Lý giải nguyên nhân khiến bạn bị đau quặn bụng dưới rốn

Bụng dưới là nơi chứa nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như đại trực tràng, bàng quang, ruột thừa, tử cung, buồng trứng… Tình trạng đau quặn bụng dưới rốn thường xuyên rất có thể là dấu hiệu bệnh lý của một bộ phận nào đó. Trong bài viết dưới đây, Tràng Phục Linh PLUS sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách xử trí tình trạng đau bụng dưới rốn. 

Đau quặn bụng dưới rốn
Lý giải nguyên nhân tình trạng đau quặn bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn là gì?

Đau bụng dưới rốn là tình trạng xuất hiện các cơn đau thường xuyên tại vùng bụng ngang hoặc thấp hơn rốn. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau thành từng cơn hoặc đau thường xuyên tùy thuộc vào căn nguyên gây nên.

Đau bụng dưới rốn là vấn đề thường gặp ở nữ giới hơn nam giới do các đặc thù liên quan đến cơ quan sinh sản (buồng trứng, tử cung, chu kỳ kinh nguyệt…).

Đau quặn bụng dưới rốn là dấu hiệu của bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau quặn bụng dưới rốn. Dưới đây là một số tác nhân chủ yếu:

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay IBS là một nhóm các rối loạn tiêu hóa liên quan đến ruột già. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua… Các cơn đau bụng dưới xuất hiện thường do tăng nhu động ruột hoặc co thắt đại tràng. Đau có tính chất âm ỉ, râm ran hoặc đau quặn, đôi khi bệnh nhân có biểu hiện mót rặn.

Hội chứng ruột kích thích thường biểu hiện khi cơ thể gặp các vấn đề tâm lý như căng thẳng, stress, sợ hãi… hoặc sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm. Đây là hội chứng mạn tính và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

☛ Đọc thêm: Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích – nguyên nhân phổ biến gây ra đau quặn bụng dưới rốn

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa gây nên các đơn đau âm ỉ bụng dưới do sự thay đổi nhu động ruột. Khi hệ tiêu hóa gặp phải một kích thích bất lợi (thường do thức ăn ô nhiễm), cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng co bóp các cơ trơn ở thành ruột để nhanh chóng tống chất độc ra ngoài. Kết quả là bệnh nhân đau bụng đi ngoài, tiêu chảy hoặc phân lỏng.

Đối với tình trạng táo bón, ruột già phải tăng cường co bóp để tống phân ra ngoài nên sẽ gây các đơn đau quặn, đau thành từng cơn theo nhịp co bóp của thành ruột.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là một bệnh lý phức tạp và vô cùng nguy hiểm. Ban đầu, cơn đau xuất hiện không theo 1 vị trí xác định nên người bệnh dễ chủ quan. Khi bệnh tiến triển, các cơn đau khu trú tại bụng dưới bên phải kèm theo triệu chứng sốt, phân có lẫn máu.

Viêm ruột thừa không phát hiện kịp thời sẽ gây biến chứng viêm phúc mạc, áp xe ruột và nhiễm trùng máu dẫn tới tử vong. Do đó cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có các dấu hiệu trên.

Sỏi thận

Nếu sỏi nhỏ, các cơn đau thường có tính chất nhẹ nhàng, âm ỉ. Sỏi to gây ra các đơn đau dữ dội, đau quặn, đau khởi phát từ thắt lưng rồi lan đến 1 hoặc cả 2 bên hạ sườn.

Các cơn đau do sỏi thận có thể kéo dài trong vài giờ và thường kèm các triệu chứng như bí tiểu, tiểu ra máu, sốt hoặc ớn lạnh.

Sỏi bàng quang

Có sỏi trong bàng quang gây các cơn đau bụng dưới âm ỉ kèm theo các triệu chứng như: đau và tiểu khó, dòng nước tiểu không liên tục, nước tiểu đục, sẫm màu hoặc có máu, nóng rát khi đi tiểu…

Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang – Nguyên nhân gây đau quặn bụng dưới rốn không thể bỏ qua

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn xâm nhập từ niệu đạo có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau lưng và bụng dưới, đặc biệt là đau khi đi tiểu, tiểu liên tục, nước tiểu đục, sẫm màu…

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là sự tăng sinh quá mức của các tế bào biểu mô bàng quang. Các triệu chứng dễ thấy nhất là đau bụng dưới và đau lưng, nước tiểu đỏ hồng do có lẫn máu, đau rát khi đi tiểu, tiểu thường xuyên dù không có nước tiểu… Ung thư bàng quang có triệu chứng khá giống viêm đường tiết niệu. Nếu chủ quan, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và gây tử vong.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng đau quặn bụng dưới rốn khác

Đau bụng dưới rốn ở nữ giới

Vùng bụng dưới rốn là nơi tập trung chức năng sinh sản của nữ giới. Tử cung và buồng trứng là các cơ quan nhạy cảm nên dễ gặp các vấn đề sức khỏe. Một số nguyên nhân gây nên các cơn đau bụng có thể kể đến:

  • U xơ tử cung: gây đau bụng dưới kèm rong kinh, chướng bụng, đau khi quan hệ.
  • Lạc nội mạc tử cung: bệnh lý xảy ra khi niêm mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung. Bệnh gây các cơn đau bụng dưới dữ dội kèm rong kinh, đau nửa đầu, rối loạn tiêu hóa…
  • Sa tử cung: đầy bụng dưới, tức bụng, đau khi quan hệ tình dục…
  • Mang thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con): các cơn đau có tính chất dữ dội, co cứng 1 bên thành bụng, đau ở vùng hố chậu và có thể gây chảy máu âm đạo, chóng mặt, suy nhược cơ thể…
  • U nang buồng trứng: đau vùng bụng dưới, đau xung quanh nơi có khối u kèm theo mệt mỏi, buồn nôn.
  • Viêm vòi trứng: gây đau âm ỉ bụng dưới, đau lưng, sốt nhẹ, kinh nguyệt thường không đều…
  • Các bệnh lý liên quan đến vùng chậu như viêm hoặc tắc nghẽn gây nên các cơn đau do nhiễm trùng, đau khi cử động lên xuống hoặc đau khi tiểu tiện.
  • Đến chu kỳ kinh nguyệt: sự co bóp của cơ trơn tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây nên các cơn đau bụng dưới. Đau bụng có thể xuất hiện từ trước kỳ kinh vài ngày và là dấu hiệu bình thường của cơ thể.
Đau quặn bụng dưới rốn do chu kỳ kinh nguyệt
Tình trạng đau quặn bụng dưới rốn trong ngày kinh nguyệt

Đau quặn bụng dưới ở nam giới

Tình trạng đau bụng dưới ở nam giới hiếm gặp hơn nữ giới và thường liên quan đến một số vấn đề:

  • Viêm tuyến tiền liệt: gây đau lưng, đau quanh gốc dương vật, đau bụng dưới, tiểu khó, sốt kèm ớn lạnh, tinh dịch có lẫn máu…
  • Xoắn tinh hoàn: tinh hoàn sưng to, tụ máu, đau dữ dội và đột ngột vùng bụng dưới.

Cẩn trọng trước những cơn đau bụng nguy hiểm

Các cơn đau bụng với dấu hiệu và mức độ khác nhau cho thấy bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe. Cần xem xét về vị trí, tính chất và tần suất của cơn đau:

  • Đau giữa bụng kèm theo một số triệu chứng như nôn, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu… có thể là dấu hiệu viêm loét dạ dày hành tá tràng, viêm hang vị dạ dày.
  • Đau xung quanh rốn và lan ra hạ sườn phải kèm theo sốt, tiêu chảy, buồn nôn… có thể là dấu hiệu viêm ruột thừa. Ở trẻ em đau quanh rốn còn là dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa.
  • Đau dưới rốn khá nguy hiểm vì có nhiều bệnh lý liên quan đặc biệt là ở nữ giới như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm đường tiết niệu…
  • Đau trên rốn thường liên quan đến các bệnh lý về dạ dày.
Đau bụng nói chung là một tình trạng hay gặp và ít được để tâm ở người trưởng thành. Ở nhiều người tình trạng đau bụng dưới rốn xuất hiện với tần suất thấp và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì tuyệt đối không được chủ quan vì nó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có các bất thường.

Nếu bạn thường xuyên có các cơn đau bụng với các dấu hiệu sau đây thì nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Cơn đau nhẹ, âm ỉ nhưng kéo dài không thuyên giảm.
  • Đau bụng dữ dội, đột ngột, hay tái phát hoặc đau nhiều ngày không dứt.
  • Đau bụng kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như tiêu chảy, nôn, chóng mặt, sốt cao, thở dốc…
  • Nghi ngờ đau ruột thừa cấp với các biểu hiện: đau dữ dội vùng bụng dưới bên phải, sốt, đi ngoài phân lẫn máu.
Đau quặn bụng dưới rốn
Cẩn trọng trước những cơn đau quặn bụng dưới rốn nguy hiểm

Nên làm gì khi đau quặn bụng dưới rốn?

Khi có triệu chứng đau bụng không rõ nguyên nhân, tốt nhất bạn nên đi khám để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, có thể hạn chế tình trạng đau bụng xảy ra bằng một số thay đổi trong thói quen sinh hoạt:

  • Chế độ ăn hợp lý và cân bằng: ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ và vitamin như trái cây, rau xanh; hạn chế sử dụng chất béo từ động vật, ăn đồ cay, nóng…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, tránh sử dụng rượu bia và đồ uống có gas, nên dùng các loại nước ép từ trái cây và rau xanh.
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ giấc, không thức khuya và tập thể dục thể thao đều đặn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng dẫn đến lo âu, mất ngủ.
  • Không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.

Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học sẽ góp phần cải thiện đáng kể các triệu chứng đau bụng nhất là đối với người mắc các vấn đề về đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Không nên tự ý dùng bất kỳ một loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh.

Chế độ ăn uống lành mạnh
Sử dụng chế độ ăn uống lành mạnh để có một cuộc sống chất lượng hơn

Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau do đại tràng co thắt, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và giảm các kích thích đường tiêu hóa. Được sản xuất từ dược liệu thiên nhiên với các thành phần như bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá… Tràng Phục Linh PLUS chứa 2 hoạt chất quý là ImmuneGamma và 5-HPT.

  • ImmuneGamma: giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường miễn dịch và phục hồi niêm mạc đại tràng.
  • 5-HTP: giảm nhạy cảm của ruột, giảm đau do co thắt đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi đại học Y Hà Nội với các công dụng: cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, giảm các cơn đau do co thắt đại tràng, hỗ trợ tái tạo, phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính và an toàn.

Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Tràng Phục Linh PLUS
Tràng Phục Linh PLUS – giúp cải thiện triệu chứng đau quặn bụng dưới rốn do hội chứng ruột kích thích gây ra

Video: Đột phá mới 5-HTP trong Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp hỗ trợ điều trị Hội chứng ruột kích thích hiệu quả

Với các thông tin được cung cấp trong bài viết, hi vọng rằng quý độc giả sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh!

Tham khảo:

  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/hay-dau-bung-duoi-ron-dung-chu-quan/
  • https://medlatec.vn/tin-tuc/tim-hieu-ve-chung-dau-bung-duoi-o-nu-va-cach-xu-ly-s195-n17755
  • https://medicbinhduong.vn/bac-si/chu-y-khi-dau-bung-duoi-ben-phai-o-nu-gioi.html
  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/canh-giac-voi-dau-bung-quan-tung-con-quanh-ron/
Cập nhật lúc: 29/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...