Trẻ bị đầy bụng - Nguyên nhân và cách khắc phục

Đầy bụng là triệu chứng mà khá nhiều trẻ em gặp phải. Nguyên nhân phần lớn do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh nên dễ bị đầy bụng, ợ hơi, trớ hay nấc cụt. Điều này khiến cha mẹ vô cùng lo lắng và không biết xử lý như thế nào. Bài viết sau đây giúp cha mẹ hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa đầy bụng ở trẻ. Từ đó, có cách cải thiện khi bé gặp phải tình trạng này.

Dấu hiệu bé bị đầy bụng

Trẻ em thường dễ bị đầy bụng hơn so với người lớn. Bởi khi bé khóc sẽ nuốt nhiều khí tạo thành nhiều hơi ở trong bụng. Trẻ nhỏ bị đầy hơi sẽ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, bụng ậm ạch, lúc nào cũng lưng lửng nên không muốn ăn uống gì. Tình trạng này nếu kéo dài gây thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Sau đây là một số dấu hiệu bé bị đầy bụng cha mẹ cần chú ý:

  • Sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ, bụng của bé vẫn chướng hơi và căng tròn. Khi mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào bụng bé nghe thấy phát ra âm thanh như tiếng trống.
  • Bé ợ hơi, ợ chua sau khi ăn.
  • Bé quấy khóc, khó chịu, bứt rứt, ăn uống kém hơn so với bình thường.
  • Xì hơi nhiều lần, đi ngoài phân lỏng hoặc sền sệt, có trường hợp táo bón nhiều ngày…
  • Bé khó ngủ vào ban đêm, mất ngủ do bị đau bụng, bụng ậm ạch, khó chịu.
Khi bé gặp phải các dấu hiệu như trên, tốt nhất cha mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám, tìm nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị đúng cách.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị đầy bụng?

Trước khi tìm cách điều trị đầy bụng cho bé, cha mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đầy bụng ở bé có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhưng phần lớn do một số nguyên nhân sau đây:

Chế độ ăn uống của mẹ

Khi trẻ trong độ tuổi sơ sinh vẫn còn bú mẹ mỗi ngày. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe hệ tiêu hóa của bé. Khi bé bị đầy bụng, mẹ cần kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bé đang trong thời kỳ bú mẹ bị đầy bụng. Có thể do mẹ ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn nguội lạnh, chưa được nấu chín hoặc thức ăn có tính hàn, nhiều vị tanh gây ra.

Chế độ ăn uống của bé

Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nên bất cứ sai lầm hoặc thay đổi trong chế độ ăn uống đều có thể khiến bé bị đầy bụng. Một số nguyên nhân trong ăn uống khiến bé thường xuyên bị chứng “đầy bụng” ghé thăm như:

Bú hoặc ăn quá nhanh: Khi bú hoặc ăn quá nhanh khiến bé nuốt phải nhiều khí làm tăng lượng khí trong đường ruột gây đầy bụng.

Khẩu phần ăn chứa nhiều tinh bột: Nhiều cha mẹ cho bé ăn dặm sớm, ăn cơm sớm hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể bé chưa đủ men để tiêu hóa. Thức ăn chưa được tiêu hóa hết, ứ đọng lại ở đường ruột, vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi khiến bụng căng trướng.

Cho bé ăn quá nhiều, khoảng cách giữa các bữa gần nhau: Tùy độ tuổi mà thể tích dạ dày và độ dài của ruột khác nhau. Mỗi bé có nhu cầu ăn uống khác nhau. Tùy từng bé mà cha mẹ cung cấp lượng thức ăn vừa đủ. Không nên ép bé ăn quá nhiều một bữa hoặc các bữa ăn quá gần nhau. Điều này khiến hệ tiêu hóa không có đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn, dễ gây ra hiện tượng nôn. Thức ăn chưa được tiêu hóa đã bị đẩy nhanh xuống đường ruột gây ra đầy bụng, đi ngoài phân sống.

Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Bé đang trong giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn uống như đang bú mẹ chuyển sang bú bình, đang bú sữa hoàn toàn chuyển sang ăn dặm…Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên chưa quen tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau. Nếu có sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống đều khiến hệ tiêu hóa “phản ứng” lại, kết quả là bé bị đầy bụng.

Thiếu men tiêu hóa

Khi hệ tiêu hóa thiếu men tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn gây đầy bụng. Điển hình là bé không dung nạp lactose (thành phần có hầu hết trong các loại sữa) gây đầy bụng. Sở dĩ bé không dung nạp được lactose do không sản sinh đủ lượng men lactase cần thiết khiến lactose bị tích tụ lại ở đường ruột gây đầy bụng.

Dị ứng với protein trong sữa

Có nhiều trường hợp bé bị dị ứng với thành phần trong sữa. Bé có các triệu chứng như nôn trớ, khó thở, tiêu chảy bên cạnh biểu hiện đầy bụng, khó tiêu.

Do thuốc

Sử dụng thuốc kháng sinh khiến các lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt cùng với hại khuẩn. Điều này gây mất cân bằng hệ vi sinh khiến đường ruột gặp vấn đề. Và đầy bụng là một trong những dấu hiệu thường xảy ra nhất. Một số ít trường hợp, bé có thể bị đầy bụng do dị ứng với thành phần trong thuốc chữa bệnh hay thuốc tiêm phòng.

Mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa

Trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy hay táo bón có thể gây ra đầy bụng. Trong đó, khi bé bị trào ngược dạ dày, hơi bị tống theo chiều ngược so với bình thường khiến bé bị ợ hơi, dễ nôn ói. Táo bón gây ra hiện tượng ứ phân, vi khuẩn sẽ sinh ra hơi trong đại tràng khiến bé bị đầy bụng. Khi bé bị tiêu chảy, cơ thể bị mất điện giải cũng gây đầy bụng.

Cha mẹ cần nắm rõ các nguyên nhân gây đầy bụng, tùy thuộc vào từng nguyên nhân để áp dụng các biện pháp chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh một cách hiệu quả.

Xem thêm chi tiết: Bé bị đi ngoài nhiều lần do đâu?

Mẹo đơn giản chữa đầy bụng cho bé tại nhà

Các mẹ có thể áp dụng nhiều cách nhằm chữa đầy bụng cho bé yêu. Tùy từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé sẽ có cách phù hợp khác nhau. Sau đây là một số mẹo giúp mẹ cải thiện chứng đầy bụng cho bé một cách nhanh chóng, an toàn và dễ thực hiện.

Massage bụng cho bé

Sau khi bé ăn xong khoảng 30 phút, mẹ hãy thực hiện các động tác massage bụng cho bé. Lấy các ngon tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài bụng của bé. Mẹ có thể dùng thêm chút dầu massage để giảm chà xát mạnh vào làn da mỏng manh của bé, vừa giảm đau đồng thời giúp bé có cảm giác thư giãn, thoải mái hơn.

Giúp bé xì hơi

Để giảm chứng đầy bụng mẹ hãy thực hiện các động tác giúp bé xì hơi hiệu quả. Một số động tác như sau:

  • Mẹ hãy ôm bé sát vào ngực, hơi ngả ra sau hoặc bế bé sao cho bụng bé nằm ngang trên cánh tay. Sau đó, dùng tay vuốt lưng cho bé dễ xì hơi.
  • Cử động chân giống xe đạp: Để bé nằm ngửa, sau đó lấy 1 chân bé kéo ngược nhẹ nhàng lên ngực rồi đẩy xuống. Đồng thời đẩy chân kia lên. Cử động này giống như bé đang đạp xe, giúp giảm lượng khí trong bụng của bé.

Chườm nóng

Dùng khăn ấm chườm lên bụng bé có thể giúp giảm đầy bụng một cách hiệu quả. Mẹ hãy chuẩn bị 2 chiếc khăn tay, làm ấm bằng cách nhúng vào nước nóng, sau đó vắt khô. Khi độ nóng phù hợp đảm bảo không gây bỏng da của bé, mẹ gấp gọn khăn lên bụng của bé. Khăn còn lại quấn quanh bụng để cố định lại. Sức nặng cũng như hơi nóng từ khăn giúp đẩy khí thừa trong bụng của bé ra ngoài dễ dàng hơn.

Dùng hành, tỏi

Nướng một củ hành hoặc tỏi, bỏ vào trong miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé. Một lúc sau bé có thể xì hơi được và giảm cảm giác đầy bụng. Không nên đặt tỏi nóng lên da bé có thể gây bỏng.

Với trẻ lớn hơn có thể cho bé uống nước tỏi bằng cách:

  • Lấy 30g tỏi, bỏ vỏ rồi giã nát trộn cùng 10g đường phèn.
  • Để khoảng 15 phút rồi thêm 100ml nước ấm hòa tan cùng nước tỏi, đường phèn.
  • Chắt lấy nước cốt rồi cho bé uống 2 lần/ngày.

Chỉ áp dụng vài lần là chứng đầy bụng của bé giảm rõ rệt.

Lá trầu không

Trông lá trầu không có chứa hoạt tính kháng sinh cực mạnh, lượng tinh dầu cao ức chế nhiều chủng vi khuẩn như liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, lỵ…Để chữa chứng đầy bụng cho bé bằng lá trầu không mẹ thực hiện như sau:

  • Dùng lá trầu không hơ nóng, vuốt bụng cho bé.
  • Vuốt 5 phút theo chiều từ trên xuống.

Trẻ lớn dùng 2 – 4 lá trầu xanh, tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3 – 4 lá trầu hơ nóng cho héo rồi đắp rốn. Lấy một chiếc khăn sạch đắp lên và băng lại. Để khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện ngày 2 lần, chỉ 3 ngày chứng đầy bụng dần khỏi.

Giúp trẻ ợ hơi

Đây là mẹo được các bác sĩ khuyên mẹ nên thực hiện. Đặc biệt là sau khi cho bé bú xong để giảm nôn trớ, trào ngược thực quản ở bé. Khi bé bị đầy bụng, mẹ hãy bế bé tựa vào mẹ, vỗ lưng cho tới khi phát ra tiếng ợ hơi.

Cho bú đúng tư thế

Cho bé bú sai tư thế là nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng. Để cải thiện tình trạng này hãy cho bé bú đúng tư thế bằng cách luôn giữu đầu bé cao hơn so với dạ dày. Cách này làm sữa trôi xuống đáy dạ dày, khí thừa nằm ở trên khiến bé dễ ợ ra hơn.

Cho bé uống nước

Những bé trên 6 tháng tuổi, mẹ hãy bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể nhé. Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru. Khi thiếu nước, hệ tiêu hóa hoạt động rệu rã – là nguyên nhân khiến bé bị đầy bụng đấy nhé.

Xem chi tiết: Các mẹo đơn giản cải thiện chứng đầy hơi, chướng bụng

Trên đây là một số mẹo cải thiện chứng đầy bụng cho bé yêu. Nếu áp dụng các mẹo trên mà tình trạng đầy bụng vẫn kéo dài, cha mẹ nên đưa bé tới trung tâm y tế để được thăm khám cụ thể. Bởi nhiều trường hợp, đầy bụng do nguyên nhân bệnh lý gây nên cần được điều trị đúng cách.
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...