuốc khi bị rối loạn tiêu hóa như thế nào? Có nhiều thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa, trong đó có cả thuốc Tây y và các bài thuốc dân gian. Thuốc Tây y Việc sử dụng thuốc Tây y giống như con dao 2 lưỡi, tuy cho thấy tác dụng nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân. Chính vì vậy bác sĩ có thể chỉ định thuốc chữa rối loạn tiêu hóa một cách linh hoạt giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng khó chịu và điều trị triệt để căn nguyên của bệnh. Các loại thuốc Tây y thường được chỉ định trong rối loạn tiêu hóa, chủ yếu là các thuốc điều trị các triệu chứng đi kèm: Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn Maalox: Dùng sau ăn 30 – 60 phút. Domperidon: Dùng thuốc trước ăn 30 phút. Neopeptine, Lactomin, Enterogemina…: Đây là những loại men tiêu hóa, uống sau bữa ăn khoảng 1h. Thuốc điều trị đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy: Berberin: Nên uống một lần vào buổi sáng trước bữa ăn, và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dung dịch bù nước và chất điện giải Oresol: Pha thêm nước theo đúng chỉ dẫn ghi trên  nhãn. Uống thay nước uống hàng ngày, để bổ sung nước, điện giải Loperamid: Có tác dụng cầm tiêu chảy. Uống thuốc khi bị tiêu chảy nhiều lần. Các thuốc điều trị bệnh lý liên quan: trong trường hợp rối loạn tiêu hóa được xác định do các nguyên nhân về bệnh lý, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn các thuốc điều trị các bệnh lý đó: như thuốc điều trị dạ dày, tá tràng… Thuốc Đông y Các bài thuốc dân gian chứa Bạch Truật, Hoàng Bá, Bạch Thược, Hoàng Bá… cũng được sử dụng trong điều trị chứng bệnh này đem lại tác dụng tốt. Bạch truật có tác dụng tốt trong trường hợp rối loạn tiêu hóa Lưu ý về dinh dưỡng khi bị rối loạn tiêu hóa Chế độ dinh dưỡng đóng 1 vai trò quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa, dùng thuốc cần đi kèm với một chế độ ăn phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất: Chế độ dinh dưỡng cần chú trọng vào cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không làm cho hệ tiêu hóa bị kích thích và bị hoạt động quá tải. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Người bệnh rối loạn tiêu hóa cần được bổ sung: Nên có các món trứng, cá biển, tối thiểu 3 lần/ tuần. Uống nhiều nước, bổ sung 2,5 – 3 lít nước trong ngày, có thể sử dụng nước khoáng có nhiều Kali và Magie thì càng tốt. Ăn nhiều trái cây, đặc biệt là chuối, ổi để giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, táo bón xảy ra thường xuyên. Vitamin C trong trái cây giúp các vết loét trên thành ruột hồi phục một cách nhanh chóng hơn. Sữa chua là món ăn cần được bổ sung thường xuyên để tạo điều kiện cho lợi khuẩn trong dạ dày phát triển. Tuy nhiên chỉ nên dùng sữa chua mà không nên dùng các loại sữa tươi khác vì dễ gây kích thích dạ dày. Ăn nhiều chất đạm, chất xơ, … Ưu tiên thịt “trắng” như thịt gia cầm, tốt hơn nữa là thịt “giả” như đậu hũ, vừa dồi dào chất đạm, vừa là nguồn cung ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, các thực phẩm có chứa nhiều ga, chất coffein. Thực phẩm chứa gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh. Thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, bị ôi thiu, bày bán ngoài đường mà không có bảo quản tốt… Rối loạn tiêu hóa nên kiêng ăn gì? Với một số thể trạng cơ thể, tùy từng triệu chứng và bệnh lý khác nhau, mà chế độ ăn kiêng của mỗi người cũng khác nhau: Cần tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cafe, rượu, ớt  Các chất có hàm lượng đường cao cũng không nên ăn nhiều. Cần tránh cả các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, bạc hà, thịt xông khói, hạn chế ăn thịt chiên… Ngoài ra cần tránh thêm các chế phẩm từ sữa động vật, không nên uống sữa khi bị rối loạn tiêu hóa Người bệnh không nên sử dụng bánh mỳ, bánh quy, các sản phẩm ngũ cốc. Tránh xa đồ nướng, đồ chiên, đồ uống có cồn… Rối loạn tiêu hóa không nên ăn các chế phẩm từ sữa Các yếu tố khác trong chế độ sinh hoạt người bệnh cần chú ý: Không nên ăn quá no, càng không nên nạp quá nhiều thức ăn giàu đạm và chất béo cùng lúc. Hãy ăn vừa đủ, ăn chậm và nhai kỹ. Đảm bảo ăn uống đúng giờ giấc, có chế độ sinh hoạt, học tập, làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Tập thể dục không chỉ tốt cho cơ bắp và tim mạch, mà còn giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột. Người nhà và bệnh nhân cũng nên trang bị cho mình những kiến thức về rối loạn tiêu hóa và cách khắc phục chứng bệnh này để nâng cao sức khỏe. Gọi ngay tới tổng đài 18001506 (miễn cước) để được tư vấn về cách phòng và chữa trị rối loại tiêu hóa, viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Chia sẻ0

Bài viết nổi bật

Banner-T1-2024-720x720.jpg

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...