[Tổng hợp] các cách chữa đi ngoài ra máu - bạn nên biết

Khi gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu chắc hẳn bạn không tránh khỏi tâm lý hoang mang và lo lắng. Không biết mình bị mắc bệnh gì và có nguy hiểm hay không. Đại tiện ra máu có thể khởi phát từ những nguyên nhân không quá nguy hiểm, nhưng một số trường hợp là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy cùng tham khảo một số cách chữa đi ngoài ra máu qua bài viết sau đây nhé.

Một số nguyên nhân gây đi ngoài ra máu bạn nên biết

Đi ngoài ra máu là tình trạng không hiếm gặp, máu chảy ra từ hậu môn hoặc sau khi đại tiện xong. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc màu đen. Bạn có thể nhận biết khi thấy một lượng máu dính vào phân, giấy vệ sinh hay trên bồn cầu. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu, phải kể đến như:

Táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đi ngoài ra máu. Khi mắc táo bón, phân bị khô cứng, kích thước lớn hơn khiến người bệnh phải dùng nhiều sức mới có thể đẩy phân ra ngoài được. Tuy nhiên, vì quá trình đi cầu gặp khó khăn nên khi phân ra ngoài được khiến niêm mạc hậu môn bị trầy xước, rách khiến phân lẫn máu, chảy máu hậu môn. Không phải trường hợp nào táo bón cũng bị đi ngoài ra máu, những trường hợp nặng, táo bón kéo dài mới xuất hiện tình trạng này.

Những nguyên nhân dẫn tới táo bón phổ biến như:

  • Thói quen uống ít nước, ăn ít chất xơ, sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Thói quen nhịn đại tiện khiến các cơ thắt trong trực tràng, hậu môn bị rối loạn.
  • Ít vận động, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý hoặc biến chứng từ bệnh tiểu đường.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện vết nứt hoặc vết rách ở hậu môn gây đau và chảy máu tươi khi đi đại tiện. Đau có thể xuất hiện từ vài phút cho tới vài giờ sau khi đi đại tiện. Tình trạng này thường gặp khá phổ biến ở người lứa tuổi trung niên và nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra rò hậu môn, áp xe hậu môn.

Các vết nứt hậu môn có thể tự lành, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp làm mềm phân như bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày, thoa dầu hoặc kem vào hậu môn để giảm đau và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Với trường hợp nứt hậu môn mạn tính hoặc không thể tự chữa lành, bác sĩ có thể đề nghị biện pháp điều trị chuyên môn bằng cách phẫu thuật, nhưng không phổ biến.

Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một trong những bệnh lý gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu. Nguyên nhân gây kiết lỵ là do nhiễm vi khuẩn Shigella hoặc Entamoeba histolytica gây ra. Khi mắc bệnh, người bệnh còn bị tổn thương sâu ở tế bào miễn dịch của cơ thể làm giảm khả năng hấp thụ nước, khoáng chất và chất dinh dưỡng. Vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ có thể lây truyền qua đường ăn uống, động vật mang mầm bệnh, ruồi…thậm chí có thể lây qua đường sinh dục đồng tính.

Các triệu chứng giúp bạn nhận diện bệnh kiết lỵ như:

  • Có thể sốt nhẹ hoặc không,
  • Mót rặn, đau quặn bụng.
  • Đau vùng manh tràng, dọc theo khung đại tràng.
  • Đi ngoài ra máu, ban đầu phân lỏng nhưng sau toàn máu và dịch nhầy.
  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày 5 – 10 lần, số lượng phân không nhiều.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau làm chức năng đại tràng suy giảm. Một số nguyên nhân gây bệnh như chế độ ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng ở đại tràng, do sử dụng hóa chất nặng xâm nhập vào cơ thể gây viêm hoặc do động mạch cung cấp máu cho đại tràng bị hẹp.

Viêm đại tràng là bệnh lý có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu. Sau đây là một số dấu hiệu nhận diện bệnh:

  • Chức năng đại tiện bị rối loạn, đi ngoài nhiều lần, phân lúc lỏng lúc rắn.
  • Đau bụng kèm cảm giác đầy bụng, chướng bụng. Những cơn đau thường xuất phát từ vùng bụng dưới, đau quặn lên từng cơn.
  • Phân có lẫn chất nhầy, có mùi khó chịu. Trường hợp bệnh nặng phân có lẫn cả máu.
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, có thể kèm hiện tượng đau đầu, buồn nôn, sốt và khó ngủ.

☛ Xem chi tiết: [Đừng chủ quan] viêm đại tràng đi ngoài ra máu

Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng là sự tăng sinh quá mức dẫn tới phát triển thành các khối u lồi lên trong lòng đại tràng. Phần lớn, các khối u ở đại trực tràng là lành tính, nhiều năm mới có thể trở thành ung thư. Polyp đại trực tràng có thể được loại bỏ hoàn toàn một cách an toàn. Nguyên nhân gây ra chủ yếu do chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, ít chất xơ, nhiều chất béo…

Các dấu hiệu nhận biết polyp đại trực tràng như:

  • Chảy máu hậu môn với biểu hiện đi ngoài ra máu, máu có dính trên giấy vệ sinh hoặc quần lót.
  • Phân có lẫn máu hoặc có màu đen bất thường.

Ung thư đại trực tràng

Là bệnh lý nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao, thường phát triển từ ruột hoặc trực tràng do sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn. Bệnh thường gặp ở nam giới từ độ tuổi 30 – 60 với các yếu tố làm tăng nguy cơ như:

  • Rối loạn gen di truyền.
  • Lối sống thiếu khoa học.
  • Độ tuổi.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh như:

  • Thói quen đại tiện thay đổi, khuôn phân nhỏ và dẹt hơn.
  • Đau bụng dai dẳng, đi ngoài có máu, máu lẫn trong phân hoặc chảy dính ra giấy vệ sinh. Máu có thể là máu tươi hoặc phân có màu đỏ sậm kèm dịch nhầy.
  • Nếu sờ nắn vào bụng, đặc biệt là vùng hạ sườn phải khu vực khung đại tràng sẽ thấy có khối u.
  • Chướng bụng, đầy hơi khó chịu.
  • Sụt cân, ăn uống không tiêu khiến cơ thể thiếu chất.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài ra máu hiện nay. Bệnh xảy ra do các tĩnh mạch trong trực tràng sưng lên. Bệnh khá phổ biến hiện nay, thường do các nguyên nhân như táo bón kéo dài, hội chứng lỵ, lao động nặng nhọc…gây nên.

Trong một số trường hợp, bệnh trĩ không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày, uống nhiều nước và vận động cơ thể thường xuyên để cải thiện các triệu chứng.

Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu cho thấy tình trạng bệnh đã nặng. Người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa dẫn tới hiện tượng đi ngoài ra máu. Máu có thể xuất hiện trong phân, các chất nôn nhưng cũng có thể xuất hiện dưới dạng phân có màu hắc ín hay màu đen.

Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Nôn ra máu, chất nôn có màu nâu hoặc đỏ sẫm với kết cấu như bã cà phê.
  • Phân đen và có màu như hắc ín.
  • Chảy máu từ trực tràng, thông thường là trong quá trình đi đại tiện.

Đi ngoài ra máu – chữa thế nào?

Chữa đi ngoài ra máu từ bài thuốc dân gian

Đi ngoài ra máu kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc nam sau đây. Các nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện, an toàn và không có tác dụng phụ.

Rau diếp cá

Rau diếp cá có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Ngoài ra, trong thành phần của lá diếp cá còn chứa chất flavonid có tác dụng sát khuẩn, sát trùng…Sử dụng cây diếp cá giúp phòng các bệnh lý về nhiễm trùng đường ruột, hậu môn khá hiệu quả. Đây là phương pháp dân gian đơn giản, tiết kiệm, dễ tìm kiếm mà công dụng của nó được đánh giá cao.

Cách 1: Ăn diếp cá sống, bạn hãy ngâm rau diếp cá với nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó, rửa sạch rồi dùng ăn trong bữa ăn hàng ngày thay các loại rau khác.

Cách 2: Dùng một nắm rau diếp cá tươi, rửa sạch. Sau đó, cho thêm chút nước vào xay thành khoảng 1 ly nước và uống trước khi ăn 1 giờ. Bạn chỉ cần áp dụng 3 ngày liên tiếp giúp cải thiện chứng đi ngoài ra máu.

Cách 3: Lá diếp cá khô (30g) hoặc diếp cá tươi (20g) đem rửa sạch, cho vào nồi đun 15 phút. Sau đó, đem xông vào vùng vết thương dưới hậu môn. Hãy xông cho tới khi nào nước nguội dần rồi tiếp túc lấy bã diếp cá rửa rồi lặp lại như vậy mỗi ngày.

Bài thuốc từ gừng, sơn dược, tam thất và long nhãn

Gừng, tam thất, sơn dược, long nhãn là những dược liệu cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy quá trình đào thải cặn bã và làm chậm quá trình vận chuyển phân và khí trong ruột. Nhờ đó mà giảm tình trạng đi ngoài ra máu. Gừng còn được biết đến là nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.

Cách sử dụng như sau: Gừng, sơn dược, long nhãn, tam thất vào nồi cùng nước, sắc như sắc thuốc. Uống hàng ngày, mỗi ngày 2 cốc nhỏ chia sáng chiều. Người bệnh nên uống sau bữa ăn.

Vỏ cây hồng

Vỏ cây hồng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như cải thiện ho, thanh nhiệt, giải độc, xơ gan…Đối với người bệnh bị đi ngoài ra máu, dùng bài thuốc từ vỏ cây hồng mang lại hiệu quả tốt. Cách thực hiện như sau:

  • Phơi khô 120g vỏ cây hồng rồi sấy chín.
  • Giã nhuyễn vị thuốc đã chuẩn bị này và uống cùng nước gạo.
  • Nên áp dụng ngày 1 lần, thực hiện trong 2 tuần giúp giảm hẳn triệu chứng đi cầu ra máu.

Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi có vị ngọt, tính lương vào hai kinh thận và can giúp chỉ huyết, bổ thận âm. Trong dân gian, cây cỏ nhọ nồi được dùng để cầm máu, chữa trị và các công dụng khác nữa. Bạn có thể dùng cỏ nhọ nồi để cải thiện đi đại tiện ra máu bằng cách:

  • Cột một nắm cỏ nhọ nồi để nguyên cả rễ rồi giã nhuyễn.
  • Cho một chén rượu nóng vào để lấy dịch đặc rồi uống nước.
  • Bã đắp ngoài hậu môn.

Rau sam

Rau sam có tính chua và được biết đến là vị thuốc kháng viêm, nhuận tràng, giúp máu lưu thông hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng theo cách sau:

  • Dùng 1 nắm rau sam rửa sạch.
  • Giã lấy nước rồi cho thêm đường hoặc mật ong.
  • Uống mỗi khi đói, ngày uống 1 lần và liên tục trong nhiều ngày.

Lá ngải cứu

Nhiều người áp dụng phương pháp cải thiện đi ngoài ra máu bằng lá ngải cứu. Đây được coi là vị thuốc quý trong dân gian có tác dụng chữa bệnh đường tiêu hóa như táo bón, trĩ, đi ngoài ra máu…Theo đông y, ngải cứu có tính ấm, vị đắng có tác dụng kháng viêm nhiễm, nhuận tràng nên có tác dụng cải thiện đi ngoài ra máu.

Bạn chỉ cần ăn món ngải cứu với trứng hoặc giã nát ngải cứu đắp với hậu môn. Áp dụng hàng ngày cho tới khi dấu hiệu đi ngoài ra máu chuyển biến tốt.

Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà có thuyên giảm triệu chứng hay không. Hoặc có người bệnh không kiên trì thực hiện đến cùng khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn gây khó khăn trong việc điều trị sau này.

Chữa đi ngoài ra máu bằng thuốc tây y

Chữa đi ngoài ra máu bằng cách dùng thuốc tây y là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc tây nào người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi thực tế, thuốc tây có tác dụng phụ tương đối cao.

Trước khi sử dụng loại thuốc điều trị nào, người bệnh cũng cần được thăm khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân gây đi ngoài ra máu. Sau khi xác định đúng nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ có biện pháp điều trị và sử dụng thuốc khác nhau. Người bệnh không nên dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Chế độ ăn uống:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi hàng ngày nhằm cung cấp chất xơ, làm mềm phân và kich thích nhu động ruột bóp dễ dàng hơn. Một số thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, rau mồng tơi, chuối…
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể để loại bỏ độc tố, hạn chế táo bón. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là các loại nước ép trái cây, rau củ quả.
  • Hạn chế các loại đồ ăn như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa chất kích thích…

Chế độ sinh hoạt:

Thay đổi thói quen là một trong những cách đơn giản mà tiện lợi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để cải thiện chứng đi ngoài ra máu, bạn hãy thực hiện:

  • Tập thể dục đúng cách thông qua các hoạt động như đi bộ, chạy chậm, tập yoga, ngồi thiền…giúp tăng tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi đi đại tiện. Không nên sử dụng các loại giấy thô ráp lau hậu môn.
  • Hãy tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, tránh rặn mạnh khi đi vệ sinh.
  • Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc.
  • Duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ, hạn chế lo lắng, căng thẳng quá mức…
  • Hạn chế làm việc quá sức, tránh đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.

Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật nhé.

Khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu, người bệnh không nên chủ quan mà nên tới những trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp với nguyên nhân và mức độ mình gặp phải. Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ kê thuốc đặc trị và thuốc kháng sinh nhằm giảm viêm nhiễm, sưng đau. Tuy nhiên, với trường hợp nặng cần phải sử dụng các phương pháp điều trị phức tạp hơn.
Cập nhật lúc: 29/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...