Đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng là bệnh gì

Đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, mất tự tin khi ăn uống, tình trạng trên kéo dài còn cảnh báo các dấu hiệu liên quan đến bệnh tiêu hóa. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng có thật sự nguy hiểm và cách khắc phục tình trạng này ra sao.

Hoạt động sinh lý của hệ tiêu hóa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già thải trừ chất độc, từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất. Sau một ngày đêm, phân di chuyển qua ruột non và dừng lại ở ruột già, tích đủ lớn, đến thời gian từ 5-7h sáng khi ruột già thải độc sẽ kích thích trực tràng – hậu môn tống ra ngoài, nhất là sau ăn sáng, khi thức ăn đi vào sẽ làm kích thích nhu động toàn bộ đường tiêu hóa. Vậy nên, đi ngoài sau khi ăn sáng là điều hoàn toàn phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể.

Đi ngoài sau ăn sáng là bệnh gì?

đau bụng đi ngoài sau ăn sáng

Triệu chứng đi ngoài nhiều lần sau ăn sáng có thể do hội chứng ruột kích thích

Thông thường, sau khi ăn hệ tiêu hóa sẽ được dồn máu để tiêu hóa hết chỗ thức ăn, khi đó phần trước của ruột già (đại tràng) sẽ co bóp đẩy phân xuống trực tràng làm căng trực tràng gây phản xạ co bóp trực tràng và mở cơ thắt trong tạo cảm giác muốn đại tiện.

Hơn thế nữa, khoảng thời gian sau ăn sáng, cũng là lúc ruột già thải độc chính vì thế việc đi đại tiện lúc này là rất phù hợp với hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Tuy nhiên,nếu sau ăn sáng bạn vẫn đau bụng đi ngoài kết hợp với đi ngoài phân lỏng, tần suất cơn đau xuất hiện liên tục trong một khoảng thời gian dài thì có thể do Hội chứng ruột kích thích.

Tham khảo: Ngủ dậy đi ngoài, ăn sáng xong đi tiếp là bệnh gì?

Làm thế nào để điều trị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay chính là thể bệnh đại tràng co thắt. Nó là kết quả của những rối loạn trong hệ tiêu hóa, mà cụ thể đó là những rối loạn về chức năng của đại tràng. Các triệu chứng đau quặn bụng, đầy hơi, chướng bụng, khó chịu hay xảy ra vào buổi sáng, nhất là sau khi ăn sáng, người bệnh có cảm giác muốn đi đại tiện.

Biện pháp dùng thuốc

Thông thường, bệnh chia làm bốn thể lâm sàng (dựa trên sự rối loạn thói quen đi cầu)

  • Thể táo bón chiếm ưu thế
  • Thể tiêu chảy chiếm ưu thế
  • Thể xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy
  • Thể không có rối loạn thói quen đi cầu.

Tùy vào từng thể mà bệnh nhân sẽ được sử dụng các thuốc khác nhau để kiểm soát triệu chứng. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc trị tiêu chảy: Loperamide, Erceyuryl, Diphenoxylase,…các thuốc này làm giảm vận chuyển của ruột nhưng không làm giảm đau bụng. Có khi lại gây táo bón, trướng bụng do phản hồi.Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống táo bón: polyethylene glycol hoặc macrogol, lactulose, mucilage, gôm, hạt Ispaghul,…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột:
  • Diosmectite,  bismuth … có tác dụng che chở niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố không làm giảm đau bụng khi dùng đơn độc.
  • Probiotics (các lợi khuẩn): Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii… có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của vi sinh đường ruột, giúp phục hồi chức năng, cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa.
  • Kháng sinh: chỉ dùng trên một số trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng bệnh do sự tăng sinh quá mức của vi khuẩn đường ruột.
Thuốc tây y chữa đi ngoài nhiều lần

Thuốc Tây y điều trị triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Biện pháp không dùng thuốc

Điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý

  • Tránh ăn các thức ăn khó “dung nạp” như  đậu, đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, đồ ăn khô nhiều gia vị,…đồ nhiều dầu mỡ,
  • Không ăn những đồ tanh, lạnh như hải sản ( tôm, cua, bề bề, mực,…)
  • Hạn chế các đồ kích thích như rượu, bia, cà phê, trà,…
  • Có thể uống các sản phẩm từ sữa chua đặc biệt các đồ uống có bổ sung  Probiotics ( các lợi khuẩn) hỗ trợ ổn định hệ tiêu hóa
  • Trong trường hợp đi ngoài nhiều nên uống nhiều nước đề phòng mất nước

Liệu pháp tâm lý

Stress là một trong những nguyên nhân làm khởi phát và phát triển hội chứng ruột kích thích. Hãy giữ cho bản thân một cuộc sống thật an nhiên, kiểm soát cảm xúc tốt để tránh xa nguy cơ mắc hội chứng này.

Tăng cường các hoạt động thể  dục, thể thao

  • Vận động nhẹ nhàng: Nên tập một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đi bộ,… đều đặn vào buổi sáng sớm hoặc chiều, mỗi lần khoảng 15 đến 20 phút. Điều đó là rất tốt cho hệ tiêu hóa bởi nó kích thích hoạt động của nhu động ruột và góp phần nâng cao sức khỏe đường ruột.
  • Massage bụng: động tác này giúp điều hòa nhu động đại tràng, giúp lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rối loạn co bóp của đại tràng.Người bệnh nên massage bụng vào sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ, hoặc ngay lúc thấy đau tức. Cách xoa: người bệnh nên xoa theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút tương ứng khoảng 250 vòng.

Phòng ngừa bệnh, ổn định chức năng đại tràng

Hiện nay, các sản phẩm thảo dược từ Hoàng bá, Bạch truật, Bạch phục linh, Bạch thược đang được các y bác sĩ khuyên dùng để hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, bởi mang đến hiệu quả cao và rất lành tính, ít tác dụng phụ.

  • Hoàng Bá:Trong Hoàng Bá chứa một hàm lượng lớn Berberin, hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, dùng khi bị tiêu chảy do thức ăn nhiễm khuẩn. Không chỉ có thế, hợp chất lacton trong Hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên giúp giảm co thắt đại tràng do kích thích thần kinh. Chính vì thế, dùng  Hoàng Bá như “một mũi tên trúng hai đích”  vừa đem lại tác dụng diệt khuẩn, vừa giảm co thắt.
Hoàng bá chữa hội chứng ruột kích thích

Hoạt chất Berberin trong Hoàng Bá điều trị tốt triệu chứng tiêu chảy

  • Bạch phục linhđược biết đến với vai trò là một vị thuốc quý với 2 hoạt chất chính là Polysaccharid và Triterpen giúp Giảm đầy bụng trướng hơi ở người bị bệnh đại tràng co thắt.
  • Bạch TruậtTừ xa xưa Bạch truật đã được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hoá bởi khả năng trị viêm loét dạ dày, viêm ruột mạn tính, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy phân sống.
  • Bạch Thược: Theo các nghiên cứu gần đây, hoạt chất paeoniflorin trong Bạch Thược có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng nên hạn chế sự tác động của căng thẳng thần kinh tới hoạt động của ruột nên làm giảm các triệu chứng đau tức ở người bị hội chứng ruột kích thích.

Đi ngoài sau ăn sáng là điều hoàn toàn phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể, nhưng nếu bạn thường xuyên tiêu chảy sau ăn sáng thì cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị ngay nhé bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo “hội chứng ruột kích thích”.

Viên uống Tràng Phục Linh PLUS kết hợp các thành phần thiên nhiên là sản phẩm dành riêng cho hội chứng ruột kích thích.

Mời bạn gọi tới tổng đài 18001506 để được tư vấn thông tin về sản phẩm và bệnh lý đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.

Mời bạn bấmMUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS để mua hàng.

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...