[Đừng chủ quan] viêm đại tràng đi ngoài ra máu

Hiện nay, có không ít người mắc phải bệnh lý về đường tiêu hóa, điển hình là viêm đại tràng. Viêm đại tràng gây ra các triệu chứng phổ biến như đau bụng, đầy bụng, chướng hơi, đi ngoài nhiều lần, phân lúc táo lúc lỏng, thậm chí đi ngoài ra máu. Nhiều người bệnh lo lắng “mất ăn mất ngủ” khi tình trạng này cứ tiếp diễn mãi không dứt. Vậy viêm đại tràng đi ngoài ra máu có thực sự nguy hiểm? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua những thông tin sau đây.

Đừng chủ quan với triệu chứng đi ngoài ra máu

Hầu như ai cũng từng gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu ít nhất một vài lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về tình trạng này. Đi ngoài ra máu là tình trạng chảy máu mỗi lần đi vệ sinh, lượng máu chảy có thể khác nhau. Lượng máu ít, dính trên giấy vệ sinh hoặc có thể chảy ồ ạt, tùy theo mức độ của bệnh cũng như nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu có thể do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ như chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, ăn không đủ bữa, không đúng giờ hay ăn quá nhiều đồ cay nóng…Đối với trường hợp này, chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt là tình trạng bệnh thuyên giảm mà không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, có một số trường hợp đi ngoài ra máu do nguyên nhân bệnh lý. Người bệnh có thể mắc một số bệnh lý nguy hiểm như:

Bệnh trĩ

Trĩ tạo thành do sự giãn quá mức của các tính mạch ở trực tràng và hậu môn gây sưng, viêm hoặc xung huyết. Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay với các dấu hiệu đặc trưng như đi ngoài ra máu tươi, máu ra sau phân. Với những trường hợp nhẹ, máu chảy kín đáo, người bệnh chỉ phát hiện ra khi dính trên giấy vệ sinh. Với những trường hợp nặng hơn, máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia. Những trường hợp nặng hơn, mỗi lần đi đại tiện hay thậm chí ngồi xổm hay đi lại nhiều là máu lại chảy.

Trĩ thường gặp ở những người phải ngồi nhiều, ít vận động, người bệnh hội chứng ruột kích thích, lỵ, phụ nữ sau sinh, những người có u, bướu ở hậu môn…

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng hình thành vết nứt hoặc vết rách ở hậu môn. Các vết nứt này có thể được hình thành do người bệnh đi ngoài phân khuôn lớn, cứng gây đau đớn. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này như táo bón kéo dài, mang thai, sinh con.

Nứt hậu môn có thể gây đi ngoài ra máu tươi hoặc máu dính trên phân, giấy vệ sinh. Các vết nứt có thể gây đau đớn khi đi đại tiện. Thông thường, các vết nứt có thể tự lành. Người bệnh thực hiện các biện pháp làm mềm phân như bổ sung chất xơ, thoa dầu hoặc kem vào hậu môn để hỗ trợ làm giảm đau và cải thiện các triệu chứng.

Những trường hợp nứt hậu môn mạn tính hoặc không tự chữa lành, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị chuyên môn như phẫu thuật. Tuy nhiên, tình trạng này thường không phổ biến.

Xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa xảy ra khi bị chảy máu ở một phần nào đó bất kỳ trên ống tiêu hóa như thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng…Xuất huyết đường tiêu hóa thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, người mắc bệnh lý về gan (viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan…).

Một số trường hợp bị xuất huyết đường tiêu hóa do uống phải dung dịch có tính kiềm hay axit, người uống rượu nôn nhiều, căng thẳng thường xuyên cũng có thể gây ra xuất huyết đường tiêu hóa.

Một số dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa như:

  • Nôn nhiều máu tươi lẫn dịch dạ dày.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị.
  • Đi ngoài ra máu.
  • Da tái lạnh.
  • Sốc co giật, khó thở.
  • Huyết áp giả.

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như trên, người bệnh cần tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Polyp đại, trực tràng

Polyp đại, trực tràng là những tế bào tăng sinh bất thường ở niêm mạc ruột, có hình dạng giống khối u trồi lên. Trường hợp polyp có cuống dài và ở gần ống hậu môn có thể bị sa ra ngoài khiến người bệnh lầm tưởng là bệnh trĩ. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như đi ngoài ra máu tươi, máu chảy thành giọt, thậm chí thành tia có thể khiến cơ thể thiếu máu nặng.

Polyp đại, trực tràng có tính chất nguy hiểm khi trở thành dạng ác tính dẫn tới ung thư. Tuy nhiên, không phải polyp nào cũng có nguy cơ phát triển thành ung thư. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán polyp đại tràng càng sớm càng tốt và có phương pháp điều trị kịp thời. Polyp thường được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ.

Viêm loét đại trực tràng

Viêm loét đại, trực tràng là hiện tượng lớp niêm mạc đại trực tràng bị tổn thương gây viêm, sưng đỏ. Tình trạng này để lâu ngày gây ra các vết trợt, ổ loét sâu. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn, kí sinh trùng. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng kéo dài có thể gây ra căn bệnh này.

Viêm đại tràng thường có các dấu hiệu như:

  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy, táo bón xen kẽ.
  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Thay đổi thói quen đại tiện.
  • Phân có thể dính máu.
  • Có thể sốt, mất nước.

Các triệu chứng của viêm đại tràng thường kéo dài, diễn biến theo từng đợt. Nếu người bệnh không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn mạn tính khó điều trị. Viêm dại tràng không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

☛ Xem thêm: Cảnh báo 5 biến chứng nguy hiểm của viêm loét đại tràng

Ung thư đại, trực tràng

Phần lớn các trường hợp ung thư đại tràng thường phát triển từ các polyp. Đây là bệnh lý nghiêm trọng và có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh thường gặp ở người già, bị đi ngoài ra máu đen hoặc máu tươi có lẫn trong phân. Khi thăm khám và soi trực tràng có thấy khối u, giai đoạn cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, cơ thể gầy yếu, số lần đi đại tiện tăng lên.

☛ Xem thêm: Viêm đại tràng gây đi ngoài nhiều lần và cách cải thiện?

Tại sao viêm đại tràng gây đi ngoài ra máu?

Hệ tiêu hóa trong cơ thể kéo dài từ miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và ống hậu môn. Trong đó, ruột già (đại tràng) là khung ruột lớn nhất, nằm trong ổ bụng, bao quanh ruột non. Đại tràng được coi như nhà máy xử lý chất thải của cơ thể với chức năng hấp thụ nước, hấp thụ dinh dưỡng còn lại trong thức ăn đồng thời đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.

Đại tràng cấu tạo không có lông nhung, nhưng lớp mô trên bề mặt đại tràng tiết ra một lượng nhỏ chất kiềm tính nhằm mục đích bảo vệ ruột và làm mềm phân. Bộ phận này thường tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc ruột bị viêm đỏ, sưng phù, nặng hơn xuất hiện các vết loét. Những vết loét ăn sâu vào trong các lớp cơ niêm mạc gây ra hiện tượng chảy máu. Vết loét nông hay sâu, lượng máu tùy theo đó mà ít hay nhiều. Do đó, khi bệnh ở giai đoạn đầu người bệnh thấy bị đi ngoài ra máu thường xuyên, phân thường có màu đen, đôi khi có lẫn tia máu tươi nên dễ nhầm lẫn với bệnh lỵ. Tuy nhiên, khi bệnh tới giai đoạn nặng, chất thải tiết ra có khi chỉ thấy toàn máu nhầy mà không có phần, số lần đại tiện ra máu trong ngày có thể lên tới 5 – 6 lần, đại tiện ra máu trầm trọng hơn vào ban đêm.

Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm đại tràng chảy máu như:

  • Di truyền từ người thân trong gia đình.
  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh điều trị.
  • Căng thẳng, áp lực kéo dài.
  • Chế độ ăn uống không điều độ, thức ăn bị nhiễm khuẩn.
  • Môi trường ô nhiễm.
  • Sức đề kháng của cơ thể kém.

Viêm đại tràng chảy máu thường tiến triển theo từng đợt khiến người bệnh lúc đau âm ỉ, lúc đau quặn. Nhiều người lầm tưởng rằng mình đã chữa dứt điểm bệnh nên chủ quan mà không tìm cách phòng tránh khiến một thời gian sau bệnh lại tái phát với cấp độ nặng hơn.

Đi ngoài ra máu do viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng gây đi ngoài ra máu là dấu hiệu khá phổ biến ở những người mắc bệnh lâu năm. Phần lớn người bệnh đã ở mức độ nặng do bệnh kéo dài và tái phát hiện lần. Viêm đại tràng gây đi ngoài ra máu khá nguy hiểm bởi:

  • Viêm đại tràng đi ngoài ra máu có thể khiến người bệnh mất máu, sốt cao, tụt huyết áp, chướng bụng, cơ thể mất nước, gầy yếu, xanh xao, suy nhược…Ngoài ra, người bệnh có thể bị sưng đau khớp, đau lưng, cùng chậu do viêm khớp cùng chậu.
  • Những trường hợp nặng, viêm đại tràng gây xuất huyết ồ ạt dẫn tới thiếu máu cấp hoặc giãn đại tràng nhiễm độc. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
  • Đi ngoài ra máu kéo dài có thể cảnh báo nguy cơ ung thư đại tràng trong thương lại. Người bệnh mắc ung thư đại – trực tràng có các dấu hiệu như mót rặn, đau quặn bụng, đi đại tiện ra máu nhầy. Bệnh ở giai đoạn cuối gây giảm cân, thiếu máu, thậm chí biến chứng tắc ruột.

Viêm đại tràng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

Người bệnh bị viêm loét đại tràng mãn tính mắc bệnh trên 8 năm có nguy cơ cao mắc ung thư. Tỉ lệ ung thư chiếm 10 – 15% sau 10 năm. Trong đó, ung thư đại trực tràng được nhận định là 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất ở nước ta và là loại ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới.

Cách xử lý khi xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu

Khi có hiện tượng đi ngoài ra máu, người bệnh nên nhanh chóng tới trung tâm y tế uy tín để được thăm khám cụ thể và có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhằm nhanh chóng phục hồi tình trạng bệnh và giảm nguy cơ đi cầu ra máu.

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Hạn chế đồ ăn cay, nóng.
  • Nói không với đồ uống có cồn, có ga, các chất kích thích, cà phê…
  • Không an thức ăn tái, sống không hợp vệ sinh.
  • Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị.
  • Chế biến thức ăn dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa.

Cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học nhằm cải thiện viêm đại tràng gây đi ngoài ra máu.

Chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt

Cần có một chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý, tránh làm việc, vận động và lao động quá sức. Hãy giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng. Không nên thức quá khuya ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Đối với nhân viên văn phòng hoặc lái xe, thợ may hay người phải đứng nhiều thì không nên giữ một tư thế quá lâu.

Dùng thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị khác nhau. Những trường hợp thông thường, bác sĩ chỉ định kháng sinh đường uống, thuốc đặt, thuốc thụt…Đi ngoài ra máu kéo dài và gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, phình giãn đại tràng…điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể can thiệp bằng phẫu thuật.

Người bệnh viêm đại tràng đi ngoài ra máu cần tái khám định kỳ giúp kiểm soát tốt mức độ tiến triển của bệnh cũng như có hướng điều trị kịp thời để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

☛ Đọc thêm: Tổng hợp các mẹo chữa đi ngoài ra máu hiệu quả

Giải pháp cho người mắc bệnh đại tràng

Tràng Phục Linh PLUS nhãn đỏ, là giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng. Trong đó:

Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.

Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734)

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
  • Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện

Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...