Bụng kêu sau khi ăn là làm sao? Có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc liệu bụng kêu sau khi ăn là bị làm sao? Và có gây nguy hiểm gì không? Bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.

Hiện tượng bụng kêu sau khi ăn là bệnh gì?

Bụng kêu hay còn được gọi là sôi bụng thường gặp khi đói hoặc sau khi ăn. Đó là những tiếng kêu ùng ục được tạo ra từ ruột bởi quá trình co bóp thức ăn. Tại đây, các cơn co bóp từng đợt đẩy thức ăn và khí đi vào ống tiêu hóa. Bình thường, những tiếng kêu này khá nhỏ phải sử dụng ống nghe mới thấy được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tiếng kêu phát ra khá lớn( âm thanh mà mọi người thường gọi là sôi bụng) thì có nghĩa hoạt động của nhu động ruột bị gia tăng quá mức có thể báo hiện một số bệnh lý tiêu hóa như:

Bệnh viêm loét dạ dày

Bụng kêu sau khi ăn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày. Ngoài hiện tượng sôi bụng ra, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng:

  • Ợ hơi, ợ chua, bụng chướng, đầy hơi.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Đau tức khu vực thượng vị, cơn đau có lúc dữ dội, có khi âm ỉ.
  • Xuất hiện đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen như bã cà phê.
  • Hôi miệng, chảy máu chân răng, lưỡi rêu trắng.

Bệnh viêm loét dạ dày điều trị dễ dàng khi được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu bệnh để lâu, chuyển sang giai đoạn mãn tính thì việc chữa trị khó dứt điểm, dễ gây nhiều biến chứng khó lường. Chính vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng sôi bụng và những dấu hiệu đặc trưng đi kèm, bạn nên căn chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương, xuất hiện các vết viêm loét, ổ áp xe, từ đó gây ra các triệu chứng:

  • Bụng sôi sau khi ăn.
  • Đầy bụng, chướng hơi khó tiêu.
  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng, phân sống, phân lỏng nát không thành khuôn.
  • Đau bụng âm ỉ dọc khung đại tràng, cơn đau xuất hiện nhiều hơn sau khi ăn.

Bệnh viêm đại tràng dễ mắc và dễ tái phát nhiều lần ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống người bệnh. Ngoài ra, bệnh để lâu có nguy cơ biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính, ung thư đại tràng. Chính vì vậy, bệnh viêm đại tràng cần được phát hiện sớm để có biện pháp xử lý triệt để, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hội chứng ruột kích thích

Bụng kêu sau ăn cũng có thể là triệu chứng báo hiệu bệnh hội chứng ruột kích thích. Bệnh kèm theo các dấu hiệu thường gặp:

  • Rối loạn phân: Dấu hiệu đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày hoặc ít hơn 3 lần/ ngày. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
  • Triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, nặng bụng được cải thiện sau khi đi đại tiện.
  • Phân lúc lỏng, lúc táo xen kẽ.
  • Nội soi không thấy tổn thương niêm mạc.

Người bệnh cũng lưu ý, những triệu chứng dưới đây thì không phải dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích:

  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Có cơn đau bụng hoặc tiêu chảy là thức dậy.
  • Có lẫn máu trong phân hoặc nước tiểu.
  • Sốt.
  • Sụt cân.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, bụng kêu sau ăn còn do:

  • Dung nạp thức ăn có chứa nhiều đường.
  • Tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ không hòa tan, gây khó tiêu như súp lơ, rau cải bắp, trái cây họ cam, quýt…
  • Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

Hiện tượng sôi bụng sau ăn có nguy hiểm không?

Bụng kêu- sôi bụng là hiện tượng sinh lý bình thường khi bụng đói hoặc nhìn thấy thức ăn hấp dẫn hoặc sau khi ăn no. Đây là hoạt động tiêu hóa thức ăn có thể gây ra những âm thanh sôi bụng khá nhỏ, nếu để ý kĩ thì người khác mới có thể nghe thấy. Những trường hợp bụng kêu ùng ục kéo dài sau khi ăn và đi kèm với những triệu chứng khác thì có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… Các bệnh lý tiêu hóa nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng và đỡ tốn kém. Bệnh để lâu và chuyển sang mãn tính dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Cách chữa sôi bụng tại nhà

Hiện tượng sôi bụng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Chính vì thế, để biết chính xác nguyên nhân gây sôi bụng, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra cụ thể, khi đã biết chính xác nguyên nhân bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Ngoài ra có nhiều phương pháp điều trị sôi bụng tại nhà mà bạn có thể tham khảo dưới đây:

1.Sử dụng mẹo massage bụng

Massage bụng sau ăn rất hữu ích cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Nó giúp giảm áp lực, hoạt động co bóp của nhu động ruột làm việc trơn tru hơn, thúc đẩy tiêu hóa tốt, loại trừ được đầy hơi, sôi bụng.

  • Bạn nằm hoặc ngồi với tư thế thoải mái nhất.
  • Xòe 2 lòng bàn tay, áp lên phần bụng khu vực thượng vị.
  • Xoa nhẹ nhàng qua lại 2 bên theo chiều kim đòng hồ để giảm những cơn co thắt trong đường ruột.
  • Thực hiện khoảng 5 phút để thấy hiệu quả.

2.Dùng nước gạo rang

Gạo có vị ngọt, tính bình, tính mát thường được dùng để giảm chứng sôi bụng. Ngoài ra nước gạo rang có thể điều trị hiệu quả các vấn đề rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, cùng nhiều tác dụng khác trong hệ tiêu hóa và bài tiết. Cách làm nước gạo cũng khá đơn giản:

  • Dùng 1 nắm gạo sạch, rang vàng cho thơm.
  • Cho vào nồi đun cùng 1 lít nước, đun sôi lên và vặn lửa nhỏ liu riu đến khi còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước uống thành 2-3 lần, uống sau mỗi bữa ăn.

Lưu ý:

Nước gạo rang chỉ dùng trong ngày, không nên uống khi để nước qua đêm, tránh trường hợp nước bị ôi thiu, nhiễm khuẩn.

3.Củ riềng

Trong củ riềng có chứa 1% tinh dầu chủ yếu là xincola và metylxinamat. Nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, chữa các chứng bệnh ăn khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, cải thiện chứng sôi bụng hiệu quả.

Cách sử dụng riềng như sau:

  • Riềng 1 củ: Rửa sạch, cạo hết vỏ bên ngoài, thái lát phơi khô và đem tán bột.
  • Trộn riềng cùng mật ong thật đều và vo lại thành từng viên nhỏ, cỡ bằng đầu ngón tay.
  • Mỗi ngày uống 3 viên, mỗi lần 1 viên sau mỗi bữa ăn.

4.Gừng tươi

Ngiên cứu khoa học đã chỉ ra, gừng tươi có chứa nhiều thành phần quý như zingeron, zingerola, shogaola… giúp giảm đau, chống viêm, chống co thắt ruôt rất tốt. Không chỉ vây, gừng tươi còn có tác dụng tăng sản xuất nước bọt và dịch vị tiêu hóa trong cơ thể, hỗ trợ cải thiện nhanh chứng đầy bụng – khó tiêu (nguyên nhân hàng đầu gây sôi bụng). Có thể sử dụng gừng tươi điều trị chứng sôi bụng bằng cách:

Cách 1: Trà gừng

  • 1 củ gừng, rửa sạch, gọt vỏ rồi thát lát, đập dập.
  • Lấy 1 thìa gừng cho vào cốc nước nóng hãm khoảng vài phút rồi cho thêm 1 thìa mật ong.
  • Khuấy đều uống khi còn ấm.

Cách 2:

  • 1 nhánh gừng rửa sạch, cạo vỏ và đem xay hoặc giã nát, vắt lấy nước.
  • Dùng nước gừng pha cùng 150ml nước ấm.
  • Cho thêm 1 chút mật ong vào khuấy đều.
  • Uống mỗi ngày lúc sáng sớm sẽ giảm nhanh tình trạng bụng kêu.

Cách 2: Chườm bằng gừng rang

  • Sử dụng 60g gừng tươi rửa sạch và giã nhỏ
  • Cho vào chảo rang lên cho khô ráo.
  • Bọc gừng rang vào 1 miếng vải mềm.
  • Đắp lên bụng quanh phần rốn khoảng 1 giờ.
  • Gừng hết nóng lại mang ra rang và làm lại chườm.
  • Khi đó sẽ giảm nhanh triệu chứng sôi bụng.

 

5.Lá tía tô giảm sôi bụng

Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, ấm  giúp giải trừ cảm mạo, sổ mũi, hen suyễn, đặc biệt nó còn giúp cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu rất hiệu quả. Bạn có thể dùng lá tía tô để giảm sôi bụng bằng cách:

Cách 1:

  • 30g lá tía tô rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng, vớt ra để thật ráo nước.
  • Cho vào xay nhuyễn hoặc giã nát.
  • Chắt lấy nước uống.

Cách 2

  • 1 nắm lá tía tô rửa sạch và thái nhỏ.
  • 1 nắm gạo vo sạch và nấu thành cháo loãng.
  • Khi cháo đã chín bỏ lá tía tô vào và nêm gia vị ăn cho vừa miệng.

6.Trà quế

Theo y học cổ truyền, quế có mùi thơm, vị cay, ngọt, tính nóng, đi vào kinh tỳ và thận giúp làm ấm tỳ vị, trừ lạnh, thông huyết mạch…Ngoài ra, quế còn có tác dụng giúp đào thải khi ga tích tụ bên trong dạ dày. Chính vì, quế có tác dụng rất tốt trong giảm sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi.

Cách chữa bụng kêu sau ăn bằng quế như sau:

Cách 1:

  • 1 thìa bột quế pha cùng 250 ml nước sôi.
  • Khuấy tan để bột quế lắng xuống, chắt gạn lấy phần nước uống.
  • Cách này giúp đánh tan sôi bụng trong vòng 20 phút.

Cách 2:

  • 1/2 thìa bột quế, pha cùng 1 cốc sữa 250ml.
  • Chắt lấy phần nước uống và bỏ bã bột quế.
  • Uống sau khi ăn.

7.Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh các những cách chữa bụng kêu, bụng kêu như trên trên, bạn có thể kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

  • Ăn những thực phẩm nấu kĩ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chú ý bổ sung rau xanh, trái cây tươi.
  • Chú ý uống đủ lượng nước mỗi ngày.
  • Hạn chế các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ.
  • Hạn chế các loại nước ngọt có ga, bia rượu, cà phê và các chất kích thích
  • Loại bỏ thói quen ăn mặn bởi nó sẽ khiến cho cơ thể bị tích nước, gây đầy bụng.
  • Thường xuyên hoạt động thể chất giúp nâng cao sức khỏe để đường ruột được hoạt động nhịp nhàng, ổn định tiêu hóa và ngăn ngừa chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng và táo bón.

Xem thêm: Tham khảo những cách chữa sôi bụng tại nhà

Giải pháp cho chứng bụng kêu sau ăn do bệnh đại tràng

Để cải thiệntriệu chứng bụng kêu sau ăn do bệnh đại tràng gây ra, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ kèm những phương pháp trị sôi bụng tại nhà và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS.

trang-phuc-linh-plus

 

Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho nhiều bệnh khác nhau:

  • Người bị đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ, đi ngoài ra máu.
  • Rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích.
  • Đau quặn bụng, đau dọc khung đại tràng.

Sản phẩm này có chứa hoạt chất hóa học nội sinh 5-HTP và hoạt chất sinh học ImmuneGamma giúp:

  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Nếu còn băn khoăn gì về bệnh, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...