Đi ngoài ra máu tươi sau sinh có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh là hiện tượng chảy máu trực tràng, ruột kết hoặc hậu môn. Khi đi tiêu mẹ có thể thấy máu trong phân, bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh. Điều này khiến mẹ cảm thấy lo lắng không biết nó có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe? Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp mẹ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

di-ngoai-ra-mau-tuoi-sau-sinh

Nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu tươi

Cơ thể mẹ trải qua nhiều thay đổi sau khi sinh con và cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Mẹ có thể gặp một số triệu chứng kéo dài vài ngày đến vài tuần sau sinh, trong đó có đi ngoài ra máu tươi. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này bao gồm:

Bệnh trĩ

Đối với các mẹ đang mang thai hoặc sau sinh, bệnh trĩ thường xuất hiện do căng thẳng trước và trong quá trình sinh nở. Tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị sưng tấy và có thể chảy máu.

Sự thay đổi hormone khi mang thai và sinh em bé ảnh hưởng đến hoạt động của các tĩnh mạch này. Mẹ bầu tăng sản xuất hormone progesterone khiến tĩnh mạch giãn ra và chảy máu.

Ngoài ra, mẹ cũng dễ bị táo bón sau sinh do tâm lý sợ phải đi lại, luôn ở bên chăm sóc con nhỏ, nhịn đi tiêu khiến cho phân tích tụ, khô cứng dẫn đến bùng phát búi trĩ.

Rò hậu môn

Trong quá trình sinh nở kéo dài, tầng sinh môn có thể bị rách hoặc bác sĩ rạch tầng sinh môn gây ra lỗ rò ở hậu môn. Rò hậu môn gây đau rát và khó chịu khi đi đại tiện, đi ngoài ra máu tươi sau sinh.

Táo bón

tao-bon

Đây là triệu chứng thường gặp ở chị em thời kỳ hậu sản. Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón như chế độ ăn thiếu chất xơ, nhịn đi đại tiện do phải chăm bé, sự thay đổi nồng độ hormone hoặc ít vận động.

Khi phân tích tụ nhiều ở ruột già, đại tràng tái hấp thu nước làm phân khô, cứng hơn, khiến quá trình đi tiêu khó khăn, gây đau rát. Điều này có thể gây sưng tĩnh mạch dẫn tới chảy máu, bệnh trĩ. Do đó, vòng luẩn quẩn giữa táo bón và bệnh trĩ lặp đi lặp lại nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời.

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu mẹ sử dụng thuốc sau sinh như thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc gây tê, mẹ có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn, bao gồm đi ngoài ra máu tươi. Các loại thuốc này có thể gây giảm nhu động ruột dẫn tới táo bón hoặc chảy máu trực tràng.

Sa trực tràng

Trực tràng là đoạn cuối cùng của ruột già. Sa trực tràng xảy ra khi trực tràng sa xuống khỏi vị trí bình thường trong vùng chậu và thò ra ngoài hậu môn. Tình trạng này hay gặp ở phụ nữ sau sinh và những người bị táo bón lâu ngày.

Nhiều người bị nhầm lẫn giữa sa trực tràng với bệnh trĩ và nghĩ rằng đây cùng chỉ một bệnh. Bệnh trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch máu ở hậu môn và trực tràng dưới. Sa trực tràng giai đoạn đầu có thể giống như trĩ nội và đều có các triệu chứng như đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu tươi sau sinh.

Mẹ có thể xem thêm video phân biệt sa trực tràng và bệnh trĩ:

Viêm đại tràng

Ngoài các nguyên nhân do sinh nở gây ra tình trạng đi ngoài ra máu, nếu mẹ mắc bệnh lý viêm đại tràng trước đó thì hoàn toàn có thể gặp phải triệu chứng này. Trong 6 tháng đầu tiên sau sinh, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, vừa giúp hình thành hệ miễn dịch tự nhiên cho con, vừa giảm nguy cơ bé mắc viêm đại tràng bẩm sinh do di truyền từ mẹ.

Thời gian này mẹ có thể được kê đơn sử dụng một số loại thuốc điều trị viêm đại tràng nằm trong vùng an toàn cho cả mẹ và bé.

☛ Xem thêm: Nguyên nhân và cách cải thiện đại tiện ra máu ở nữ

Ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng xảy ra khi các tế bào trong trực tràng đột biến và phát triển ngoài tầm kiểm soát. Bệnh cũng có thể phát triển khi các khối u trực tràng phát triển thành ung thư. Đây là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng mà phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể mắc phải.

Một số triệu chứng của ung thư trực tràng như thay đổi nhu động ruột, chảy máu trực tràng, đi tiêu có máu trong phân, táo bón hoặc tiêu chảy, giảm cân, đau bụng.

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh có nguy hiểm không?

di-ngoai

Đi ngoài ra máu có thể gây thiếu máu, dẫn đến da xanh xao, suy nhược, mệt mỏi, lạnh tay lạnh chân. Trường hợp nặng hơn có thể bị suy nhược, chóng mặt, khó thở, mạch đập nhanh.

Nếu hiện tượng đi ngoài ra máu tươi sau sinh có nguyên nhân do bệnh lý, bạn không được chủ quan với triệu chứng này. Nó có thể biến chứng ra nhiều bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Không những thế, một số bệnh như ung thư trực tràng cần được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. Do đó, mẹ nên đi kiểm tra sức khỏe để được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, đặc biệt khi có các triệu chứng sau:

  • Chảy máu trực tràng liên tục, số lượng nhiều.
  • Phát hiện bất thường vùng hậu môn.
  • Đi ngoài ra máu tươi sau sinh.
  • Đau rát khi đi đại tiện hoặc đi tiểu.
  • Khó rặn, mót rặn.
  • Chóng mặt hoặc khó thở.
Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, soi phân tươi để xác định nguyên nhân có máu trong phân.

☛ Xem chi tiết: Khi nào cần khám đại tràng? Tìm hiểu các phương pháp khám

Phương pháp điều trị đi ngoài ra máu tươi sau sinh

Nếu yếu tố gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu là do bệnh trĩ, táo bón hoặc nứt hậu môn, bạn có thể áp dụng biện pháp điều trị đơn giản tại nhà. Một số trường hợp nặng hơn, bạn cần đến cơ sở y tế để khám cụ thể nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị hợp lý.

Dưới đây là các phương pháp chữa chứng đi ngoài ra máu tươi sau sinh có nguyên nhân do táo bón, bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn:

Thay đổi chế độ ăn

che-do-an

Chế độ ăn có vai trò quan trọng trong phòng ngừa táo bón và cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ, tránh tình trạng mệt mỏi, suy dinh dưỡng do mất máu nhiều. Một số loại thực phẩm mẹ nên lựa chọn cho bữa ăn của mình:

  • Bông cải xanh: Bông cải xanh có chứa sulforaphane, một chất bảo vệ ruột và giúp tiêu hóa dễ dàng.
  • Táo và lê: Táo, lê chứa một số hợp chất giúp cải thiện tiêu hóa như chất xơ, sorbitol, fructose. Những loại trái cây này có chứa hàm lượng nước cao có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là nguồn chất xơ không hòa tan tuyệt vời dành cho mẹ, giúp tăng tốc độ di chuyển của chất thải khi qua ruột.
  • Quả kiwi: Không chỉ chất xơ trong kiwi có tác dụng chống táo bón, mà enzyme actinidin cũng tác động tích cực đến nhu động ruột và cải thiện quá trình đi tiêu của mẹ.
  • Quả sung: Trong quả sung có chứa một loại enzyme là ficin, tương tự với enzyme actinidin tìm thấy trong kiwi. Ficin giúp tăng nhu động ruột, kết hợp với hàm lượng chất xơ cao của quả sung, đem lại tác dụng giảm táo bón.
  • Atiso: Atiso có chứa prebiotic, một carbohydrate làm thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn phát triển sẽ chống lại các vi khuẩn có hại, cải thiện độ đặc của phân.
  • Khoai lang: Khoai lang là một nguồn chất xơ không hòa tan giúp cải thiện các triệu chứng táo bón, giảm căng thẳng và khó chịu khi đi tiêu.
  • Uống đủ nước: Mẹ cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để tránh mất nước, đồng thời giúp phân mềm hơn và đi tiêu dễ dàng hơn. Mẹ có thể bổ sung nước bằng nước lọc, nước ép trái cây, rau củ.
  • Các loại đậu: Đậu không chỉ chứa chất xơ giúp chống táo bón, mà còn là thực phẩm giàu chất sắt có tác dụng giảm nguy cơ thiếu máu.

Ngoài ra, mẹ nên tránh các thực phẩm sau:

  • Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn đông lạnh, xúc xích…
  • Rượu, chất kích thích.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Một vài thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày có thể giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón:

  • Cải thiện thói quen đi vệ sinh: Mẹ nên cố định thời gian đi tiêu mỗi ngày, không nhịn đi đại tiện khi cảm thấy muốn đi.
  • Thay đổi tư thế: Để đi vệ sinh dễ hơn, mẹ có thể thử gác chân lên một chiếc ghế thấp khi đi vệ sinh. Tư thế ngồi đi tiêu với đầu gối cao hơn hông sẽ giúp mẹ dễ đi tiêu hơn.
  • Thư giãn, thả lỏng cơ thể: Lo lắng hay căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu đến nhu động ruột, gây trì trệ quá trình đào thải phân ra ngoài.
  • Tập thể dục mỗi ngày: Các bài vận động nhẹ nhàng sẽ giúp ruột của bạn hoạt động tích cực, tăng nhu động ruột, đồng thời đem lại cảm giác sảng khoái, thư giãn cho mẹ. Mẹ có thể bế em bé đi dạo khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày.

tu-the-ngoi

tri

Sử dụng thuốc Nam trị táo bón và bệnh trĩ sau sinh

Thảo dược thường được mẹ ưu tiên sử dụng vì tính an toàn, ít gây tác dụng phụ. Một số cây thuốc Nam nổi tiếng được sử dụng trong điều trị trĩ, táo bón gồm:

  • Rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, làm bền tĩnh mạch, giúp ngăn ngừa táo bón, trĩ, ngứa rát hậu môn. Bạn có thể ăn sống hoặc ép lấy nước uống.
  • Lá trầu không: Lá trầu không là cây thuốc quen thuộc trong dân gian, có tác dụng giảm viêm, co búi trĩ, chữa đau rát hậu môn, làm mềm phân, giúp đi tiêu dễ dàng. Bạn có thể đun nước lá trầu không với muối, ngâm hậu môn mỗi ngày 2 lần.
  • Lá sen: Lá sen có tác dụng an thần, co búi trĩ, chữa đi ngoài ra máu tươi, giảm đau rát hậu môn. Bạn có thể tham khảo bài thuốc gồm lá sen, lá trắc bách diệp, cây cỏ mực tươi, đem giã nát lấy nước cốt để uống. Mẹ nên uống ngày một lần, trước bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Lá thiên lý: Lá thiên lý có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, dùng trong trị bệnh trĩ, viêm loét ngoài da. Bạn có thể lấy một nắm lá thiên lý, giã nát, trộn với ít muối và đắp lên hậu môn. Áp dụng phương pháp này mỗi ngày để thấy được hiệu quả của nó.

☛ Đọc thêm: Đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì?

Giải pháp giảm đi ngoài ra máu tươi sau sinh

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu tươi của mẹ là do bệnh lý viêm đại tràng, một giải pháp chuyên biệt giúp mẹ giảm nhanh tình trạng này chính là Tràng Phục Linh PLUS.

san-pham-7

Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) có thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn và ít gây tác dụng phụ, bao gồm: Hoàng bá, bạch truật, bạch thược, bạch phục linh, ImmuneGamma, 5-HTP.

Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho các đối tượng:

  • Người bị táo bón do hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
  • Người bị đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân nát có hoặc không kèm theo máu.
  • Người đã sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhưng không có kết quả.

– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn vàng) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY

Hi vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về đi ngoài ra máu tươi sau sinh. Để chắc chắn về tình trạng của mình, mẹ nên đến cơ sở y tế kiểm tra và được chẩn đoán chính xác bệnh.

Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/pregnancy/is-postpartum-bleeding-normal#recovery
  • https://www.webmd.com/digestive-disorders/constipation-what-not-to-do
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...