Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn là dấu hiệu của bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày hoặc viêm ruột thừa,… Tùy vào vị trí của vùng bụng bị đau mà người bệnh có thể phán đoán bệnh tình đang mắc phải. Tuy nhiên, nếu đó là đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn thì bạn nên cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm.
Mục lục
Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn là dấu hiệu bệnh gì?
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng ruột bị rối loạn chức năng, lặp đi lặp lại nhiều lần. Đặc điểm của bệnh chính là dù người bệnh có đi khám và thực hiện các xét nghiệm đều không thấy được tổn thương về giải phẫu và tổ chức sinh hóa ở ruột. Đây là một trong các bệnh về đường ruột phổ biến với tỉ lệ mắc bệnh rơi vào khoảng 5-20% dân số. Hội chứng này tuy không gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sống hàng ngày.
Triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích gồm:
- Đau bụng: Đau dọc khung đại tràng, quặn từng cơn xung quanh rốn hoặc đau nhiều sau khi ăn xong. Cảm giác khó chịu có thể diễn ra từ 1-2 ngày nhưng đôi khi có thể kéo dài đến nhiều ngày liền. Một vài trường hợp người bệnh 1 tháng đau vài lần, nhưng cũng có người bệnh cách vài tháng mới lại tái đau.
- Táo bón, tiêu chảy: Đi đại tiện khi táo bón phân thường có màng nhầy bọc ngoài, tuy nhiên không hề lẫn máu như một số bệnh về đường tiêu hóa khác.
- Đầy hơi, nặng bụng, bụng nổi cục cứng có thể sờ nắn thấy.
- Đau đầu, mất ngủ, căng thẳng.
Muốn điều trị hội chứng ruột kích thích một cách toàn diện và hiệu quả, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Đầu tiên, bạn cần kiêng ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá và những loại khó tiêu hóa, dễ sinh đầy bụng như khoai lang, dưa hấu, táo, sữa,… Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh dùng các loại thức ăn nhiều đường lactose vì cơ thể lúc này đang thiếu lactase (một loại enzyme phân giải đường lactose).
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh thường được bác sĩ thăm khám và chỉ định uống một số loại thuốc tùy vào từng triệu chứng như:
- Giảm đau bụng: Thuốc chống co thắt loại hướng cơ như duspatalin, spasfon,…
- Điều trị táo bón: Thuốc nhuận tràng như duphalac, forlax, tegaserod,…
- Điều trị tiêu chảy: Thuốc imodium, smecta, actapulgite,…
- Giảm sinh hơi, đầy bụng: Thuốc pepsane, meteospasmyl,…
- Điều trị đau đầu, mất ngủ, an thần: Thuốc seduxen, rotunda, dogmatil,…
- Triệt khuẩn ruột: Tùy thuộc vào mức độ tiêu chảy, táo bón mà người bệnh có thể dùng các loại thuốc như ganidan, berberin, biseptol,…
☛ Tìm hiểu thêm: 5 bài thuốc đông y chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương khu trú. Tùy thuộc vào mức tổn thương nặng hay nhẹ mà triệu chứng viêm đại tràng cũng khác nhau, từ đau bụng, chướng bụng đến viêm loét, xuất huyết,… Cụ thể một số triệu chứng điển hình của bệnh gồm:
- Đau bụng: Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn hoặc đau dọc khung đại tràng, thỉnh thoảng đầy hơi, căng cứng bụng,…
- Táo bón: Phân khô, cứng, thường gặp ở người lớn tuổi và phụ nữ.
- Tiêu chảy: Thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng cấp, phân lỏng nát, có thể lẫn máu. Tình trạng tiêu chảy diễn ra trong thời gian dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
- Đại tiện bất thường: Người bệnh đại tiện từ 4-5 lần trong ngày, phân hôi tanh. Sau khi đi ngoài, vẫn không cảm thấy thoải mái mà luôn có cảm giác muốn đi tiếp tục.
- Chán ăn: Hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề nên người bệnh mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn uống dẫn đến sức khỏe suy nhược, trí nhớ giảm sút.
- Sốt nhẹ: Đây là triệu chứng không phổ biến nhưng cũng thỉnh thoảng xuất hiện ở một số bệnh nhân, vì vậy bạn không nên bỏ qua.
Viêm đại tràng nếu để kéo dài dai dẳng sẽ gây ra một trong các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Chảy máu đại tràng: Lớp niêm mạc đại tràng viêm nhiễm trầm trọng dưới ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, chất kích thích trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Thủng đại tràng: Các vết loét đại tràng chưa lành, lại thêm sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây hại sẽ khiến đại tràng càng loét nặng và dẫn đến thủng.
- Giãn hoặc đứt đại tràng: Chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, chất thải không được đưa ra ngoài kịp thời gây ra tình trạng giãn đại tràng khiến người bệnh cảm thấy đau bụng, chướng bụng.
- Ung thư đại tràng: Đây được xem là biến chứng nặng nhất của viêm đại tràng. Hiện nay có đến 20% bệnh nhân viêm đại tràng tiến triển sang ung thư, gây đe dọa đến tính mạng.
Việc điều trị viêm đại tràng tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng thể chất bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Trong đó ở mức độ nhẹ, người bệnh được chỉ định uống thuốc duy trì và tiến hành phẫu thuật nếu như bệnh diễn tiến nặng.
Điều trị nội khoa bằng thuốc tây:
Bổ sung các loại kháng sinh đường ruột và thuốc chống viêm như mesalamine, sulfasalazine, balsalazide; Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như mercaptopurine, azathioprine, cyclosporine; Các loại sinh học dược điều trị viêm loét như golimumab, adalimumab, infliximab; Hoặc sử dụng corticoid đối với bệnh nhân bị viêm đại tràng giai đoạn nhẹ đến nặng, không đáp ứng được với các phương pháp khác.
☛ Có thể bạn quan tâm: Viêm đại tràng ở phụ nữ mang thai nên làm gì?
Phẫu thuật:
Trong trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bệnh càng diễn tiến nặng, xuất hiện biến chứng thủng, áp xe, rò đại tràng,… bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng, ngăn chặn viêm nhiễm phát triển.
Xem thêm: Cách phân biệt viêm đại tràng và đại tràng co thắt: https://youtu.be/z0xeNc_pP0o
Rối loạn vi khuẩn đường ruột
Rối loạn vi khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa. Thông thường, lợi khuẩn chiếm 85% và hại khuẩn chiếm 15% trong đường ruột. Nhưng khi sự rối loạn diễn ra, hệ sinh thái đường ruột mất cân bằng dẫn đến tỉ lệ hại khuẩn nhiều hơn lợi khuẩn, từ đó dẫn đến những thay đổi bất thường trong hệ tiêu hóa.
Người bị rối loạn vi khuẩn đường ruột có thể gặp phải các triệu chứng phổ biến như:
- Đau quặn bụng: Cảm giác đau âm ỉ hay dữ dội tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người. Ban đâu, cơn đau xuất phát từ phía trên bên trái bụng, sau lan sang các vùng xung quanh.
- Đầy hơi, chướng bụng: Rối loạn vi khuẩn đường ruột khiến thức ăn trữ lâu trong ruột, dẫn đến sinh khí trong bụng. Bụng người bệnh sẽ to hơn, cảm giác chướng, đầy hơi, khó chịu dẫn đến ăn uống kém ngon miệng.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, nhưng đa phần vẫn là tiêu chảy. Số lần đi đại tiện trong ngày dao động từ 7-8 lần, nặng có thể lên đến 20-30 lần. Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, lẫn chất nhầy hoặc máu.
- Buồn nôn, nôn: Triệu chứng này kéo dài khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, dẫn đến mất nước, suy dinh dưỡng.
Để khắc phục tình trạng rối loạn vi khuẩn đường ruột, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp được các chuyên gia tiêu hóa khuyên dùng:
Thay đổi khẩu phần ăn:
Uống đủ 2 lít nước, tăng cường ăn thực phẩm dễ tiêu hóa (cháo, sữa chua, súp, cà rốt, bí đỏ,…), hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, nóng, không sử dụng rượu bia, thuốc lá.
Điều chỉnh thói quen sống:
Hạn chế thức khuya, giữ tâm trạng thoải mái, kiểm soát tốt căng thẳng, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời nâng cao sức đề kháng.
Bổ sung lợi khuẩn:
Để cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột, người bệnh nên bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử bacillus thông qua những chế phẩm men vi sinh. Bacillus khi được bổ sung vào cơ thể sẽ sinh sản nhanh, hình thành lớp màng bảo vệ niêm mạc đại tràng. Bên cạnh đó, bào từ lợi khuẩn này còn tiết ra khoảng 70 loại kháng sinh tự nhiên giúp ức chế, tiêu diệt hại khuẩn, giảm nhanh triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Đau bụng giun
Bệnh lý nhiễm giun khá phổ biến ở Việt Nam và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bị nhiễm giun là đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn, đau khi đói ở tại vùng thượng vị và bụng dưới, không quên kèm theo những biểu hiện như: Khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, đi đại tiện ra máu,…
Trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh sẽ có các dấu hiệu như bụng to, đầu to, hậu môn ngứa, qua xét nghiệm thấy phân có nhiều trứng giun. Về phần người trưởng thành, bệnh có thể kèm theo các biểu hiện bên ngoài như da xanh xao, người mỏi mệt, nổi mề đay, trí nhớ sa sút, kém tập trung, tâm trạng bứt rứt, lo lắng.
Cách điều trị đau bụng giun rất đơn giản, chính là tìm đến các nhà thuốc để mua thuốc tẩy giun. Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc tẩy giun tốt giúp tiêu diệt được cả giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim,… điển hình như Fugacar, Albendazole, Zentel, Combantrin.
Bên cạnh điều trị, bạn cũng nên lưu ý phòng ngừa để đau bụng giun không còn tái lại, cụ thể áp dụng một số lời khuyên sau:
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần tham khảo theo chỉ định của bác sĩ.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, gọn gàng, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Ăn chín, uống sôi, nếu ăn rau sống thì cần phải rửa sạch, ngâm nước muối trước đó.
- Đi giày dép, đeo găng tay khi phải thường xuyên tiếp xúc đất ẩm.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thu gom và đổ rác đúng quy định.
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh gây tổn thương, viêm và loét tại niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu ruột non). Các thương tổn này xuất hiện khi lớp niêm mạc của dạ dày, tá tràng bị bào mòn khiến lớp bên dưới thành dạ dày, thành ruột bị lộ ra. Trong đó, vết loét tá tràng chiếm đến 95%, vết loét dạ dày chiếm 60% và vết loét ở bờ cong dạ dày chiếm 25% tổng các trường hợp.
Dấu hiệu viêm loét dạ dày – tá tràng có thể được nhận biết qua các triệu chứng phổ biến:
- Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn: Đau là một trong các dấu hiệu chính của viêm loét dạ dày – tá tràng. Trong trường hợp loét tá tràng, cơn đau xuất hiện vào 2-3 giờ sau bữa ăn và vào lúc đói, đôi khi là nửa đêm về sáng, đau lan sau lưng. Có lúc người bệnh đau âm ỉ, lúc lại đau tức bụng và quặn từng cơn.
- Đầy bụng, buồn nôn: Cảm giác khó tiêu, bụng chướng do dạ dày tổn thương, kéo theo đó là hoạt động tiêu hóa giảm sút.
- Ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị: Đây là những triệu chứng bệnh nhân thường gặp trong thời kỳ đầu của bệnh.
- Mất ngủ, ngủ không ngon: Bụng đầy hơi tạo cảm giác chướng, khó tiêu, đôi khi là những cơn đau khiến bạn mất ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ.
- Rối loạn tiêu hóa: Do tiêu hóa không ổn định, bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng thường sụt cân. Bên cạnh đó, tình trạng tiêu chảy, táo bón cũng là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy giảm thể lực.
Để điều trị tận gốc và chặn đứng yếu tố viêm loét từ cấp tính chuyển sang mạn tính, người bệnh cần tuân theo các bước: Ức chế tác động gây hại của các tác nhân gây bệnh (tiêu diệt vi khuẩn HP, ngưng dùng thuốc NSAID,…), điều chỉnh lại trạng thái tấn công – bảo vệ, tăng tốc độ phục hồi tổn thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh dùng thức ăn có tính kích thích.
Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột.
Để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau quặn bụng do viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích, bạn có thể cân nhắc sử dụng Tràng Phục Linh PLUS giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột.
Tràng Phục Linh PLUS chứa thành phần gồm cao bạch truật, cao bạch thược, cao hoàng bá, cao bạch phục linh, 5-HTP và ImmuneGamma. Trong đó,
- 5-HTP là 5-hydroxytryptophan, một chất trung gian chuyển hóa tryptophan thành serotonin điều chỉnh khả năng vận động, bài tiết của ruột.
- ImmuneGamma được chiết tách từ vi khuẩn lactobacillus fermentum với công dụng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch toàn thân.
Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4-6 viên mỗi ngày. Khi triệu chứng được cải thiện có thể giảm còn 2 viên/ ngày. Thời điểm thích hợp để uống là trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 tiếng. Để có kết quả tốt, người bệnh nên sử dụng liên tục sản phẩm từ 1-3 tháng.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY
Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.
Đau bụng quặn từng cơn vùng xung quanh rốn có thể là lời cảnh báo từ cơ thể rằng bạn đang mắc phải một trong những căn bệnh được liệt kê trên đây. Vì vậy, cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này chính là đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác thay vì chỉ đơn thuần dựa vào biểu hiện để phán đoán.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK541037/
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30837080/
- https://www.nhs.uk/conditions/irritable-bowel-syndrome-ibs/symptoms/
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
- Đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi là bệnh gì? Cách cải thiện!
- Bị đau bụng đi ngoài có uống sữa được không?
- Đau bụng đi ngoài có phải Covid? Cách phân biệt?
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất
Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp
Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với
Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn
Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều