Bệnh đại tràng co thắt có chữa được không?

Đại tràng co thắt là bệnh lý thường gặp và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để chữa dứt điểm căn bệnh này là nỗi trăn trở của rất nhiều người bệnh. Vậy đại tràng co thắt có thể chữa được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

dai-trang-co-that-co-chua-duoc-khong
Đại tràng co thắt có chữa khỏi được không?

Đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích hoặc đại tràng chức năng) là bệnh lý về rối loạn chức năng đại tràng. Bệnh gồm một tập hợp các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và thay đổi thói quen đi tiêu.

Đại tràng co thắt thường gặp ở độ tuổi thanh niên và trung niên. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc đại tràng co thắt cao gấp 2 lần so với đàn ông.

Hiện nay, bệnh có xu hướng gia tăng ở khu vực thành thị và ở những người có trình độ tri thức cao như cán bộ công chức, học sinh, sinh viên,…

Nguyên nhân mắc đại tràng co thắt

Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân mắc phải đại tràng co thắt vẫn chưa thật sự rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cho biết một số yếu tố sau có thể khiến bạn mắc đại tràng co thắt:

Các vấn đề về thần kinh – tâm lý: Đây là yếu tố hàng đầu khiến bạn mắc phải đại tràng co thắt. Căng thẳng, lo âu gây ảnh hưởng đến nhu động ruột làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người sau khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa (gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn Salmonella, Campylobacter) có thể mắc đại tràng co thắt.

Sử dụng một số loại thực phẩm như đậu, bắp cải, súp lơ, các thực phẩm từ sữa (chứa lactose),… gây tăng lượng khí trong đường ruột dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

bap-cai
Bắp cải là thực phẩm có thể khiến bạn gặp tình trạng đầy hơi

Hormon sinh dục: Một số thống kê cho thấy, tỉ lệ phụ nữ mắc đại tràng co thắt chiếm đến 70%. Các biểu hiện của bệnh như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong thời kỳ kinh nguyệt.

Vi khuẩn đường ruột: Sự phát triển quá mức của vi khuẩn là một trong những yếu tố khiến bạn mắc đại tràng co thắt.

Đại tràng co thắt có thể chữa khỏi được không?

Đại tràng co thắt rất khó có thể điều trị dứt điểm. Đại tràng co thắt là bệnh lý mạn tính, kéo dài dai dẳng nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh đó, đại tràng co thắt rất dễ tái phát do một số nguyên nhân sau:

Chỉ điều trị triệu chứng: Hầu hết, người bệnh thường chỉ quan tâm điều trị để làm giảm các triệu chứng của bệnh như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời mà không có ý nghĩa trong điều trị dứt điểm đại tràng co thắt vì sau một thời gian sử dụng thuốc, người bệnh vẫn có thể gặp lại các triệu chứng này.

Bệnh khó chẩn đoán xác định do một số nguyên nhân sau:

  • Đại tràng co thắt không gây bất kỳ tổn thương về giải phẫu hay tổ chức sinh hóa nào.
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng như: nội soi đại tràng, xét nghiệm máu,… hầu hết đều cho kết quả bình thường.
  • Các triệu chứng của bệnh đa dạng và thường xuyên thay đổi theo từng thời điểm và từng cá nhân.

Ăn uống không khoa học: Ăn các loại thực phẩm sống, chưa qua chế biến hay đồ ăn không hợp vệ sinh có thể tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ thống đường ruột và làm triệu chứng tiêu chảy quay trở lại.

nem-chua
Nem chua có thể khiến triệu chứng của đại tràng co thắt tái phát

Không chủ động phòng bệnh: Đa số người bệnh chưa thực sự quan tâm đến các loại thực phẩm khiến họ gặp phải khó khăn trong quá trình tiêu hóa hay các phản ứng của cơ thể không dung nạp thức ăn. Điều này làm rối loạn hoạt động tiêu hóa và tăng nguy cơ tái phát đại tràng co thắt.

Bạn cần theo dõi và ghi lại các loại thực phẩm khiến bạn không dung nạp hoặc khó tiêu để tránh sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của mình.

Thực hiện các biện pháp chữa bệnh không khoa học: Khi mắc bệnh, tâm lý chung của người bệnh là lo lắng, tìm cách để điều trị bệnh một cách nhanh chóng và dứt điểm. Vậy nên, nhiều người bệnh dễ dàng tin theo các phương pháp chữa bệnh không khoa học như sử dụng các loại thuốc nam, thuốc bắc hay các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc. Điều này không những làm triệu chứng của bệnh quay trở lại mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

☛ Đọc thêm: Khi nào cần khám đại tràng? Tìm hiểu các phương pháp khám

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về những sai lầm trong điều trị đại tràng co thắt trong video dưới đây:

Điều trị và phòng ngừa đại tràng co thắt tái phát như thế nào?

Đa số các biện pháp điều trị đại co thắt thường dùng hiện nay chỉ giúp làm giảm triệu chứng của bệnh và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Điều trị bằng thuốc

Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một số loại thuốc sau:

Thuốc điều trị táo bón: Thuốc được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ nên dùng trong một khoảng thời gian ngắn để hạn chế nguy cơ cơ thể bị quen thuốc.

Thuốc cầm tiêu chảy: gồm Loperamide (Imodium), Diphenoxylate-atropine (Lomotil) có tác dụng làm giảm nhu động ruột đồng thời bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhóm thuốc này.

Thuốc kháng cholinergic: gồm Dicyclomine (Bentyl), Hyoscyamine (Levsin). Các thuốc này có tác dụng ức chế sự kích thích của hệ thần kinh đối với đường tiêu hóa, làm giảm các cơn co thắt bất thường của đại tràng. Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn gồm: khô mắt, khô môi, mờ mắt,…

Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline (Elavil, Levante), Imipramine (Tofranil, Impril), Desipramine (Norpramin) được sử dụng để kiểm soát cơn đau ở người mắc đại tràng co thắt.

Thuốc chống lo âu: Diazepam (Valium), Lorazepam (Ativan) và Clonazepam (Klonopin). Thuốc được bác sĩ chỉ định dùng khi người bệnh thường xuyên cảm thấy lo lắng về tình trạng bệnh cũng như các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây nghiện nên người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn của bác sĩ.

☛ Có thể bạn muốn biết: 7 bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng co thắt hiệu quả

Thay đổi thói quen ăn uống

Thay đổi thói quen ăn uống là điều cần thiết trong quá trình điều trị đại tràng co thắt. Việc thay đổi thói quen có thể không mang lại hiệu quả điều trị ngay lập tức nhưng có thể giúp các triệu chứng của bệnh được cải thiện đáng kể.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn nên kết hợp thực hiện một số thói quen sau:

  • Loại bỏ các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán,… ra khỏi bữa ăn hàng ngày của bạn.
  • Thực hiện chế độ ăn hợp lý, tránh các thực phẩm chế biến từ sữa như bơ, phô mai,…
  • Nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng,… nếu bạn bị đau bụng, tiêu chảy.
  • Xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bổ sung vi khuẩn có lợi thông qua men vi sinh.
  • Không sử dụng các loại đồ uống chứa cồn (rượu, bia) và cafein.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không ăn các thực phẩm sống, chưa qua chế biến như tiết canh, gỏi cá, thịt sống, các loại rau sống.
  • Thực hiện tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần.
  • Sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

☛ Xem chi tiết: Tham khảo thực đơn khoa học cho người bị viêm đại tràng co thắt

rua-tay
Rửa tay sau khi đi vệ sinh là biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát

Chế độ tập luyện

Bạn nên áp dụng phương pháp thở bụng – phương pháp sử dụng cơ hoành để thở – khi gặp căng thẳng. Biện pháp này giúp hít vào lượng lớn khí oxy, từ đó làm giảm trạng thái căng thẳng. Tập yoga hay ngồi thiền cũng là biện pháp hữu ích trong trường hợp này.

Ngoài ra, bạn nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của các vi khuẩn có hại cho đường ruột. Bạn có thể lựa chọn một số hình thức luyện tập như chạy bộ, đi bộ, tập gym, yoga, bơi lội,… tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hay sở thích cá nhân.

Massage

Massage giúp làm giảm các triệu chứng của đường tiêu hóa như đau bụng, táo bón và tăng số lần đi tiêu. Cơ chế của phương pháp này là giải phóng ra endorphin – một chất có tác dụng làm dịu cơn đau đáng kể.

Bạn thực hiện massage nhẹ nhàng dọc theo khung đại tràng (từ hố chậu phải sang hố chậu trái). Thực hiện động tác này liên tục khoảng 4 – 5 phút.

Bạn nên thực hiện biện pháp này đều đặn 2 lần/ngày. Tuy nhiên, bạn phải mất thời gian khoảng 2 tuần mới có thể thấy được hiệu quả của phương pháp này.

massage
Massage có tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa trong cơ thể

Liệu pháp tâm lý

Trạng thái căng thẳng và lo âu không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đại tràng co thắt nhưng nó có thể khiến triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn có thể áp dụng một số liệu pháp tâm lý sau để kiểm soát những cảm xúc này.

Thực hành thư giãn: Mục đích của liệu pháp này là giúp tâm trí và cơ thể bạn ở trạng thái tĩnh lặng, yên bình. Các kỹ thuật thường được sử dụng bao gồm ngồi thiền, thư giãn cơ và hít thở sâu.

Phản hồi sinh học: Liệu pháp này sử dụng một thiết bị điện để giúp bạn nhận biết phản ứng của cơ thể với căng thẳng. Qua đó, giúp bạn điều chỉnh hơi thở, nhịp tim và trở về trạng thái bình tĩnh.

Liệu pháp thôi miên: Đòi hỏi sự trợ giúp từ các chuyên gia. Dưới sự thôi miên hoặc gợi ý bằng hình ảnh có thể giúp bạn tưởng tượng cơn đau hoặc sự căng thẳng sẽ biến mất.

Liệu pháp nhận thức hành vi: Hình thức trò chuyện trị liệu này giúp bạn phân tích những suy nghĩ tiêu cực, méo mó, từ đó thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực hơn.

Liệu pháp nói chuyện truyền thống: Các chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ giúp bạn giải quyết các xung đột trong suy nghĩ, thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với bạn.

Tuy nhiên liệu pháp tâm lý không thể thay thế hoàn toàn việc điều trị bằng thuốc. Bạn nên kết hợp việc điều trị bằng thuốc, thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện và các liệu pháp tâm lý để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh trong trường hợp bệnh nhẹ. Trong trường hợp mức độ bệnh nặng hơn, người bệnh nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh và hạn chế khả năng bệnh tái phát.

trang-phuc-linh-plus
Tràng Phục Linh – Giải pháp cho người mắc đại tràng co thắt

Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp hài hòa giữa các dược liệu quý như Bạch Phục Linh, Bạch truật và các chế phẩm sinh học ImmuneGamma, 5-HTP.

ImmuneGamma được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Mỹ giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng làm giảm tình trạng đại tràng co thắt và điều hòa nhu đông ruột ở người mắc đại tràng co thắt và hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó, Tràng Phục Linh PLUS còn hỗ trợ tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa.

Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.uptodate.com/contents/irritable-bowel-syndrome-beyond-the-basics
  • https://www.webmd.com/ibs/guide/behavioral-therapy
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...