[Giải đáp] Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?

Tiêu chảy cấp là một trong những biểu hiện bệnh lý tiêu hóa gặp khá phổ biến. Hiện tượng này khiến cơ thể dần mất nước và chất điện giải, gây rối loạn hấp thu, suy kiệt, thậm chí là tử vong nếu không có biện pháp cải thiện. “Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi” chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Hãy cùng tham khảo những thông tin sau đây để giải đáp nhé.

Dấu hiệu tiêu chảy cấp bạn nên biết

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy cấp như vi khuẩn, virus, ký sinh vật hoặc do nhiễm khuẩn các chất hóa học bảo quản thực phẩm. Bên cạnh những dấu hiệu giống nhau về số lần đi đại tiện nhiều, phân lỏng, sống phân, tùy từng nguyên nhân khác nhau mà tính chất phân cũng như các dấu hiệu đi kèm cũng khác nhau. Cụ thể:

Tiêu chảy do vi khuẩn

Dấu hiệu tiêu chảy do vi khuẩn thường khá đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số dấu hiệu kể đến như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đi cầu phân lỏng, nhiều nước, đôi khi có máu; có biểu hiện mất nước…

Trong các loại vi khuẩn, vi khuẩn tả gây ra tiêu chảy cấp nguy hiểm nhất. Vi khuẩn tả trú ẩn trong phân người bệnh nên bồn cầu nhà vệ sinh thường là nơi ủ bệnh. Khi mắc bệnh tả, nếu không được chữa trị kịp thời người bệnh có nguy cơ tử vong. Đặc biệt, những nơi có người bị bệnh tả có thể lây lan âm thầm qua nhiều con đường khác. Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh nếu không tuân thủ lối sống lành mạnh, vệ sinh.

Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn

Hình ảnh lỵ trực khuẩn

Sau vài ngày khi ăn hoặc uống phải vi khuẩn lỵ từ các nguồn lây, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng phổ biến như sốt, đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ có ít phân lẫn với nhầy, đặc biệt là phân có lẫn máu kiểu nhờ nhờ như máu cá.

Sau mỗi lần đi đại tiện người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhưng lại rất dễ đi tiếp. Có thể 15, 20 thậm chí 100 lần/ngày. Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người già nhiều khi có dấu hiệu rất nặng dưới dạng nhiễm độc tiêu chảy dầm dề, phân như nước rửa thịt, li bì, kiệt nước, mạch nhanh nhỏ, sốt cao, đôi khi co giật, hôn mê, có thể tử vong sau vài giờ hoặc vài ngày nếu không khám và chữa kịp thời.

Tiêu chảy do lỵ amíp

Khác với lỵ trực khuẩn, lỵ amip thường xuất hiện từ từ, các triệu chứng không rầm rộ, không sốt. Người bệnh bị đi ngoài nhiều lần, cũng đau quặn và mót rặn mỗi lần đi đại tiện, phân có nhầy lẫn máu nhưng số lần đi ngoài ít hơn, số lượng cũng ít (5 – 15 lần/ngày).

Bệnh có thể giảm một cách tự phát hoặc sau khi uống một vài thứ thuốc. Tuy nhiên, không khỏi hẳn mà âm ỉ, kéo dài và dần chuyển sang mạn tính (tái phát từng đợt đau bụng, đau quặn, mót rặn phân nhiều nhầy có thể xen kẽ lẫn máu mỗi khi cơ thể yếu, ăn thức ăn lạ, có vị tanh, nhiều dầu mỡ hoặc khi làm việc quá sức).

Tiêu chảy do virus

Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ.

Thường gặp ở trẻ nhỏ là do rotavirus. Khi mắc tiêu chảy do rotavirus thường có các biểu hiện như:

  • Nôn là triệu chứng hay gặp nhất, trước khi bị tiêu chảy và các dấu hiệu khác kèm theo. Tuy nhiên, một số trường hợp nôn có thể xảy ra đồng thời với tiêu chảy. Nôn có thể kéo dài một vài ngày hoặc xuất hiện sau ăn.
  • Đau bụng, thường đau ở vùng quanh rốn hoặc trên rốn.
  • Mất nước và điện giải, môi khô, mắt trũng, da nhăn nheo.
  • Sốt: Chỉ gặp ở một tỷ lệ nhất định, sốt có thể lên tới 40oC, sốt có thể là phản xạ của cơ thể, cũng  có thể là bội nhiễm thêm vi khuẩn khác.
  • Viêm đường hô hấp trên kèm theo tiêu chảy. Các triệu chứng đi kèm như ho, sổ mũi… Trong một số ngày đầu của bệnh tiêu chảy.

Căn nguyên của tiêu chảy rất da dạng nên khi bị tiêu chảy cấp tốt nhất người bệnh đi khám càng sớm càng tốt. Nếu để muộn có thể có một số biến chứng xảy ra. Trong khi chờ để khám cần cho người bệnh, đặc biệt là trẻ uống bổ sung nước, điện giải bị mất do tiêu chảy, sốt.

☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy kéo dài – Nguyên nhân, cách điều trị

Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?

Tùy mỗi người mà diễn biến của tiêu chảy cấp và mức độ nặng, nhẹ là khác nhau. Đối với các trường hợp bình thường, tiêu chảy cấp thường diễn biến trong vòng vài ngày. Đôi khi, một số trường hợp kéo dài tới 2 tuần, nhất là đối với người bệnh nhiễm rotavirus.

Tiêu chảy cấp có tính ngắn hạn, bệnh nhẹ và có thể tự khỏi trong khoảng 1 tuần nếu được chăm sóc tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu người bệnh nôn nhiều, sốt cao và đau bụng thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Với người bệnh vẫn bị tiêu chảy sau 4 tuần, rất có thể bạn bị tiêu chảy mãn tính. Rất có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, bạn cần đi khám để kiểm tra nguyên nhân, điều trị kịp thời nhằm phòng ngừa các rủi ro, nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy cấp có lây được không?

Hướng dẫn xử trí đúng khi bị tiêu chảy cấp

Xử trí đúng cách không chỉ giúp việc điều trị gặp nhiều thuận lợi, cơ thể nhanh chóng hồi phục mà còn giảm nguy cơ tử vong do cơ thể mất nước, chất điện giải trầm trọng. Khi gặp phải tình trạng tiêu chảy cấp, hãy thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia sức khỏe như sau:

Trường hợp nhẹ (chưa có dấu hiệu mất nước)

  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước như nước lọc, nước cháo, nước súp, nước oresol…
  • Ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, cơm, thịt nạc, gà, trứng, quả chín (chuối chín rất tốt), rau luộc nên ăn cả nước.
  • Thức ăn nên nghiền nhỏ cho dễ tiêu, chia ra thành nhiều bữa, ăn đủ no, không cần hạn chế.
  • Đối với trẻ đang bú mẹ vẫn tiếp tục bú, nếu ăn sữa công thức thì pha loãng hơn bình thường.

Sau khi khỏi bệnh vẫn nên duy trì chế độ ăn như trên trong 1 tuần nữa. Nếu có sẵn oresol hãy pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Đối với trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml cho một lần đi ngoài, uống từng thìa nhỏ và tiếp tục cho bú mẹ. Còn trẻ từ 2 – 10 tuổi, uống 100 – 200ml cho một lần đi ngoài, uống từng ngụm nhỏ. Người lớn uống mỗi lần 200ml hoặc uống theo nhu cầu. Trường hợp còn đi ngoài nhiều lần phải đưa tới cơ sở y tế để khám và điều trị.

Trường hợp tiêu chảy cấp mất nước

Bổ sung nước và điện giải bằng dung dịch oresol

Khi người bệnh có các biểu hiện như khô môi, mắt trũng, nôn nhiều, trẻ nhỏ thóp lõm, ngủ nhắm mắt không kín. Khi đó cần cho uống oresol ngay. Trẻ em, 4 giờ đầu tiên cho uống theo cân nặng. Nếu không có sẵn oresol cần pha dung dịch thay thế bằng cách:

  • Cách 1: lấy 1 thìa nhỏ (không gạt ngang) muối ăn và 8 thìa gạt đường kính) hòa vào 1 lít nước đun sôi để nguội.
  • Cách 2:  lấy 1 nắm gạo (tầm 50g) cho thêm nước vào đun lấy 1 lít nước cháo, cho thêm 3g muối.

Nếu sau 4 giờ uống bù nước mà vẫn đi ngoài nhiều lần thì phải đưa ngay tới cơ sở y tế khám và điều trị.

Trường hợp mất nước nặng

Biểu hiện mất nước nặng như da nhăn nheo, trẻ khóc không ra nước mắt, có khi bị co giật do nhiễm độc thần kinh. Lúc này cần đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế bằng mọi cách nhanh nhất.

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tuy có tác dụng làm săn niêm mạc khiến người bệnh hạn chế đi ngoài. Nhưng điều này lại làm chậm quá trình đào thải vi khuẩn, virut khỏi cơ thể khiến bệnh càng kéo dài hơn. Khi bị tiêu chảy lượng nước trong cơ thể bị mất đi nhiều, nên biện pháp đầu tiên vẫn là bù nước và điện giải. Tốt nhất là dung dịch oresol và sau đó đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để khám và điều trị.

Khi nào cần đưa tới viện ngay?

Khi có các dấu hiệu sau đây cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Sốt trên 38,5 độ C.
  • Đi ngoài trên 6 lần/24 giờ.
  • Hội chứng lỵ.
  • Đau bụng nhiều, đặc biệt ở bệnh nhân trên 50 tuổi.
  • Có dấu hiệu mất nước.
  • Mới nằm viện nội trú, mới sử dụng kháng sinh.
  • Triệu chứng nặng lên sau 48 giờ.
  • Bệnh nhân nguy cơ cao: Người lớn tuổi (> 65) bởi nhận thức kém nên nhận biết ra bệnh khi đã muộn, bệnh nhân suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và steroid, hoá trị liệu điều trị ung thư), bệnh nhân có bệnh lý mạn tính (đái tháo đường, bệnh tim phổi mạn tính, xơ gan, suy thận…).

Phòng bệnh tiêu chảy cấp có khó không?

Tiêu chảy cấp tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau:

Vệ sinh cá nhân, môi trường sống: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Nếu gia đình có thành viên bị tiêu chảy cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi ngoài. Hạn chế người ra vào vùng có dịch.

An toàn thực phẩm: Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn rau sống và uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, tiết canh, nem chua…

Dùng nguồn nước sạch: Các nguồn nước sử dụng cần đảm bảo sạch sẽ, rất cả nước uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B. Không đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng… Súc vật chết và rác không vứt xuống ao, hồ, sông, giếng…

Khi có người bị tiêu chảy cấp: Cần phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?” và hướng dẫn cách xử lý đúng khi gặp phải tình trạng này. Nếu thấy bài viết hay hãy nhấn like và chia sẻ bài viết này nhé. Hãy “ghé thăm” website Trangphuclinhplus.vn thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...