Đau bụng đi ngoài tụt huyết áp là bệnh gì? Cách cải thiện?

Tụt huyết áp là triệu chứng hầu như ai cũng gặp, bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau với triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt choáng váng, đầu óc quay cuồng. Vậy đau bụng đi ngoài tụt huyết áp là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không? Và cần làm gì để phòng ngừa tái phát? Để hiểu rõ hơn vấn đề, bạn hãy tìm hiểu qua thông tin dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài tụt huyết áp?

Đau bụng đi ngoài tụt huyết do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến một số nguyên nhân dưới đây:

Nguyên nhân sinh lý

Đau bụng đi ngoài kéo dài dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất nước, điện giải trầm trọng gây mệt mỏi, lả, tụt huyết áp. Nếu gặp tình trạng này, người bệnh không bù nước kịp thời dễ dẫn đến suy kiệt sức khỏe, để lâu có thể dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân do bệnh lý

Bệnh huyết áp thấp:

Huyết áp là áp lực đẩy máu vào thành động mạch khi tim bơm máu. Huyết áp thấp là một bệnh lý về tim mạch, huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, trong đó, huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg.

Người bị huyết áp thấp thường có dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, xanh xao kèm với các triệu chứng của các bệnh nền gây tụt huyết áp như: đau bụng, đi ngoài, sốt, lạnh run hay các bệnh mạn tính khác như viêm phế quản mạn, xơ gan, suy tim, ung thư, đái tháo đường,..

Các triệu chứng huyết áp thấp rất dễ nhận biết, người bệnh nên đo huyết áp ở tư thế nằm nhằm phát hiện ra triệu chứng đi kèm sẽ giúp bác sĩ có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bệnh tiêu chảy cấp:

Tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính với những triệu chứng nguy hiểm như: tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, mất nước dẫn tới tụt huyết áp. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Để xác định tiêu chảy cấp, người bệnh dựa vào dấu hiệu:

  • Tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần.
  • Tiêu chảy mãn tính trên 4 tuần.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tiêu chảy cấp như: do nhiễm khuẩn, virus, nhiễm kí sinh trùng, sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh…

Tiêu chảy cấp được chia làm 2 nhóm:

1. Tiêu chảy cấp do viêm ruột xuất tiết hoặc nhiễm kí sinh trùng:

Người bệnh tiêu chảy cấp do viêm ruột xuất tiết hoặc nhiễm kí sinh trùng sẽ có triệu chứng: sốt và đi ngoài phân lỏng, trong phân có máu.

2. Tiêu chảy cấp không xâm nhập:

Tiêu chảy cấp không xâm nhập thường xảy ra ở người bị tiêu chảy do nhiễm virus. Lúc này, người bệnh có triệu chứng: sốt, đi ngoài phân lỏng, toàn nước, không có máu trong phân.

Bên cạnh 2 nhóm trên, người bệnh tiêu chảy cấp còn có một số triệu chứng:

  • Đau bụng, đau âm ỉ hoặc đau nhói, cơn đau tăng lên khi đi ngoài.
  • Nôn mửa, nôn ra toàn nước hoặc dịch mật.
  • Khát nước liên tục.
  • Da khô.
  • Ít đi tiểu, nước tiểu có màu vàng sẫm.
  • Mệt mỏi, chóng mặt, sụt cân,…

Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị, có thể diễn biến nặng hơn, gây mất nước nặng, tụt huyết áp, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.

☛ Xem thêm: Những thông tin về tiêu chảy cấp ở trẻ em

Bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc đại tràng gây tổn thương ở các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ.

Nguyên nhân của viêm đại tràng có thể do nhiễm trùng, bệnh viêm đường ruột (IBD), thiếu máu, phản ứng dị ứng hoặc viêm đại tràng vi thể. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ cao ở một số đối tượng:

  • Người cao tuổi.
  • Người thường xuyên làm việc, nghỉ ngơi không điều độ, hay lo lắng, căng thẳng.
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn những thực phẩm tái, sống, nhiều dầu mỡ, gia vị cay, nóng.
  • Người thường xuyên sử dụng chất kích thích: đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê…
  • Người thường xuyên lạm dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn ruột.

Viêm đại tràng thường gây ra triệu chứng khó chịu như:

  • Đau bụng: Cơn đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn. Triệu chứng đau tăng lên khi người bệnh sử dụng thực phẩm gây kích thích, ăn no, ăn đồ lạ…
  • Rối loạn đại tiện: Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón, sống phân, phân lỏng nát không thành khuôn. Vừa đi xong lại muốn đi tiếp, đi mót, đi không hết phân.
  • Đi ngoài ra máu: Đi ngoài phân lỏng có máu đỏ tươi hay đen, mủ nhầy.
  • Bụng chướng hơi, khó tiêu.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh.

Giai đoạn viêm đại tràng cấp, các triệu chứng đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều mất máu diễn ra dồn dập khiến người bệnh mất điện giải và nước dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Ở giai đoạn này, bệnh không được phát hiện và xử lý kịp thời dễ tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính khiến việc điều trị khó khắn hơn và gây ra một số biến chứng nguy hiểm:

  • Chảy máu đại tràng.
  • Thủng đại tràng.
  • Giãn hoặc đứt đại tràng.
  • Ung thư đại tràng.

Làm gì khi bị đau bụng đi ngoài tụt huyết áp?

Đau bụng đi ngoài tụt huyết áp có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, cần sơ cứu người tụt huyết áp nhanh chóng và đúng cách, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Đầu tiên cần xác định người bệnh có tiền sử mắc tiểu đường hay không, nếu không có thì loại bỏ khả năng bệnh nhân bị hạ đường huyết và tập trung sơ cứu tụt huyết áp. Quá trình sơ cứu cần thực hiện các bước sau:

  • Từ từ nâng người bệnh ngồi hoặc nằm xuống bề mặt phẳng.
  • Dùng gối kê đầu và chân, dùng gối kê đầu và chân, lúc này chú ý nên kêu gối cao hơn so với đầu.
  • Làm các động tác mát xa như vuốt trán, day đi day lại vào 2 huyệt thái dương để máu lưu thông tốt hơn.
  • Pha nước uống có tính ấm nóng như trà gừng, nhân sâm, chè đặc, cafe,… hoặc thức ăn mặn sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu trở lại.
  • Nhanh hơn, có thể cho người bệnh uống nhiều nước lọc giúp kích thích nhịp tim, tạm thời nâng chỉ số huyết áp lên.
  • Cho người bệnh ăn một chút socola sẽ giúp bảo vệ thành mạch máu và giữ cho huyết áp được ổn định hơn.

Sau khi áp dụng các cách trên, triệu chứng tụt huyết áp sẽ cải thiện. Khi đó, bạn hãy xoa bóp, cử động tay chân cho máu lưu thông và đỡ bệnh nhân từ từ ngồi dậy. Nếu không thấy bệnh nhân đỡ hơn sau sơ cứu, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh đau bụng đi ngoài tụt huyết áp

Thay đổi chế độ ăn uống

Để hạn chế tối đa tình trạng đau bụng đi ngoài tụt huyết áp, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày theo gợi ý dưới đây:

Theo dõi tình trạng đau bụng đi ngoài, nếu tiêu chảy nhẹ dưới 24 giờ, triệu chứng có thể tự hết. Hoặc người bệnh có thể dự trữ một số thuốc trị tiêu chảy có thể có tác dụng ngay tức thời, giảm tình trạng phân bị lỏng hoặc hết tiêu chảy đối với trường hợp hợp nhẹ.

  • Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, có thể người bệnh cần được bổ sung nước và điện giải một cách đầy đủ. Việc bù nước và điện giải có thể bằng các phương pháp như uống thật nhiều nước, uống oresol, nước lọc, nước trà hoặc nước ép táo,…
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để bù lại năng lượng đã mất.
  • Nên ăn những loại thực phẩm giàu tinh bột như bột sắn, ngũ cốc, cơm trắng hoặc khoai tây.
  • Ăn các món mềm, lỏng, nhiều vitamin, khoáng chất.
  • Tránh xa các loại đồ ăn, đồ uống như phô mai, sữa, cà phê và bột yến mạch.
  • Tránh xa bia, rượu, nước ngọt có ga, các món nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Tuyệt đối không ăn các thực phẩm sống như gỏi cuốn, rau sống, tiết canh,…

Xem thêm: Lý giải nguyên nhân đau bụng đi ngoài sau khi uống cà phê

Thói quen sinh hoạt lành mạnh

Để ngăn ngừa và phòng tránh đau bụng đi ngoài tụt huyết áp hiệu quả, bạn cần thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh, tăng cường sức khoẻ và đề kháng như:

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
  • Khi bị đau bụng tiêu chảy không nên ăn kiêng quá mức khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, dễ tụt huyết áp.
  • Có thói quen rửa tay với xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, chế biến thực phẩm, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với những nơi vệ sinh công cộng.
  • Đảm bảo giữ gìn vệ sinh thật tốt cho bản thân trong sinh hoạt mỗi ngày. Hạn chế tiếp xúc những môi trường nước bẩn, tránh việc bị lây nhiễm các vi khuẩn gây nên dịch tả, e coli,…
  • Đau bụng đi ngoài kéo dài sẽ khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi. Vì vậy, người bệnh cũng nên nghỉ ngơi một vài ngày, nằm nghỉ thoải mái, chườm ấm bụng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài một cách đáng kể.
  • Ngủ đủ giấc, gối đầu thấp hơn chân là những biện pháp giúp máu điều hòa tốt hơn, tránh được tình trạng tụt huyết áp.
  • Khi ngủ nên kê gối đầu cao hơn chân khi ngủ giúp giảm ảnh hưởng của trọng lực, tránh được tình trạng tụt huyết áp.
  • Nên cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, bảo đảm thời gian nghỉ ngơi và thư giãn của bản thân. Luyện tập các phương pháp ổn định tinh thần và điều hòa cơ thể như thiền, yoga,… để giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
  • Không hoạt động quá lâu dưới thời tiết nắng nóng, cơ chế bài tiết thông qua việc toát mồ hôi vì hoạt động quá lâu sẽ khiến cơ thể mất nhiều nước sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy kiệt, dễ hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cho động mạch đàn hồi tốt, đảm bảo ổn định lượng máu lưu thông lên não và giữ huyết áp luôn bình thường.

Thay đổi tư thế từ từ

Những trường hợp làm việc ngồi lâu một tư thế, không nên thay đổi tư thế quá đột ngột. Nếu tính chất đặc thù công việc cần đứng nhiều nên mang tất, đi giày –  dép thoải mái, để giảm tình trạng máu ứ dồn ở chân.

Thăm khám bác sĩ

Đau bụng đi ngoài tụt huyết áp trường hợp nhẹ, có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng diễn ra thường xuyên, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh diễn biến nguy hiểm.

☛Tham khảo: 11 cách chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày đơn giản

Tràng Phục Linh PLUS – Giảm đau bụng đi ngoài tụt huyết áp do viêm đại tràng

Nếu như bạn thường xuyên gặp triệu chứng đau bụng đi ngoài tụt huyết áp do bệnh viêm đại tràng, bạn nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho các bệnh lý này: Tràng Phục Linh PLUS.

Trang-phuc-linh-plus

Sản phẩm chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng:

  • Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài.
  • Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống.

Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên/ngày. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày.

Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY

Để đặt hàng online, bạn có thể bấm ĐẶT TẠI ĐÂY

Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800 1506 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm.

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...