Ăn sáng xong bị đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Cách cải thiện?
Có nhiều người than phiền thường xuyên bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng khiến họ rất lo lắng. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách cải thiện hiệu quả thông qua bài viết sau nhé.
Mục lục
Ăn sáng xong bị đau bụng đi ngoài là bệnh gì?
Đau bụng đi ngoài sau khi ăn nghĩa là vừa ăn xong vùng bụng xuất hiện cơn đau. Cơn đau có thể âm ỉ, quằn quại hay dữ dội kèm theo hiện tượng đi ngoài. Đây có thể là thói quen hoặc dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Tuy dấu hiệu này không quá nghiêm trọng nhưng nếu để kéo dài có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa và một số vấn đề đáng lo ngại khác. Đau bụng đi ngoài sau ăn sáng xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:
Một số tình trạng cấp tính
Một số tình trạng cấp tính có thể dẫn tới những cơn đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng cụ thể như sau:
Không dung nạp lactose:
Đây là tình trạng thường xảy ra ở những người dị ứng với đường, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, đường. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đầy bụng: Ở người không dung nạp lactose, hệ vi sinh đại tràng hoạt động nhiều hơn khiến việc lên men đường sữa thành axit và khí làm tăng các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
- Đau quặn bụng và đi ngoài: Khi đường ruột không dung nạp lactose, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng đau bụng đi ngoài, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ăn.
Nhiễm virus dạ dày:
Bị nhiễm virus dạ dày có thể gây kích ứng đường tiêu hóa trong một thời gian ngắn, khiến bạn có cảm giác khó chịu ở dạ dày, gây đau bụng đi ngoài sau ăn sáng.
Dung nạp quá nhiều đường vào bữa ăn sáng:
Điều này có thể dẫn tới kích thích ruột và gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài.
Phụ nữ mang thai:
Đau bụng đi ngoài sau ăn sáng khá phổ biến ở phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân do sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ. Ngoài ra, điều này được cho là do những cơn ốm nghén gây ra.
☛ Đọc thêm: Hỏi đáp chuyên gia: Đau quặn bụng bên trái nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân do bệnh lý
Đau bụng đi ngoài sau ăn sáng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Các nguyên nhân cơ bản bao gồm:
Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt):
Hội chứng ruột kích thích hay còn có tên gọi khác như đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng. Đây là một rối loạn thường gặp gây ảnh hưởng tới đại tràng. Hội chứng này gây ra các cơn đau bụng, chướng hơi, tiêu chảy và táo bón gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích có thể khác nhau theo từng người và có thể giống triệu chứng của các bệnh lý khác. Các dấu hiệu thường gặp là:
- Người bệnh thường bị đau bụng hoặc đau quặn bụng.
- Có cảm giác chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu.
- Có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, thậm chí có người bệnh bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
- Có chất nhầy trong phân.
Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát…Đặc biệt là sau khi sử dụng các thực phẩm như cà phê, rượu bia, đồ ăn tanh sống…gây đi ngoài nhiều lần hơn. Khi người bệnh sử dụng một số thực phẩm trong bữa sáng như sữa, cà phê, đồ chiên xào hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo làm triệu chứng của bệnh càng tồi tệ hơn. Do đó, nếu tiêu thụ các thực phẩm này mà có dấu hiệu đau bụng đi ngoài sau ăn sáng rất có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của bạn, thậm chí khiến bạn cảm thấy chán nản, trầm cảm khi thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
Để điều trị, bên cạnh dùng thuốc người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày bằng cách:
- Tránh các thực phẩm gây triệu chứng.
- Ăn uống đều đặn, không nên bỏ bữa.
- Thận trọng với các sản phẩm từ sữa.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
- Nhờ sự tư vấn từ bác sĩ khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra, người mắc chứng ruột kích thích nên sử dụng Tràng Phục Linh PLUS. Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa: 4 thành phần thảo dược tự nhiên, 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh mà không gây tác dụng phụ.
Tràng Phục Linh PLUS giúp:
- Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
- Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa
Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Để tìm mua thảo dược dành cho bệnh Đại tràng co thắt, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Bệnh viêm ruột:
Bệnh viêm ruột hay viêm loét đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa gây ra các cơn đau bụng xung quanh dạ dày, quanh rốn hoặc ở bụng dưới bên phải, đặc biệt là vào buổi sáng. Khi dung nạp một số thực phẩm, đồ uống hay căng thẳng có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh viêm ruột làm tăng nhu động ruột và là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng.
Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:
- Đi ngoài ra máu.
- Nhu động ruột tăng.
- Chán ăn.
- Buồn nôn, nôn.
- Sốt
- Cơ thể suy nhược.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
Viêm tụy:
Viêm tụy là bệnh lý khá nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Bệnh gây ra đau ở bụng trên của người bệnh. Đôi khi đau có thể lan ra lưng và có xu hướng tồi tệ hơn sau khi ăn, đặc biệt là ăn sáng với thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đạm hoặc sau những lần uống rượu bia.
Các triệu chứng của viêm tụy bao gồm:
- Đau bụng.
- Nôn, buồn nôn.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Sốt
Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thê được cải thiện bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, triệu chứng đau bụng đi ngoài sau ăn sáng kéo dài cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Người bệnh cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung ít chất béo, vitamin có lợi cho cơ thể.
Bệnh Celiac:
Bệnh Celiac hay còn gọi là không dung nạp gluten, đây là rối loạn tự miễn dịch mãn tính ở ruột nôn. bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi gây ra tình trạng viêm và bất sản ruột non. Người bệnh có thể bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng kèm một số triệu chứng khác như:
- Tiêu chảy.
- Bụng đầy hơi.
- Chán ăn.
- Kém hấp thụ thức ăn.
Bệnh Celiac thường phổ biến ở đối tượng trẻ em. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc phải. Ở người lớn, bệnh có thể liên quan tới một số bệnh lý tự miễn khác như viêm tuyến giáp hay đái tháo đường. Người bệnh thường phản ứng với Gluten và các protein có trong thực phẩm như lúa mì hay một số loại ngũ cốc. Do đó, nếu sử dụng các thực phẩm này vào buổi sáng người bệnh rất có thể bị đau bụng đi ngoài.
Dị ứng thực phẩm:
Dị ứng thực phẩm là vấn đề khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Người bệnh có thể dị ứng với một số thực phẩm nhất định gây ra các đáp ứng miễn dịch bất thường. Nguyên nhân do hệ miễn dịch của cơ thể nhận nhầm một số protein trong thực phẩm là tác nhân gây hại từ đó khởi động hàng loạt các cơ chế để bảo vệ gâu viêm.
Các triệu chứng có thể xuất hiện khi bị dị ứng thực phẩm như:
- Phù mặt, miệng, lưỡi.
- Khó thở.
- Đau bụng, đi ngoài.
- Nôn.
- Nổi mề đay.
- Mẩn ngứa.
Một số thực phẩm có thể gây dị ứng sau khi ăn như sữa, động vật có vỏ, lúa mì, quả hạch…
Phần lớn nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng thường do các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu không có biện pháp điều trị, bệnh có thể nặng thêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như viêm đại tràng mãn, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày…
Giải phải cải thiện đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng
Trong một số trường hợp, đau bụng đi ngoài sau ăn sáng có thể không cần điều trị y tế. Với những cơn đau nhẹ thông thường người bệnh có thể cải thiện triệu chứng này tại nhà băng cách sau:
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Để giảm cải thiện mức độ và tần suất đau bụng đi ngoài sau ăn, bạn có thể thay đổi ăn uống và sinh hoạt như sau:
- Nên ăn những thực phẩm nhẹ nhàng tốt cho tiêu hóa như cháo, súp, canh…
- Tránh xa các thực phấm khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, chất béo hay các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Ăn sữa chua nhằm bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa ổn định, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Sử dụng các món ăn đã được nấu chín hoàn toàn, không ăn các đồ ăn lạnh để qua đêm.
- Hạn chế sử dụng các loại gia vị gây kích thích dạ dày như chanh, tiêu, ớt…Các gia vị này có thể gây kích thích dạ dày gây đau bụng và đi ngoài.
- Nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu. Điều này giúp giảm kích thích ruột từ đó giảm đau bụng đi ngoài.
Mẹo dân gian
Mẹo dùng gừng giảm đau bụng: Lấy gừng tươi giã nát, hòa với nước uống hoặc cắt lát mỏng đắp lên vùng bụng bị đau. Nếu bị đầy hơi, khó tiêu có thể nhâm nhi lát gừng chấm muối mang lại hiệu quả khá tốt.
Trà hoa cúc: Hãm trà hoa cúc với nước sôi trong khoảng 15 phút để uống. Nhờ đặc tính chống co thắt, trà hoa cúc có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng đau bụng, đặc biệt là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Chườm nóng vùng bụng và massage bụng: Nên chườm ấm bụng bằng túi giữ nhiệt, chai nước ấm hoặc khăn ấm lên bụng sau khi ăn giúp làm giảm những cơn co bóp thành ruột. Có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng giúp bạn cảm giác dễ chịu hơn.
Xem thêm: Những cách chữa sôi bụng tiêu chảy ai cũng nên biết
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Phần lớn các trường hợp đau bụng đi ngoài sau ăn sáng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi xuất hiện các dấu hiệu sau người bệnh cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Bị tiêu chảy và sốt trên 38,8 độ C.
- Đau bụng dữ dội, hoặc xuất hiện cơn đau ở trực tràng.
- Dấu hiệu mất nước như có cảm giác luôn khát nước, chuột rút hoặc nước tiểu sẫm màu.
- Phân chuyển sang màu đen, xám hoặc có lẫn máu.
Bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán, tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất nhằm giải quyết tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng của bạn.
Phòng tránh đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng
Để phòng tránh đau bụng đi ngoài sau ăn sáng bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn rau sống, không ăn tiết canh.
- Tuyệt đối không uống sữa khi chưa ăn sang.
- Nên chọn những thực phẩm giàu tinh bột vào buổi sáng, tránh thực phẩm giàu chất xơ, nhiều gia vị cay nóng bởi chúng sẽ gây kích thích nhu động ruột.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên sử dụng thực phẩm có chứa dầu mỡ, đồ uống có ga và chất kích thích.
- Bổ sung sữa chua vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.
- Ăn chậm, nhai kỹ, sử dụng thực phẩm an toàn.
- Tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe mỗi ngày.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
- Đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi là bệnh gì? Cách cải thiện!
- Bị đau bụng đi ngoài có uống sữa được không?
- Đau bụng đi ngoài có phải Covid? Cách phân biệt?
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất
Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp
Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với
Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn
Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều