Bụng nổi cục cứng là bệnh gì?

Nhiều người khi thấy xuất hiện dấu hiệu lạ ở vùng bụng như nổi cục cứng bên trái hoặc phải thường hoang mang, lo lắng không biết mình mắc bệnh gì, có cần phải đi khám hay điều trị không. Để giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

bung-noi-cuc-cung-la-benh-gi

Bụng nổi cục cứng là gì?

Bụng là nơi chứa tất cả các bộ phận của cơ quan tiêu hoá bao gồm dạ dày, ruột non, ruột già (đại tràng). Nổi cục cứng ở bụng là hiện tượng khá nhiều người gặp phải khi bụng xuất hiện tình trạng căng tức, sờ thấy cục cứng, ấn vào đôi lúc cảm thấy đau kèm theo cảm giác khó chịu.

Cục cứng nổi lên có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như bụng bên trái hoặc bên phải và có liên quan mật thiết tới các bệnh lý về đường tiêu hoá như hội chứng ruột kích thích, ung thư kết tràng.

Triệu chứng của bụng nổi cục cứng

Không phải tất cả các cục cứng ở bụng đều cần điều trị, nhưng một số có thể cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện mà không có triệu chứng đi kèm. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bụng nổi cục cứng:

  • Cục cứng ở bụng có thể dễ dàng di chuyển trong ổ bụng hoặc cố định tại một vị trí.
  • Bạn sẽ cảm thấy đau hoặc không. Nhiều trường hợp xuất hiện đau bụng từng cơn đến đau quặn thắt, chướng bụng, đầy hơi đi kèm.
  • Có thể xuất hiện những cơn sốt nhẹ, cảm giác nóng rát trong bụng.
  • Thay đổi về ngoại hình: kích thước vòng bụng tăng, bề mặt bụng gồ lên không phẳng.

be-mat-bung-go-len

  • Da bụng thường đỏ hơn bình thường.
  • Khi thay đổi tư thế thường cảm thấy khó chịu.
  • Tinh thần mệt mỏi, lo lắng, bất an.

Bụng dưới bên trái có cục cứng là bệnh gì?

Nếu bụng trái của bạn nổi lên những cục cứng, tình trạng này liên quan tới một số bệnh lý dưới đây:

Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt)

Nếu bạn đã làm các xét nghiệm sinh hoá, siêu âm ổ bụng hay nội soi mà kết quả vẫn bình thường, không có tổn thương ở cơ quan nào thì có thể bạn đang gặp phải bệnh viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích. Vì đây chỉ là bệnh lý rối loạn chức năng của ruột già chứ không hề có tổn thương thực thể nào.

Video triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích


Và những cục cứng này bản chất là những đoạn ruột co thắt, tăng nhu động ruột và bị gồ lên. Chúng có thể biến mất rồi lại nổi lên.

Tuy nhiên, hiện tượng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái cũng có thể đi kèm dấu hiệu đau bụng, rối loạn tiêu hoá như táo bón hoặc lỏng xen kẽ. Ngoài vị trí ở bụng dưới bên trái, cục cứng còn có thể nổi lên ở bụng dưới bên phải hoặc trên rốn…

Hội chứng ruột kích thích biểu hiện nặng hơn khi lo âu, căng thẳng, mất ngủ… dẫn đến rối loạn nhu động đại tràng, rối loạn chức năng tiêu hoá. Đây không phải bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Nhưng các triệu chứng mà bệnh gây ra có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hoá khác như bệnh trĩ.

hoi-chung-ruot-kich-thich

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là bệnh lý thường gặp, nhất là ở phụ nữ độ tuổi sinh nở. Bệnh phát triển lặng lẽ, âm thầm nhưng khi chuyển sang ác tính sẽ phát triển rất nhanh. U nang buồng trứng, u xơ tử cung là hai bệnh chiếm tỉ lệ cao trong số những bệnh phụ khoa và có xu hướng ngày càng gia tăng.

Nếu xuất hiện cục cứng kèm theo các triệu chứng khác như rối loạn kinh nguyệt, máu màu đen và vón cục, đau âm ỉ vùng bụng dưới… có thể bạn đã mắc phải u nang buồng trứng.

u-nang-buong-trung

U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính thường gặp ở cơ quan sinh sản của nữ giới. Đó là do sự tăng sinh của các tế bào cơ trơn tử cung, chứa một lượng nhỏ mô liên kết dạng sợi. Các khối u xơ có thể phát triển ở bất kỳ phần nào của tử cung, đơn lẻ hoặc nhiều khối, nhưng thường là nhiều khối.

U xơ tử cung không phải là ung thư, nó là khối u lành tính. Chỉ 0,5% trường hợp u xơ tử cung có thể trở thành khối u ác tính. U xơ tử cung được hình thành do sự tăng sinh của các mô cơ (gọi là cơ trơn) tạo nên thành tử cung. Chúng có kích thước khác nhau và thường có nhiều u xơ tử cung.

Tỉ lệ mắc bệnh u xơ tử cung tương đối cao, tới khoảng 30%, đứng thứ 3 về tỉ lệ mắc các bệnh phụ khoa. Xếp thứ nhất và thứ hai lần lượt là viêm âm đạo và xói mòn cổ tử cung. U xơ tử cung thường gặp ở lứa tuổi sinh đẻ, độ tuổi khởi phát của phụ nữ từ 30 – 50 tuổi.

Với phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, cứ 5 phụ nữ thì gần 1,5 người bị bệnh!

Khi u xơ tử cung to lên, người bệnh có thể tự sờ nắn thấy khối u ở một bên hố chậu. Nếu thấy dấu hiệu này, bạn nên tới bệnh viện siêu âm để biết rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Thông thường, những người có u xơ tử cung nhỏ sẽ không thấy dấu hiệu rõ ràng. Nếu có u xơ ở dưới niêm mạc, người bệnh có thể bị rong kinh. U xơ tử cung lớn hơn có thể gây ra các triệu chứng khác như là đau bụng kinh nhiều, đau bụng âm ỉ, táo bón, tiểu tiện nhiều lần, tiểu rắt, phù nề hai chân.

Bụng dưới bên phải có cục cứng là bệnh gì?

Như đã nêu ở trên, nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái hoặc phải có thể đều là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích mà bạn đang gặp phải. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng là triệu chứng báo hiệu bệnh lý khác.

Ung thư kết tràng (trực tràng)

Ung thư có thể bắt đầu tại bất cứ chỗ nào trong cơ thể. Nơi bắt đầu có thể là vú, phổi, kết tràng, và kể cả máu. Ung thư bắt đầu ở kết tràng được gọi là ung thư kết tràng.

Mức độ ác tính của bệnh ung thư kết tràng thường thấp hơn ung thư dạ dày, ung thư tụy. Khi có thể sờ thấy cục cứng ở kết tràng thì có đến 20% số bệnh nhân ung thư vẫn thuộc giai đoạn đầu. Ung thư dạng cục thường hay phát sinh ở đoạn kết tràng bên phải, thể tích khá lớn có thể sờ nắn được.

Thường là cục rắn chắc, to nhỏ khác nhau, sờ ngoài có cảm giác giống một đốt dây thừng, có thể di động. Nhưng ở thời kỳ cuối thì cục cứng đó sẽ cố định không di chuyển được, lúc này có hiện tượng đau quặn và cơ bụng co cứng.

Dạng ung thư này khởi phát dưới dạng một khối lồi gọi là polyp. Nếu sớm cắt bỏ polyp thì có thể ngăn không cho nó phát triển trở thành ung thư.

Ung thư kết tràng có thể lan rộng tới những bộ phận khác của cơ thể như đi vào gan và tăng trưởng tại đó. Khi tế bào ung thư lan rộng được gọi là di căn. Trường hợp này không gọi là ung thư gan trừ khi bệnh khởi phát tại gan.

Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư kết tràng ở giai đoạn đầu đều không có dấu hiệu nào cụ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng thường biểu hiện rõ hơn vào thời kỳ sau của bệnh.

ung-thu-truc-trang

Dưới đây là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư kết tràng:

  • Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài lâu ngày, đi tiêu cảm thấy đau tức vùng hậu môn.
  • Đau dạ dày âm ỉ, co rút từng cơn và có khi đau quặn.
  • Cảm giác mót rặn, xuất hiện chất nhầy hoặc máu trong phân.
  • Mất sức, toàn thân mệt mỏi.

Phương pháp chẩn đoán bụng nổi cục cứng

Để chẩn đoán và khai thác thêm thông tin tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi liên quan tới triệu chứng bạn đang gặp phải:

  • Bụng nổi cục cứng từ bao giờ?
  • Chạm vào hoặc di chuyển có đau không?
  • Đã uống bất kỳ loại thuốc nào chưa?
  • Khai thác tiền sử gia đình, người thân trong gia đình có ai gặp phải vấn đề này không?
  • Bạn đã từng phẫu thuật vùng bụng trước đây chưa?
  • Các triệu chứng đi kèm là gì?
  • Gần đây bạn có vận động cơ bụng quá sức không?

Làm các xét nghiệm sinh hoá

Xét nghiệm máu, nước tiểu và phân là các xét nghiệm sinh hoá cần làm trong trường hợp nổi cục cứng ở bụng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý hoặc những vấn đề bất thường để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Xét nghiệm sinh hoá kết hợp cùng các kỹ thuật khám cần thiết khác là phương pháp y khoa nên thực hiện định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề về sức khoẻ đường tiêu hoá.

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm giúp chẩn đoán hình ảnh qua các sóng siêu âm có tần số cao nhằm mục đích quan sát cấu trúc bên trong ổ bụng. Đây là kỹ thuật sử dụng một đầu dò siêu âm được bác sĩ phủ một lớp gel lên bề mặt thiết bị giúp di chuyển trên da được dễ dàng hơn. Đầu dò siêu âm sẽ thu nhận các âm thanh dội lại và kết nối với máy tính tạo ra hình ảnh.

sieu-am-o-bung

Kỹ thuật siêu âm là một xét nghiệm y tế không xâm lấn giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị các tình trạng bệnh ở ổ bụng mà không gây đau đớn cho bệnh nhân.

Chụp X-quang ổ bụng

Chụp X-quang là kỹ thuật thông dụng nhất đối với bệnh nhân có triệu chứng ở ổ bụng như nổi cục cứng, đau quặn bụng… Dựa trên kết quả phim chụp X-quang, các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiều bệnh về đường tiêu hoá.

Nếu có nghi ngờ dính ruột, thủng ruột hay người có tiền sử dị ứng với chất cản quang thì không áp dụng kỹ thuật này.

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng sử dụng chất cản quang đường uống hoặc tĩnh mạch giúp đánh giá ruột non và đại tràng cũng như các cơ quan khác trong ổ bụng.

Nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng là một kỹ thuật được nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi lẽ đây là phương pháp phẫu thuật chẩn đoán mang đến hiệu quả cao và sự chuẩn xác đến mức tuyệt đối.

Đây là dạng phẫu thuật nội soi để quan sát các cơ quan vùng bụng và vùng chậu. Trong khi nội soi, nếu thấy bất thường, có thể thực hiện luôn một số tiểu phẫu.

noi-soi-o-bung

Phương pháp này giúp tìm ra tác nhân gây đau quặn bụng, cục cứng hoặc khối u bất thường trong ổ bụng và rất hiệu quả trong chẩn đoán u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung.

☛ Tìm hiểu thêm: Danh sách 8 bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi

Nổi cục cứng ở bụng điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào các bệnh lý gây ra nổi cục cứng ở bụng dưới bên phải hay bên trái mà có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật cắt bỏ hay chăm sóc y tế đặc biệt.

Đối với những trường hợp cục cứng là những khối u như u nang buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định nên dùng thuốc điều chỉnh hormone hay phẫu thuật lấy bỏ khối u, áp dụng phương pháp làm co rút khối u hoặc xạ trị, hoá trị.

Đối với hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt), có tới 15-20% dân số mắc bệnh này. Tuy bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống và công việc. Triệu chứng co cơ bất thường gây nên tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Đây là một chứng rối loạn mãn tính, nghĩa là nó sẽ kéo dài khá lâu, năm này qua năm khác.

Việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng viêm đại tràng co thắt, bao gồm thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học như:

  • Thực phẩm giàu chất xơ.
  • Loại bỏ thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Hạn chế đồ uống có ga, chất kích thích.
  • Uống đủ nước.
  • Vận động thường xuyên.

Bên cạnh đó, bạn có thể đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Thuốc alosetron và lubiprostone là 2 loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mẹo dân gian để giúp cải thiện tình trạng cục cứng ở bụng do hội chứng này gây ra như sau:

  • Cây lược vàng: thu hái rửa sạch, chế biến như món salad, sử dụng trước bữa ăn ngày 3 lần, mỗi ngày 2 – 3 lá hoặc có thể ngâm trong nước sôi 10 – 20 phút cùng 1 lít nước uống cả ngày.

cay-luoc-vang

  • Củ riềng và lá lốt: củ riềng xắt lát mỏng kết hợp với lá lốt rửa sạch, mỗi loại 20g bỏ vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước, vặn nhỏ lửa đun tiếp trong 30 phút, chắt lấy nước uống thay nước lọc thông thường.

Giải pháp giúp giảm cục cứng ở bụng do hội chứng ruột kích thích

Bụng nổi cục cứng, rối loạn tiêu hoá, đau quặn bụng bên trái, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi… là triệu chứng thường gặp ở người mắc hội chứng ruột kích thích.

Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh, bạn có thể kết hợp sử dụng viên uống Tràng Phục Linh.

trang-phuc-linh-plus

Là phiên bản nâng cấp của Tràng Phục Linh, Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên bao gồm: bạch truật, bạch phục linh, bạch thược… thích hợp sử dụng cho nhiều đối tượng:

  • Người bị nổi cục cứng ở bụng, đau quặn bụng bên trái, đau dọc khung đại tràng.
  • Rối loạn tiêu hóa, phân táo hoặc lỏng xen kẽ.
  • Người bị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt).

Ngoài ra, sản phẩm này còn chứa hoạt chất hoá học nội sinh 5-HTP và hoạt chất sinh học ImmuneGamma giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.

Tìm hiểu về Tràng Phục Linh PLUS và nơi bán TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bụng nổi cục cứng là bệnh gì? Bạn cần đến bệnh viện để thăm khám nếu gặp những biểu hiện của bệnh lý mà chúng tôi đề cập ở trên.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/abdominal-mass
  • https://www.benhvien108.vn/ky-thuat-chuyen-sau-khoa-chan-doan-chuc-nang/nhung-dieu-can-biet-ve-sieu-am-o-bung.htm
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...