Bị táo bón có nên ăn chuối không?
Chuối loại trái cây phổ biến giàu giá trị dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón liệu có nên ăn chuối? Để tìm hiểu câu trả lời, mời bạn xem chi tiết nội dung bài viết này.
Mục lục
Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của chuối
Thành phần dinh dưỡng của chuối
Theo thống kê, một quả chuối với trọng lượng 118gr gồm có những dưỡng chất với tỉ lệ sau:
- Kali: 9%
- Vitamin B6: 33%
- Vitamin C: 11%
- Magie: 8%
- Đồng: 10%
- Mangan: 14%
- Carbs: 24 gram
- Chất xơ: 3,1 gram
- Protein: 1,3 gram
- Chất béo: 0,4 gram
- Nước: 75%
- Calo: 89%
- Đường: 12,4g
- Omega-3: 0,03 g
- Omega6: 0,05 g
Ngoài ra, chuối còn có một số chất chống oxy hóa vừa đủ, lượng calo trong chuối chỉ khoảng 105 calo, hầu như chỉ bao gồm nước và carbohydrate, lượng protein trong chuối rất ít và gần như không chứa chất béo. Chính vì vậy, với những người ăn kiêng, loại trái cây này là một lựa chọn không thể bỏ qua.
Tác dụng tuyệt vời của chuối
Tốt cho tim mạch
Trong chuối rất giàu kali và hợp chất flavonoid chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, trung bình một quả chuối chứa khoảng 0,4g kali, đây là những khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và ổn định huyết áp. Một quả chuối khoảng 118g thì có đến 9% kali cần thiết trong 1 ngày và giúp giảm khoảng 26% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vì vậy, những người thường xuyên tiêu thụ đủ lượng kali có ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hơn so với những người thiếu hụt dưỡng chất này.
Ngoài ra, trong chuối còn chứa lượng chất xơ, vitamin C, B6 và magie giúp giảm nguy cơ mắc đột quỵ và tăng cường sức khỏe
Hỗ trợ tiêu hóa
Trong chuối chứa một lượng đáng kể tinh bột kháng và pectin, đó là các loại chất xơ giúp hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn và đường ruột có lợi cho hệ tiêu hóa giúp xây dựng quá trình trao đổi chất. Khi cơ thể bạn được bổ sung những hoạt chất này, chúng di chuyển xuống đại tràng, ở đây, các lợi khuẩn lên men trong quá trình hình thành butyrate – một loại axit béo chuỗi ngắn giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.
Ngoài ra, chuối chứa nước và chất xơ giúp thúc đẩy quá trình đều đặn và khuyến khích sức khỏe hệ tiêu hóa. Thông thường, có thể những thực phẩm giàu chất xơ dễ gây đầy hơi, chướng bụng và co thắt dạ dày ở những người bị bệnh viêm ruột (IBD), tuy nhiên chuối có thể cải thiện các triệu chứng trên.
Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu chỉ ra, trong chuối có chứa lectin- một loại protein có thể giúp ngăn chặn các tế bào bệnh bạch cầu phát triển. Lectin hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các phân tử được gọi là các gốc tự do. Nếu quá nhiều gốc tự do tích tụ, tế bào có thể bị tổn thương và có khả năng dẫn đến ung thư.
Ổn định huyết áp
Để ổn định huyết áp, bạn cần duy trì lượng natri. Chuối chứa lượng kali cao và hàm lượng muối thấp, chính vì vậy, nó có thể giúp bạn ổn định huyết áp.
Tốt cho máu
Theo thống kê, trong 100g chuối có 0,31mg sắt. Bạn có thể bổ sung chuối để phòng ngừa và giảm tình trạng thiếu máu bởi chuối có tác dụng kích thích sản sinh ra huyết cầu rất tốt. Ngoài ra, lượng vitamin B6 có trong chuối cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, thể hỗ trợ những người bị thiếu máu.
Cải thiện tâm trạng, duy trì trí nhớ
Như đã chia sẻ, trong chuối có chứa hàm lượng kali dồi dào giúp cung cấp và khôi phục năng lượng hiệu quả. Ngoài ra, lượng trytophan khá cao trong chuối có thể giúp bạn duy trì khả năng ghi nhớ, giảm căng thẳng, giảm căng thẳng và stress, thoải mái và suy nghĩ tích cực hơn.
Ngăn ngừa hen suyễn
Nghiên cứu đã chỉ ra, ăn chuối có thể giúp ngăn ngừa chứng thở, khò khè ở trẻ em bị hen suyễn. Bởi, chuối có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và kali giúp ngăn ngừa khó thở, khò khè. Tuy nhiên, tác dụng này cũng cần nghiên cứu thêm là cần thiết để xác nhận chính xác hơn.
Người bị táo bón có nên ăn chuối hay không?
Theo các chuyên gia tiêu hóa, chuối là thực phẩm nhuận tràng rất tốt cho người bị táo bón và rối loạn đường ruột. Bởi, các vitamin, chất xơ trong chuối giúp kích thích nhu động ruột, thúc đẩy cảm giác muốn đi ngoài. Không chỉ vậy, trong chuối có hoạt chất pectin có tác dụng làm mềm phân, thay đổi kích thước khuôn phân, kích thích đi ngoài và tống chất thải dư thừa ra ngoài cơ thể một cách trơn tru hơn, dễ dàng hơn.
Lượng chất xơ hòa tan dồi dào trong chuối có tác dụng nhuận tràng, tăng độ nhớt của thức ăn, giúp chúng có khả năng di chuyển nhanh hơn trong đường ruột và tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật trong đường ruột phát triển, cải thiện chức năng của đường ruột rất tốt.
Trong chuối có chứa nhiều kali nên giúp kích thích hoạt động co bóp của cơ ruột, làm tăng khả năng đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, bổ sung chuối trong khẩu phần ăn còn giúp cơ thể bạn bổ sung thêm rất nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B6, C, axit béo Omega 3, Omega 6, canxi, sắt, magie, photpho…
Bị táo bón nên ăn chuối xanh hay chuối chín?
Có nhiều trường hợp bị táo bón càng ăn chuối thì hiện tượng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn do chuối chưa đủ độ chín kĩ, vẫn còn xanh. Khi chuối còn xanh, lượng tinh bột, acid tannic trong chuối còn nhiều, gây khó tiêu, chướng bụng. Ngoài ra, khi bạn ăn chuối xanh trong thời gian dài, hoạt chất acid tannic có thể gây ra tình trạng tắc ruột, khiến phân dồn ứ gây khó khăn trong việc đi đại tiện. Như vậy, với người bị táo bón, việc ăn chuối chín rất tốt nhưng nếu ăn chuối còn xanh thì lại gây phản tác dụng, gây táo bón nặng. Đây chính là lý do mà nhiều người dù ăn chuối đều đặn nhưng lại không thấy triệu chứng táo bón thuyên giảm mà lại ngày một nặng hơn.
Người bị táo bón ăn chuối cần lưu ý gì?
Không thể phủ định tác dụng của chuối với sức khỏe con người nói chung và chứng táo bón nói riêng. Tuy nhiên, bạn nên ăn chuối đúng cách để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây:
Không nên ăn quá nhiều chuối
Trong chuối có chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin, đây là những chất có thể làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu lên não gây đau đầu khi bạn bạn ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, khi bạn ăn quá nhiều chuối, vô tình dung nạp quá nhiều lượng magie có trong chuối vào cơ thể, điều này có khiến cơ thể ngộ độc với một số biểu hiện như ốm yếu, tiêu chảy, mệt mỏi.
Khi ăn quá nhiều chuối cũng có thể khiến cơ thể hấp thu quá nhiều vitamin B6 có trong chuối gây tổn hại tới hệ thần kinh và làm tê liệt chân tay, rất nguy hiểm.
Để cải thiện triệu chứng táo bón, bạn nên ăn 2 quả chuối chín mỗi ngày, chia làm nhiều lần ăn trong ngày. Ngoài ra, với trẻ em, bổ sung chuối vào khẩu phần ăn hàng ngày cũng rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cho bé ăn 1 quả/ ngày hoặc chế biến thành các món ăn dặm. Không cho bé ăn 2 quả chuối/ ngày để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Không ăn chuối quá chín
Bạn chỉ nên ăn chuối chín vừa bởi khi chuối chín quá và để lâu khiến các chất như tyramine, phenyethyamine và axit aminm tăng cao gây có thể làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu lên não, dễ gây ra cho bạn những cơn đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt.
Khi bụng đói không nên ăn chuối
Ăn chuối khi bụng đói rất dễ gây đau dạ dày. Bởi khi đói, hàm lượng lượng magie tăng đột ngột trong máu, gây mất cân bằng tim mạch, hàm lượng vitamin C cao gây tổn hại đến sức khỏe, đường ruột của bạn.
Nên ăn chuối tiêu
Chuối tiêu là loại rất tốt cho tiêu hóa nếu bạn ăn đều đặn mỗi 1 quả, liên tục trong 30 ngày sẽ thấy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn hẳn.
Bị tiểu đường nên hạn chế ăn chuối
Với những người bị tiểu đường nên hạn chế ăn chuối, nhất là chuối chín. Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên chú ý theo dõi lượng đường huyết của mình sau khi ăn các loại thực phẩm giàu đường và tinh bột.
Ngoài ra, bạn cũng nên:
- Tăng cường uống nước, tốt nhất mỗi ngày cần bổ sung đầy đủ từ 2-2,5 lít.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh nhất là các loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau mồng tơi, rau lang, rau má…
- Ăn nhiều loại trái cây tốt cho tiêu hóa như táo, đu đủ, quả sung, mận, lê, cam, bưởi…
- Tập thói quen vận động, rèn luyện đều đặn giúp cơ thể kích thích tiêu hóa.
- Những người bị tiêu chảy không nên ăn chuối.
☛ Đọc thêm: Mách bạn cách chữa đầy bụng khó tiêu táo bón hiệu quả
Giải pháp cho tình trạng táo bón khi mắc bệnh viêm đại tràng
Để cải thiện chúng táo bón do hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng, người bệnh nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm kích thích gây co thắt đại tràng. Trong đó, Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734)
Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
- Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY
Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/271157#potassium
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
- Đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi là bệnh gì? Cách cải thiện!
- Bị đau bụng đi ngoài có uống sữa được không?
- Đau bụng đi ngoài có phải Covid? Cách phân biệt?
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất
Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp
Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với
Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn
Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều