Sôi bụng về đêm là bệnh gì? Cách khắc phục

Sôi bụng về đêm là vấn đề tiêu hóa khá phổ biến nhưng mọi người thường chủ quan coi đó là bình thường. Sôi bụng về đêm có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu triệu chứng sôi bụng ban đêm là do bệnh gì, hãy đọc chi tiết bài viết sau.

Nguyên nhân sôi bụng về đêm

Sôi bụng về đêm là tình trạng bụng chứa nhiều khí kết hợp với thức ăn và dịch vị trong dạ dày khiến bụng phát ra tiếng kêu ùng ục. Sở dĩ có âm thanh này là vì nhu động ruột co bóp quá mức.

Sôi bụng về đêm do rất nhiều nguyên nhân, có thể do ăn vệ sinh ăn uống, thực phẩm và cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Chính vì thế, nếu bạn bị sôi bụng về đêm trong một thời gian dài thì nên đi thăm khám để được điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của sôi bụng về đêm:

Nguyên nhân sôi bụng về đêm ở người lớn:

  • Mắc một số bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày
  • Thói quen ăn uống: Ăn nhanh, không nhai kĩ, không tập trung khi ăn, vừa ăn vừa nói, ăn uống vội vàng
  • Bữa ăn quá gần khi đi ngủ
  • Mệt mỏi căng thẳng
  • Lạm dụng các chất kích thích: Cà phê, thuốc lá, bia, rượu
  • Ăn quá nhiều đồ ngọt
  • Uống sữa không hợp

Nguyên nhân sôi bụng về đêm ở trẻ:

Sôi bụng về đêm cũng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân được nhắc đến:

  • Uống sữa sai cách, sai tư thế khiến trẻ nuốt nhiều không khi gây chướng bụng, sôi bụng
  • Bé ăn uống không tập trung
  • Trẻ uống sữa công thức hoặc sữa tươi khi chưa có khả năng dung nạp đường lactose có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa dẫn đến rối loạn tiêu hóa, từ đó gây ra hiện tượng sôi bụng kể cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Trẻ uống sữa quá đặc hay quá loãng hoặc không hợp vệ sinh
  • Khi trẻ bú mẹ, mẹ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn nhiueef thực phẩm cay, dầu mỡ cũng khiến trẻ sôi bụng cả đêm lẫn ngày

Sôi bụng về đêm là bệnh gì?

Như đã chia sẻ ở trên, có nhiều nguyên nhân gây sôi bụng về đêm. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị sôi bụng về đêm, kèm theo một số biểu hiện: Sôi bụng sau khi ăn, sôi bụng liên tục hoặc kèm theo các triệu chứng liên quan, rất có thể bạn đang gặp phải các chứng bệnh như sau:

Mắc bệnh lý về dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị xung huyết, có loét và đau do acid và pepsin kích thích. Theo từng vị trí viêm loét mà bệnh được gọi dưới tên: Viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm hang vị, loét hàng tá tràng…

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Xuất hiện cơn đau tức dưới ngực
  • Bụng sôi ùng ục thường vào đêm, chiều và có thể kèm triệu chứng khó thở
  • Đau bụng vùng thượng vị kèm ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, sôi bụng
  • Đi đại tiện phân có màu đen và mùi khó chịu
  • Người bệnh đau bụng, chướng bụng đầy hơi nên thường dẫn đến chán ăn, sút cân

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng các dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản khiến thực quản, hầu, cổ họng bị tổn thương. Nếu trào ngược dạ dày thực quản kéo dài không được điều trị sẽ dễ xảy ra các biến chứng như hẹp ống thực quản, ung thư thực quản…

Triệu chứng của trào ngược dạ dày:

  • Ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị do dịch vị trào ngược lên thực quản làm thực quản nóng rát từ thượng vị lan lên xương ức
  • Trào ngược dạ dày dễ xuất hiện khi người bệnh cúi gập người về phía trước hoặc sau bữa ăn
  • Xuất hiện ho, đau tức ngực và đắng miệng
  • Sôi bụng về đêm bởi acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây chèn ép dây thần kinh.
  • Khó nuốt, nhiều nước bọt do khi acid dạ dày trào ngược lên cơ thể sẽ tiết nước bọt để trung hòa lượng acid này

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi với tên viêm đại tràng co thắt. Bệnh hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng thường có nhiều điểm giống nhau nên nhiều người hay nhầm lẫn. Trên thế giới có khoảng 15 – 20% dân số mắc bệnh này. Bệnh chỉ gây rối loạn chức năng ruột nhưng không có tổn thương thực thể tại ruột (nghĩa là không xuất hiện các viết loét, xung huyết)

Để phân biệt hội chứng ruột kích thích với những bệnh khác, có thể nhận diện bệnh theo những triệu chứng dưới đây:

  • Bụng đầy hơi, ấm ách khó chịu tuy nhiên thường giảm triệu chứng đau khi đi đại tiện
  • Sôi bụng sau khi ăn, sôi bụng xuất hiện nhiều về đêm
  • Bụng đau âm ỉ, đau quặn tức, cơn đau bụng hạ vị, hố chậu trái hoặc thượng vị phải, đau chạy dọc theo khung đại tràng. Cơn đau tăng lên sau khi ăn, thậm chí trước khi ăn xong đã đau và trước khi đi đại tiện
  • Đi đại tiện bất thường, phân lỏng nát, phân sống, có nhầy hoặc không
  • Ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, người dễ sút cân, mệt mỏi

☛ Đọc thêm: Hội chứng ruột kích thích nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến triệu chứng sôi bụng, nhất là ở trẻ nhỏ và những người đường ruột kém. Rối loạn tiêu hóa thường xuất phát từ loạn khuẩn đường ruột, dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…Bệnh thường phát tác triệu chứng khi người bệnh ăn những thực phẩm mất vệ sinh, nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh.

Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

  • Bụng sôi òng ọc và đau
  • Đi vệ sinh lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy
  • Chướng bụng, đầy hơi ấm ách khó chịu
  • Bụng đau lâm râm hoặc dữ dội ở vùng hạ sườn, có thể lan ra sau lưng

Sôi bụng về đêm – phải làm sao?

Sử dụng thuốc tây

Tuy thuốc tây có tác dụng nhanh chóng, nhưng lạm dụng có thể gây ra phản ứng phụ. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng khi chưa biết rõ nguyên nhân và chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

Dưới đây là một số loại thuốc chữa sôi bụng cụ thể theo từng nguyên nhân:

Hội chứng ruột kích thích:

  • Sử dụng thuốc giảm đau,
  • Thuốc chống co thắt,
  • Thuốc chống đầy hơi,
  • Thuốc cầm tiêu chảy…

Bệnh đau dạ dày:

  • Thuốc trung hòa dịch vị,
  • Thuốc kháng Histamin H2…

Rối loạn tiêu hóa:

  • Một số kháng sinh như Metronidazol Ciprofloxacin,
  • Tetracyclin.

Một số mẹo giảm sôi bụng về đêm

Xoa massage bụng

Massage vùng bụng có tác dụng lưu thông máu, cải thiện tiêu hóa, giảm đầy hơi và giảm triệu chứng sôi bụng khá hiệu quả

Thực hiện:

  • Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo hơi ấm hoặc sử dụng ít dầu ấm xoa đều vào 2 lòng bàn tay
  • Xòe lòng bàn tay, áp vào bụng và xoa theo chiều kim đồng hồ
  • Tiếp đó làm ngược lại xung quanh rốn hoặc thực hiện đồng thời bằng 2 tay trong vòng 2-3 phút

Chườm nóng bụng

Chườm nóng bụng làm giãn mạch máu và tăng tuần hoàn máu tại chỗ, từ đó cải thiện tình trạng sôi bụng hiệu quả.

Thực hiện như sau:

  • Có thể sử dụng gạo rang hoặc nước ấm đổ vào túi chườm hoặc chai thủy tinh
  • Nếu dùng rạo rang thì sau khi rang gạo cho nóng lên, bọc qua 1 lượt khăn, chườm vào bụng.
  • Nếu sử dụng nước ấm bỏ vào chai thủy tinh cũng nên bọc qua 1 lượt khăn ròi mới chườm.
  • Thực hiện mỗi lần khoảng 5-10 phút, bạn sẽ thấy cảm giác sôi bụng đầy hơi thuyên giảm rõ rệt.

Sử dụng lá tía tô

Theo đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm thường được sử dụng để cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu và ngộ độc thức ăn.

Thực hiện mẹo giảm sôi bụng bằng lá tía tô như sau:

  • Lá tía tô: 30gr đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng
  • Đem xay nhuyễn hoặc giã vắt lấy nước uống
  • Uống nước lá tía tô đến khi triệu chứng sôi bụng cải thiện

Sử dụng gừng tươi

Trong gừng tươi chứa enzyme có tác dụng phân hủy protein trong thức ăn và chống dị ứng rất tốt. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng gừng để điều hòa nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, từ đó giúp thức ăn di chuyển dễ dàng, giảm được chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nhánh gừng nhỏ rửa sạch, sau đó giã lấy nước
  • Dùng nước gừng pha với 150ml nước ấm, có thể thêm chút mật ong rồi quấy đều
  • Thưởng thức trà gừng mật ong mỗi ngày vào lúc sáng sớm sẽ giúp giảm chứng sôi bụng rõ rệt

 Củ riềng

Theo đông y, củ riềng có vị ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, tăng cường chức năng tỳ vị, hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng và giảm sôi bụng rất hiệu nghiệm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một củ riềng tươi, cạo vỏ, rửa sạch,
  • Đem thái lát mỏng và phơi khô rồi sau đó xay thành bột.
  • Trộn đều bột riềng với mật ong và hoàn thành viên to bằng ngón tay
  • Mỗi ngày uống 3,mỗi lần 1 viên lần sau bữa ăn để giảm hiện tượng bụng bị sôi

☛ Tìm hiểu thêm: Bị sôi bụng nhiều dùng thuốc gì tốt nhất?

Hỗ trợ cải thiện triệu chứng sôi bụng bằng Tràng Phục Linh PLUS

Nếu bị sôi bụng, ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, đi ngoài… do viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng co thắt, việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột là chìa khóa quan trọng giúp tăng cường sức khỏe đại tràng, phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng những triệu chứng của bệnh.

Hiện nay, Tràng Phục Linh plus là giải pháp hàng đầu giúp những người bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích tăng cường sức khỏe đại tràng, đồng thời giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính. Với thành phần chủ lực của Tràng Phục Linh plus chính là ImmuneGamma®

ImmuneGamma® là chế phẩm điều biến miễn dịch tự nhiên, phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ. ImmuneGamma® được chiết tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhiều công dụng quý khác cho cơ thể con người.

Sản phẩm có dạng Hộp 20 viên và lọ 80 viên được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng.

Biện pháp phòng ngừa sôi bụng về đêm

Để có thể giải quyết triệt để tình trạng sôi bụng về đêm thì trước hết cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới có phương pháp điều trị trọng điểm và hiệu quả. Với những trường hợp sôi bụng về đêm do bệnh lý, người bệnh nên đến cơ sở y tế khám để được bác sĩ tư vấn và có phác đồ điều trị. Với những trường hợp sôi bụng về đêm do thói quen không lành mạnh, thực phẩm không đạt chất lượng gây ra thì ta có thể phòng ngừa sôi bụng về đêm theo những hướng dẫn dưới đây:

Thực phẩm:

  • Không nên uống những loại thức uống có ga gây đầy bụng, những loại đồ uống có cồn, chất kích thích như cafeine, bia, rượu…
  • Hạn chế những thức ăn có ủ men, giàu tinh bột như bánh mì.
  • Hạn chế các loại kẹo bánh ngọt, hoa quả chín có độ ngọt cao, sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm muối lên men như dưa, cà muối chua.
  • Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi đặc biệt là các gia vị như tỏi, vì nó có chứa chất allicin chống đầy bụng, chướng bụng, sôi bụng hiệu quả.
  • Bổ sung thêm sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày bởi trong sữa chua có chứa các vi khuẩn lactobacillus giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây đầy hơi

Thói quen:

  • Thói quen nhai kẹo cao su hàng ngày cũng rất dễ khiến bạn mắc phải chứng sôi bụng về đêm.
  • Khi ăn nên nhai chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói để không khí lọt vào rất dễ bị đầy hơi.
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...