Đau bụng đi ngoài uống mật ong có tốt không?

Mật ong có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng đường ruột. Trong dân gian, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị đi ngoài bằng mật ong kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác. Để hiểu thực hư bị đau bụng đi ngoài uống mật ong có tốt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây nhé.

Thành phần và tác dụng của mật ong với hệ tiêu hóa

Thành phần dinh dưỡng có trong mật ong

Theo nghiên cứu, mật ong có chứa các loại đường và nhiều thành phần dinh dưỡng, chủ yếu bao gồm nước, vitamin, cacbonhydrat, các chất chống oxy hóa, calo,…

Tỉ lệ thành phần cacbonhydrat chiếm đến 82%, gồm 2 thành phần chính:

  • Fructozơ: 38,2 %
  • Glucozơ: 31%.
  • Một số thành phần khác như: mantozo, saccarozo, các hỗn hợp carbohydrate.

Ngoài ra, mật ong chứa các vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe:

  • Khoáng chất: 2%
  • Các vitamin: B2, B3, B6, B9, C,…
  • Các khoáng chất: photpho, sắt, kẽm, canxi, magie,…
  • Chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm,…

Tác dụng dược lý của mật ong

  • Trong 1 thìa cà phê mật ong có chứa tới 64% calo. Thành phần carbohydrate trong mật ong được chuyển hóa thành glucozơ giúp cơ thể giảm mệt mỏi, hạ huyết áp và tăng cân, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Các nghiên cứu chỉ ra, mật ong có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, nó được coi như một chất làm sạch ruột, tiêu diệt vi khuẩn có hại và làm giảm tình trạng viêm loét, tăng cường chức năng ruột.
  • Mật ong có chứa cacbhydrate giúp kiểm soát sự giải phóng insulin và cho phép tryptophan thâm nhập vào não dễ dàng nên cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả.
  • Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường tự nhiên. Do đó, chúng có tác dụng thẩm thấu, hút nước ra khỏi các mô bị tổn thương, giảm sưng và khuyến khích dòng chảy của bạch huyết để chữa lành vết thương, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
  • Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và cân bằng độ Ph giúp thúc đẩy oxy và các hợp chất giúp chữa lành vết thương.
  • Mật ong có tác dụng chống oxy hóa, giảm hư hại cho đường ruột, giúp tăng lượng vi sinh khuẩn sinh học trong đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm cholesterol và ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Đau bụng đi ngoài uống mật ong có tốt không?

Đau bụng đi ngoài là tình trạng đi đại tiện dạng lỏng nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm hoặc một số bệnh lý ruột như: hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm ruột kết, viêm ruột thừa,… Do đó, khi bị đau bụng đi ngoài kéo dài và tái phát nhiều lần, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Với triệu chứng đau bụng đi ngoài không xuất hiện thường xuyên nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt, người bệnh có thể sử dụng mật ong để giảm triệu chứng khó chịu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mật ong được coi như kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, giảm đau, giải độc và bồi bổ cơ thể. Trường hợp đau bụng đi ngoài có thể dùng mật ong để cải thiện triệu chứng bởi:

Giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể

Đau bụng đi ngoài dài ngày khiến cơ thể mất nước, điện giải gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Vì vậy, ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh có thể dùng mật ong bởi trong mật ong có chứa các vi chất dồi dào như: kẽm, canxi, magie, phốt pho, riboflavin, niacin, axit pantothenic… giúp cung cấp năng lượng, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh và khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể.

Tiêu diệt vi khuẩn:

Mật ong có thuộc tính chống vi khuẩn bởi trong mật ong có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên là hydro peroxide, glucose oxidase giúp ức chế vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori (H. pylori). Vì vậy, mật ong có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và đường ruột Escherichia coli (E. coli).

Phục hồi đại tràng:

Trong mật ong có chứa các hợp chất thực vật như: flavonid, axit ascorbic…có tác dụng phục hồi tổn thương tại đại tràng, bảo vệ niêm mạc đại tràng và phòng tránh những tác nhân gây thương tổn.

Tiêu diệt vi khuẩn:

Mật ong có chứa hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên là hydro peroxide, glucose oxidase giúp làm dịu cổ họng, ức chế vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng . Do đó, mật ong cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và đường ruột Escherichia coli (E. coli). Bên cạnh đó, trong mật ong có chứa các loại vitamin A, E,C và các loại enzym giúp kháng khuẩn và virus, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt.

Cách dùng mật ong chữa đau bụng đi ngoài

Từ xa xưa, dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa đau bụng đi ngoài bằng mật ong. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình mang lại hiệu quả cao:

Gừng mật – ong

Trong gừng có các chất chất như gingerol và shogaol giúp giảm đau và chống viêm. Các enzyme trong gừng kích thích tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa một cách mượt mà. Ngoài ra, gừng cũng giúp giảm ứ đọng thức ăn tại ruột, giúp hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Kết hợp mật ong và gừng giúp giảm kích thích tiêu hóa tại ruột, chống viêm, hỗ trợ điều trị tình trạng đau bụng đi ngoài.

Cách sử dụng mật ong và gừng như sau:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng đem rửa sạch và cạo hết lớp vỏ bên ngoài.
  • Cho vào máy ép hoặc giã, cho thêm nước, lọc lấy nước cốt và bỏ bã.
  • Thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều rồi uống.
  • Nên uống mỗi ngày 1 cốc như vậy vào buổi sáng.

☛ Chi tiết: Cách dùng gừng chữa đau bụng đi ngoài

Mật ong – giấm táo

Giấm táo được làm từ táo lên men có chứa nhiều pectin. Pectin có khả năng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, tăng khối lượng phân, giảm viêm ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra, giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn E.coli. Giấm táo kết hợp cùng mật ong là sự lựa chọn hoàn hảo giúp giảm đau bụng đi ngoài và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Cách sử dụng giấm táo và mật ong như sau:

  • Giấm táo: 1 – 2 thìa cà phê hòa cùng 1 cốc nước ấm 150ml.
  • Cho thêm 1 thìa cà phê mật ong khuấy đều.
  • Uống 1 – 2 cốc/ ngày.

Mật ong pha nước ấm

Mật ong pha nước ấm là cách thực hiện vừa đơn giản và giúp giảm nhanh chứng đau bụng đi ngoài.

Cách sử dụng mật ong pha nước ấm như sau:

  • Lấy 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, pha cùng 1 cốc nước ấm 40 – 50 độ.
  • Khuấy đều uống vào buổi sáng.

Trà hoa cúc – mật ong

Từ xa xưa, trà hoa cúc là thức uống được nhiều người ưa thích. Loại trà này không chỉ bởi thơm ngon, dễ uống mà nó còn có rất nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt, trà hoa cúc thường được sử dụng trị những bệnh về tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, chống co thắt và giúp cơ thể bù nước.

Cách sử dụng trà hoa cúc như sau:

  • Lấy 4 – 5 bông cúc khô cho vào cốc, chế thêm nước đun sôi và đậy nắp hãm khoảng 5 – 10 phút.
  • Chắt lấy nước, hòa thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong.
  • Ngày uống 2 – 3 cốc.

Trà bạc hà mật ong

Trà bạc hà có thể trị các bệnh về dạ dày, đường ruột bởi lá bạc hà có chứa các chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể và giúp chống viêm, giảm đau bụng khó tiêu. Ngoài ra, tinh dầu của lá bạc hà còn có tác dụng cải thiện chức năng đường ruột, làm giảm thiểu rối loạn tiêu hóa, đi ngoài rất tốt.

Cách dùng lá bạc hà như sau:

  • Lấy 4 – 5 lá bạc hà đem rửa sạch, cho vào ấm, chế thêm nước vừa đun sôi và đậy nắp hãm khoảng 5 phút.
  • Chắt lấy nước hòa thêm cùng 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
  • Khuấy đều và uống.
  • Mỗi ngày uống 2 – 3 ấm.

☛ Tham khảo: 11 cách chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày

Những ai không nên sử dụng mật ong?

Như phân tích ở trên, mật ong trị đau bụng đi ngoài khá tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp không nên sử dụng mật ong:

  • Trẻ em dưới 1 tuổi muốn sử dụng mật ong nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng bởi mật ong có thể  kích thích co tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Người có bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng mật ong bởi nó co thể làm gia tăng lượng đường trong máu.
  • Người bị dị ứng phấn hoa, cần tây và các dị ứng khác liên quan đến hoạt động của ong không nên dùng mật ong, bởi nó có thể gây dị ứng.

Những lưu ý khi dùng mật ong chữa đau bụng đi ngoài

Để tăng tính hiệu quả của mật ong chữa đau bụng đi ngoài, người bệnh nên lưu ý:

  • Chỉ sử dụng mật ong có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín.
  • Không nên bảo quản mật ong bằng chai lọ nhựa hoặc kim loại.
  • Nên sử dụng mật ong với nước ấm, tránh pha cùng nước nóng có thể làm giảm chất dinh dưỡng trong mật ong.
  • Khi thấy mật ong có dấu hiệu sủi bọt không nên sử dụng bởi nó có thể là dấu hiệu mật ong đã nhiễm nấm men.

Ngoài ra khi bị đau bụng đi ngoài người bệnh nên:

  • Tránh ăn những loại thực phẩm tái, sống chưa nấu chín kĩ.
  • Tránh bia, rượu, đồ uống có ga, món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng bởi nó có thể làm tình trạng đi ngoài thêm trầm trọng.
  • Nên ăn các loại thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, tránh thuốc bảo quản.
  • Chế biến các món ăn dưới dạng mềm như cháo, súp súp bù nước và giảm áp lực lên đường ruột.
  • Bổ sung thêm sữa chua, rau xanh, trái cây tươi.

Tràng phục linh PLUS –  hỗ trợ điều trị đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng

Nếu được chẩn đoán đau bụng đi ngoài do mắc bệnh lý về đại tràng như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, ngoài việc sử dụng các phương pháp trên để ngăn ngừa triệu chứng, bạn nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả: Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT. Sản phẩm không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.

Tràng Phục Linh PLUS - giải quyết chứng đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng 1

Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734)

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp.
  • Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính.
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần.
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện.

Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY

Để đặt hàng online giao tận nhà với giá niêm yết vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Qua bài viết trên, hy vọng người bệnh có thêm thông tin về cách sử dụng mật ong chữa đau bụng đi ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, phù hợp và chủ động thăm khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh nhất nhé.
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...