Táo bón nên ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Chế độ ăn uống không hoa học, kém lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng táo bón. Để cải thiện táo bón, bạn có thể bắt đầu bằng cách thay đổi một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Vậy, khi bị táo bón, nên ăn gì, kiêng gì? Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia bạn có thể tham khảo.

Nguyên tắc ăn uống cho người bị táo bón

Táo bón là một trong những triệu chứng của bệnh đường ruột rất dễ gặp. Đôi khi, táo bón có thể tiến triển thành dạng táo bón kinh niên. Thông thường, biểu hiện của táo bón là tần suất đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần kèm theo các dấu hiệu như phân cứng, rắn, lỏn nhỏn ít như phân dê, quá trình đào thải phân qua đường hậu môn gây đau rát. Đôi khi táo bón còn gây ra hiện tượng đau bụng, đi không hết phân. Nếu các triệu chứng của táo bón như trên kéo dài trên 3 tháng được gọi là táo bón mãn tính.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với hệ tiêu hóa, nó có thể khiến tình trạng táo bón ở nên trầm trọng hơn. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, khi mắc táo bón, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:

  • Chú ý tăng cường bổ sung những thực phẩm có tác dụng nhuận tràng để hỗ trợ quá trình điều trị táo bón.
  • Nên bổ sung nước đầy đủ.
  • Chuẩn bị bữa ăn giàu chất xơ, vitamin, và chất pectin giúp thúc đẩy đào thải chất cặn ra ngoài cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu probiotics giúp duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa, tạo điều kiện cho vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển.
  • Có thói quen vận động thích hợp để cải thiện tiêu hóa, tránh ngồi quá lâu hoặc nằm quá nhiều.
  • Giảm lượng sắt đang sử dụng, hạn chế sử dụng thịt đỏ
  • Tránh sử dụng bia, rượu, chất kích, đồ ăn cay, nóng khiến tình trạng táo bón trở lên trầm trọng hơn.
  • Tập thói quen đi đại tiện hằng ngày.

Các thực phẩm nên ăn khi bị táo bón

Rau xanh

Chế độ ăn hằng ngày nghèo nàn chất xơ là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Chính vì vậy, bổ sung thêm rau xanh vào thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ giúp tăng nhu động ruột và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra được thuận lợi hơn. Dưới đây là một số loại rau xanh mà người mắc táo bón nên ăn:

Rau mồng tơi

Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, tính hàn giúp giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng,… Ngoài ra, mồng tơi còn chứa nhiều chất xơ hòa tan và vitamin, khoáng chất giúp kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, làm lành vết nứt hậu môn. Chính vì mồng tơi có nhiều tác dụng như vậy, nên điều trị táo bón bằng rau mồng tơi rất hiệu qủa.

Có thể sử dụng rau mồng tơi bằng cách: Ăn luộc, nấu canh, giã nát vắt lấy nước uống khiến ruột mát và đi đại tiện dễ dàng.

Rau má

Rau má là loại rau không thể thiếu khi điều trị táo bón. Rau má là loại thảo dược có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc. Vì rau má có tính mát nên điều trị táo bón rất hiệu quả. Ngoài ra, rau má còn có công dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể, làm đẹp da, trị nóng trong, mẩn ngứa,….

Bạn có thể sử dụng dụng rau má bằng cách: Trộn salad rau má, nước ép rau má…

Rau diếp cá

Rau diếp cá có vị chua, tính mát, mùi hơi tanh và chứa nhiều chất xơ có tác dụng giảm táo bón và điều hòa nhu động ruột. Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm sát trùng.Các bài thuốc trong dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá được sử dụng khá phổ biến và khá hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng rau diếp cá bằng cách: Nhai sống rau diếp cá, uống nước ép rau diếp cá…

Rau cải bruxen

Theo nghiên cứu, cải bruxen có chứa hàm lượng acid folic, vitamin K, vitamin A, canxi, giàu chất xơ giúp làm mềm phân, đi đại tiện dễ dàng hơn. Chính vì vậy, để phòng ngừa và điều trị táo bón, bạn nên thêm cải bruxen vào thực đơn mỗi ngày.

Bạn có thể sử dụng của bruxen bằng cách luộc, xào, nấu….

Súp lơ

Trong súp lơ có lượng chất xơ dồi dào và một lượng nhỏ cellulose mềm dễ tiêu hóa. Ngoài ra, một nửa các chất có trong súp lơ là chất đạm- là các hợp chất protein dễ tiêu hóa, do đó mà nó là loại rau dễ hấp thụ nhất đối với cơ thể con người. Nếu bạn thường xuyên ăn súp lơ, bạn sẽ thấy lượng cholesterol trong cơ thể sẽ giảm đáng kể và triệu chứng táo bón sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Bạn có thể sử dụng súp lơ như bữa ăn hằng ngày hoặc ép súp lơ lấy nước uống.

☛ Tìm hiểu thêm: Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Các loại củ

Khoai lang

Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ nhuận tràng và thông tiện. Ngoài ra, khoai lang chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể như magie, protid, lipip, canxi, gluxid, vitamin B, C và lượng chất xơ lớn. Theo nghiên cứu, 1 củ khoai lang có gần 4g chất xơ không hòa tan giúp làm mềm phân, kích thích đào thải phân, hỗ trợ tiêu hóa.

Bạn có thể sử dụng khoai lang bằng cách luộc, hấp, nấu súp.

Xem đầy đủ hơn: Bị táo bón ăn khoai lang được không?

Củ cải

Theo Đông y, củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt…Ngoài ra, củ cải còn chứa hàm lượng chất xơ và vitamin C khá cao giúp làm sạch các cặn bã thức ăn trong ruột, làm tăng khối lượng phân, giúp thải các chất cặn bã ra khỏi ruột già. Bên cạnh đó, củ cải còn có tác dụng tăng cường sự tiết dịch tiêu hóa và mật, giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả nhất.

Muốn giảm táo bón, thông tiện bạn có thể sử dụng 250g củ cải/ ngày bằng cách luộc, xào củ cải

Cà rốt

Việc chữa táo bón bằng cà rốt được nhiều người sử dụng là do trong cà rốt có chứa các thành phần là chất xơ và giàu vitamin giúp nhuận tràng, làm mềm phân, cung cấp lượng nước cần thiết giúp hạn chế tình trạng táo bón tiếp tục xảy ra.

Uống nước ép cà rốt vừa bổ sung nước, tăng cường chất xơ giảm nhanh triệu chứng táo bón. Bạn có thể dùng 50g cà rốt, ép lấy nước, ngày uống 2 cốc.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng sử dụng cà rốt, nên uống giảm dần khi triệu chứng tiêu chảy được cải thiện bởi nếu dùng quá nhiều cà rốt có thể dẫn tới tiêu chảy đấy nhé. Ngoài ra, nếu dùng cà rốt chữa táo bón ở trẻ nên chú ý vì dùng quá nhiều bé sẽ bị vàng da.

Trái cây

Trái cây là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào cho cơ thể giúp giảm tình trạng táo bón và tăng sức đề kháng. Dưới đây là một số loại trái cây mà bạn nên ăn để cải thiện táo bón:

Quả táo

Theo nghiên cứu, một quả táo có khoảng 4,4 g chất xơ, trong đó khoảng 1.2g chất xơ hòa tan và 2.8g chất xơ không hòa tan chủ yếu ở dạng pectin có tác dụng hút nước và ruột kết, làm mềm phân và giảm thiểu thời gian tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột ngăn ngừa bệnh táo bón.

Chuối chín

Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong chuối chín có lượng chất xơ hòa tan và kali khá dồi dào giúp điều tiết hệ vi sinh trong đường ruột, kích thích tiêu hóa, giúp cơ ruột hoạt động hiệu quả, các lợi khuẩn phát triển và làm kìm hãm vi khuẩn gây hại trong đường ruột sinh sôi.Trong 100g chuối có khoảng 3,7g chất xơ hòa tan có tác dụng làm mềm phân, tăng khả năng đào thải các chất cặn bã trong ruột. Chính vì vậy, chuối chín có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón. Có thể sử dụng chuối cho cả người lớn và trẻ em để cải thiện táo bón.

Chú ý: Nên ăn chuối đã chín vàng, nên ăn 2 quả chuối chín mỗi ngày, chia làm nhiều lần ăn trong ngày. Nếu ăn chuối tiêu, bạn nên ăn đều đặn mỗi ngày 1 quả, liên tục trong 30 ngày sẽ thấy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn hẳn.

Quả bơ

Ai cũng biết bơ là loại trái cây giúp đẹp da, giữ dáng mà không biết rằng nó còn là loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong quả bơ có chứa lượng lớn chất xơ và vitamin, khoáng chất dồi dào rất tốt cho người mắc táo bón.

Bạn có thể sử dụng bơ bằng cách làm salad, sinh tố bơ. Tuy nhiên khi chế biến không nên thêm đường hay sữa bởi có thể khiến tình trạng táo bón thêm trầm trọng.

Quả bưởi

Quả bưởi giàu vitamin c, chất chống oxy và lycopene có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra, bưởi còn giàu chất xơ giúp cải thiện chứng táo bón ở cả người lớn và trẻ nhỏ hiệu quả. Bạn có ăn bưởi  hoặc uống nước ép bưởi để chữa táo bón. Lưu ý, khi làm nước ép bưởi nên sử dụng nước ép nguyên chất, không nên cho thêm đường hay mật ong sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, không dùng bưởi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, với trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi thì có thể ăn cả múi bưởi.

Quả kiwi

Theo nghiên cứu, mỗi quả kiwi có khoảng 2,5 g chất xơ và chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin K, vitamin C , E, kali và folate. Trong kiwi có hàm lượng chất xơ và nước cao giúp nó giảm nhanh triệu chứng táo bón. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra những người thường xuyên ăn kiwi hệ tiêu hóa chuyển động tốt hơn nhờ một loại enzyme được gọi là actinidain trong ruột giúp thúc đẩy các chất cặn bã ra ngoài được dễ dàng hơn.

Quả lê

Theo Đông y, quả lê có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng huyết, giảm ho, tiêu độc, nhuận tràng,… Ngoài ra, trong mỗi quả lê chứa khoảng 5,5g chất xơ giúp giảm táo bón do có nhiều fructose và sorbitol hút nước ở đại tràng do đó kích thích đi vệ sinh.. Thành phần đường tự nhiên có trong quả lê còn giúp kích thích nhu động ruột, giúp dồn nén, đào thải phân xuống trực tràng.

Mận khô

Mận được sử dụng để trị chứng táo bón là nhờ chứa lượng chất xơ không hòa tan cellulose có tác dụng tăng lượng nước trong phân. Ngoài ra, hợp chất phenolic có trong quả mận cũng giúp kích thích lợi khuẩn đường ruột, nhuận tràng hiệu quả. Lượng chất xơ hòa tan lên men ở đại tràng tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, giúp tăng trọng lượng phân để đưa ra ngoài dễ dàng hơn.

Bạn có thể sử dụng mận khô để trị chứng táo bón bằng cách ăn trực tiếp mận khô hoặc làm salad, ngũ cốc….

Xem đầy đủ: 8 loại trái cây nhuận tràng, đẩy lùi táo bón

Quả cam

Trong quả cam có nhiều vitamin C, chất xơ và naringenin– nó như một flavonoid hoạt động như thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp tăng lượng phân và đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt hay còn được gọi là ngũ cốc thô giàu chất xơ không hòa tan giúp bảo vệ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và hạn chế táo bón. Một số loại ngũ cốc có thể kể đến như:

Hạt chia

 

Theo nghiên cứu, chỉ cần sử dụng hai thìa hạt chia bạn đã có thể cung cấp khoảng 38% chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày. Hạt chia chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như sắt canxi, chất chống oxy hóa, chất xơ, omega-3. Chính vì vậy, bổ sung chất xơ đầy đủ sẽ giúp hấp thu nước, tạo thành lớp gel bên ngoài giữ nước trong phân, giúp mềm phân để việc tống đẩy phân ra ngoài được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, hạt chia còn hỗ trợ làm bền thành mạch, giảm sưng viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bạn có thể sử dụng hạt chia bằng cách pha nước hạt chia uống, ăn hạt chia cùng sữa chua, rắc hạt chia ăn cùng salad…

Hạt mè đen

Nghiên cứu đã chỉ ra, hạt mè đen có chứa khoảng 40 – 60% dầu, 20% chất đạm, ngoài ra còn chứa đồng, canxi oxalat. Y học cổ truyền ghi chép lại,  mè đen có  có tính hàn, vị ngọt, không độc, giúp giải độc, sát khuẩn, nhuận tràng, tiêu nhiệt kết, có tác dụng cực kỳ hiệu quả đối với tiêu hóa như trị táo bón, khó tiêu, nhuận tràng, thông tiện. Chính vì vậy, sử dụng mè đen trị táo bón được rất nhiều người áp dụng hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng mè đen bằng cách nấu cháo, nấu chè hay rắc vào thức ăn.

Hạt đậu đỏ

Trong Đông y, đậu đỏ là dược liệu có vị ngọt, vị chua, tính bình. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu đỏ giúp hỗ trợ bảo vệ đường ruột, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, giảm các triệu chứng kích ứng đường ruột, điều trị táo bón giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Có thể sử dụng đậu đỏ bằng cách nấu canh đậu đỏ, ninh cháo, nấu chè…

Lưu ý: Khi chế biến đậu đỏ để điều trị táo bón không nên cho nhiều đường bởi nó có thể làm giảm công năng của đỗ đỏ đối với quá trình tiêu hóa. Có thể thay đường trắng thành đường phèn

Uống nhiều nước

Nước có tác dụng giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch ruột, giúp ruột non tiêu hóa thức ăn. Theo nghiên cứu, nước góp 80% và việc bài tiết ở đại tràng. Trung bình, một người bình thường cần uống 6-8 cốc nước/ ngày. Bạn có thể uống nước theo cách dưới đây:

  • Sáng sớm khi thức dậy trước khi ăn sáng nên uống 1 cốc nước to để làm sạch đường ruột.
  • Giữa buổi sáng uống nước sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và giảm cơn đói
  • Sau khi ăn uống 1 cốc nước giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Sau mỗi lần đi tiểu: uống nước để bổ sung lượng nước mất đi của cơ thể.

☛ Tìm hiểu thêm: Các loại sữa không táo bón cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay

Các thực phẩm nên kiêng khi bị táo bón

do-chien-khong-tot-viem-dai-trang

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh

Những thực phẩm chiên, rán, xào, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ thường nhiều chất béo, ít chất xơ và chứa lượng muối khá nhiều gây chướng bụng, khó tiêu. Nó có thể làm giảm lượng nước trong phân, từ đó quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, khiến phân khô và gây khó khăn cho việc đi đại tiện, dẫn tới táo bón.

Thịt đỏ gây táo bón

Một số loại thịt đỏ có thể kể đến như thịt bò, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu…thường chứa ít chất xơ, nhiều protein gây khó tiêu làm tăng độ cứng của phân khi di chuyển qua ruột, đến hậu môn. Thịt đỏ cũng thường chứa lượng chất béo cao hơn và mất thời gian nhiều hơn để tiêu hóa, dễ gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Không chỉ vậy, thịt đỏ có thể gián tiếp làm giảm lượng chất xơ bạn hấp thụ trong bữa ăn bởi thịt đỏ dễ gây no và mọi người thường thích ăn thịt đỏ hơn các loại rau xanh.

Đồ cay nóng

Đồ ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng là loại thực phẩm bạn nên loại bỏ trong bữa ăn hằng ngày nếu bạn bị táo bón. Những món ăn cay nóng có thể gây hội chứng ruột kích thích và gây tổn hại đến hệ tiêu hóa, khiến cho tình trạng táo bón trở nên nặng hơn. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu táo bón, những loại thực phẩm này bạn nên tránh xa.

Bia, rượu, chất kích thích

Bia, rượu và chất kích làm giảm làm lượng hydrat khiến nhu động ruột hoạt động không tốt, ức chế hormone chống lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước. Bình thường bia, rượu, chất kích thích không tốt cho sức khỏe nói chung và đối với người bị táo bón chúng còn rất có hại, khiến đường ruột giảm công suất hoạt động và tình trạng bệnh trở nên trầm trọng thêm.

Socola

Socola là loại đồ ngọt chứa hàm lượng chất béo và đường rất cao có thể làm giảm nhu động ruột, gây trì hoạt động của hệ tiêu hóa bị trì trệ.

Gợi ý một số món ăn cho người bị táo bón

Canh rau dền đỏ nấu tôm

Chuẩn bị

  • Tôm tươi: 2 lạng
  • Rau dền đỏ: 1 nắm
  • Gia vị nêm

Cách chế biến:

  • Tôm bóc vỏ, rút chỉ sống lưng, rửa sạch và bằm nhỏ đem ướp với gia vị nêm.
  • Rau dền rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Phi hành cho thơm, cho tôm vào xào cho săn lại và cho nước vào đun sôi lên.
  • Cho rau dền, nêm lại gia vị cho vừa miệng, đợi sôi lên thì tắt bếp.
Chú ý: Có thể ăn 3 bữa. tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Súp khoai lang thịt bằm

Chuẩn bị

  • 1 củ khoai lang
  • 200g thịt lợn nạc
  • 100g súp lơ xanh
  • Hành lá, gia vị nêm

Cách chế biến

  • Rau súp lơ, khoai lang rửa sạch, gọt vỏ và thái miếng nhỏ
  • Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ ướp với hành củ và gia vị khoảng 15 phút
  • Hành củ  phi thơm và cho thịt băm vào xào lên săn lại, cho 1 tô nước vào đun sôi lên
  • Cho khoai lang vào ninh đến khi chín bở và cho súp lơ vào, cho hành lá cho thơm
  • Ăn trong bữa xế hoặc ăn với cơm

Canh rau đay, mồng tơi nấu cua

Chuẩn bị

  • Cua xay: 300g
  • 1 bó rau đay cùng mồng tơi

Cách chế biến

  • Sơ chế cua, giã và lọc lấy nước, bỏ bã
  • Rau rửa sạch, thái nhỏ
  • Đun sôi nước cua lên, nêm gia vị và cho rau vào, đun sủi và tắt bếp
  • Ăn cùng cơm, cách 1 ngày ăn 1 lần

Lời khuyên từ chuyên gia

Ngoài việc áp dụng những món ăn, thực phẩm giúp điều trị táo bón như trên, bạn cũng nên lưu ý:

  • Nên ăn uống đúng bữa, đúng giờ, tránh ăn no quá.
  • Uống đủ 2 lít nước/ ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, sợ đau mà nhịn đi đại tiện.
  • Nên tập thói quen đi đại tiện vào 1 giờ nhất định trong ngày.
  • Duy trì thói quen thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe, nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
  • Khi táo bón di kèm với những triệu chứng khác thường, bạn cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Giải pháp cho tình trạng táo bón do bệnh đại tràng

Nếu tình trạng táo bón kéo dài nguyên nhân từ hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đại tràng co thắt, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS.

Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng:

  • Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích và giảm nhanh các triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng, đi ngoài có chất nhầy, có hoặc không có dính máu trong phân.
  • Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa trong bệnh viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
  • Giảm triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như đại tiện bất thường (tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai), sôi bụng, chướng bụng…

Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...