Đi đại tiện ra máu ở nữ - Nguyên nhân, cách điều trị
Chào bác sĩ!
Tôi là Nguyễn Thị Mai, 45 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang. Thời gian gần đây, mỗi lần đi vệ sinh tôi thấy có xuất hiện kèm máu. Lượng máu tươi không quá nhiều, thường thấm vào giấy sau mỗi lần đi vệ sinh. Tôi đang lo lắng không biết mình đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Nguyên nhân do đâu mà tôi bị đại tiện ra máu? Và cách khắc phục như thế nào? Mong chuyên mục giải đáp!
Trả lời
Chào chị Mai! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục sức khỏe của chúng tôi. Những thắc mắc của chị về trường hợp đại tiện ra máu ở nữ giới, chúng tôi giải đáp chi tiết qua những thông tin sau đây.- Dấu hiệu nhận biết đại tiện ra máu ở nữ giới
- Đi đại tiện ra máu ở nữ giới là bệnh gì?
- Bệnh trĩ
- Táo bón
- Bệnh nứt kẽ hậu môn
- Áp xe hậu môn
- Bệnh polyp đại trực tràng
- Bệnh viêm đại tràng
- Xuất huyết đường tiêu hóa
- Ung thư đại - trực tràng
- Cách chữa đại tiện ra máu ở nữ giới
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho nữ giới khi bị đại tiện ra máu
Dấu hiệu nhận biết đại tiện ra máu ở nữ giới
Đi đại tiện ra máu là dấu hiệu có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ tới già, đối tượng nữ giới cũng không ngoại lệ. Đi ngoài ra máu thường liên quan tới những tổn thương ở đường tiêu hóa. Đây có thể là những rối loạn tạm thời, nhưng cũng không loại trừ trường hợp cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Đại tiện ra máu thường xuất hiện một cách đột ngột, không báo trước với đặc điểm như sau: Về màu sắc của máu: Máu ra ngoài khi đại tiện thường là máu tươi, máu đen đóng thành cục hoặc trộn lẫn vào trong phân. Số lượng máu: Một số người ra máu ít, kín đáo nên thường chỉ phát hiện khi nhìn vào phân hoặc giấy vệ sinh. Với những trường hợp máu chảy nhiều thành giọt, thành dòng thậm chí phun thành tia. Số lượng máu ít hay nhiều phụ thuộc vào nguyên nhân gây đại tiện ra máu ở phụ nữ. Dấu hiệu đi kèm: Phần lớn các trường hợp, đi đại tiện ra máu ở nữ còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng bất thường khác như:- Sốt.
- Tiêu chảy kéo dài.
- Táo bón lâu ngày không thuyên giảm.
- Phân đen, có lẫn chất nhầy.
- Ăn uống kém.
- Tiêu hóa kém.
- Giảm cân nặng không rõ nguyên nhân.
Đi đại tiện ra máu ở nữ giới là bệnh gì?
Theo chia sẻ của các chuyên gia, nếu đại tiện ra máu ngày càng nhiều và có kèm theo một số triệu chứng toàn thân khác thì phần lớn có liên quan tới các bệnh lý về đường tiêu hóa. Trong đó, phải kể đến:Bệnh trĩ
Nữ giới là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ do đặc thù nghề nghiệp hay giai đoạn sinh lý đặc biệt như mang thai, sinh nở. Khi mắc bệnh trĩ, đại tiện ra máu là triệu chứng mà người bệnh phát hiện ra sớm nhất. Giai đoạn bệnh nhẹ, máu chảy âm thầm và kín đáo, không lẫn vào phân. Khi bệnh trở nặng hơn, người bệnh bị chảy máu tươi thường xuyên ngay cả khi không đi đại tiện, số lượng máu ngày càng nhiều hơn.Táo bón
Táo bón là hiện tượng khá phổ biến khiến nữ giới bị đi ngoài ra máu nhiều nhất. Táo bón xảy ra khi bạn đi ngoài ít hơn 3 lần trong tuần. Khối phân khá to, thô cứng nên đi qua hậu môn khiến niêm mạc hậu môn bị rách gây ra tình trạng đi ngoài ra máu tươi.Bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này. Phụ nữ bị nứt kẽ hậu môn thường xảy ra do bị táo bón lâu ngày, phân to, thô cứng rất khó di chuyển trong đường ruột. Chúng gây sức ép lớn lên hậu môn khiến người bệnh phải dùng sức rặn mạnh nhằm đẩy phân ra ngoài. Điều này vô tình làm ống hậu môn bị sưng tấy, xuất hiện các vết rách dẫn tới chảy máu. Lượng máu chảy từ ít tới nhiều, khi bị nứt hậu môn mãn tính có thể bị chảy máu kèm theo dịch mủ.Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn xảy ra khi có một ổ nhiễm trùng bị mưng mủ nằm ở gần cửa hậu môn. Khi ổ áp xe bị vỡ ra, khu vực hậu môn bị chảy nhiều dịch, mủ, đặc biệt là mỗi lần đi ngoài. Phụ nữ bị áp xe hậu môn còn đi kèm với một số dấu hiệu khác như sốt cao, ớn lạnh, khu vực bị bệnh đau nhức dữ dội.Bệnh polyp đại trực tràng
Niêm mạc đại tràng bị tăng sinh quá mức hình thành lên các khối u nhỏ giống như những cục thịt thừa phát triển vào sau trong thành đại tràng hoặc trực tràng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không loại trừ phụ nữ. Ở giai đoạn đầu bệnh hầu như ít có biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài. Khi các khối polyp phát triển to hơn, có thể gây ra một số triệu chứng như đi ngoài ra máu, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, bí trung đại tiện...Một số trường hợp phụ nữ bị polyp dạng tuyến có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư đại tràng. Bởi vậy khi chị em bị polyp đại trực tràng không nên chủ quan khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như trên.Bệnh viêm đại tràng
Đi vệ sinh ra máu ở nữ giới là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm đại tràng. Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương dẫn tới viêm loét. Người bệnh bị đi ngoài ra máu kèm các dấu hiệu khác như tiêu chảy, táo bón thường xuyên, đau âm ỉ hoặc đau quặn dọc theo khung đại tràng, phân có thể có lẫn máu kèm dịch nhầy giống như mũi. Đi ngoài nhiều lần khiến hậu môn bị đau rát, vi khuẩn dễ tấn công gây viêm nhiễm. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?Xuất huyết đường tiêu hóa
Xuất huyết đường tiêu hóa thường xảy ra ở dạ dày, đại tràng hay bất cứ vị trí nào trong đường ống tiêu hóa đều có thể khiến nữ giới bị đi ngoài ra máu. Máu có thể có màu đen, màu đỏ thẫm đóng cục hoặc tươi. Một số trường hợp máu còn trộn lẫn vào trong thức ăn khiến phân có màu đen, mùi hôi khắm rất khó chịu.Ung thư đại - trực tràng
Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây đại tiện ra máu ở nữ giới đáng lo ngại nhất. Bởi bệnh có thể di căn sang các khu vực khác gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi chức năng của đường ruột kém, bị polyp đại trực tràng lâu năm hay do di truyền... Các biểu hiện đặc trưng của bệnh như đi đại tiện ra máu tươi hoặc đen, rối loạn tính chất phân, phân lúc lỏng lúc rắn, thường xuyên bị đau bụng... Hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng và có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Bởi vậy mà nữ giới khuyến khích nên đi khám khi có các dấu hiệu như đi ngoài ra máu, phân lúc táo lúc lỏng, đau bụng liên tục, giảm cân không rõ nguyên nhân... ☛ Thông tin xem thêm: Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì?Cách chữa đại tiện ra máu ở nữ giới
Đại tiện ra máu kéo dài khiến cơ thể bị mất nhiều máu, làm tăng nguy cơ thiếu máu cao. Ngoài ra, hiện tượng này xảy ra còn khiến người bệnh hoang mang, lo lắng bởi rất có thể đây là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều bệnh lý trong cơ thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy nữ giới hay bất cứ đối tượng nào cần cẩn trọng khi bị đi ngoài ra máu. Cần theo dõi sức khỏe của mình thường xuyên và sớm thăm khám để tìm nguyên nhân và có cách điều trị cụ thể. Tùy từng nguyên nhân gây ra mà có cách điều trị cụ thể.Sau đây là một số cách chữa đại tiện ra máu ở nữ:Dùng thuốc tây
Khi nữ giới bị đi đại tiện ra máu, bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc sau như:- Thuốc giảm đau, chống viêm dạng uống hoặc đặt hậu môn như Aspirin,Sulfasalazine, Balsalazide, Ibuprofen, Corticosteroid, Acetaminophen…
- Thuốc kháng sinh được sử dụng trong các trường hợp bị nhiễm trùng đường ruột như viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày dẫn tới chảy máu.
- Thuốc làm bền thành mạch cho nữ giới mắc trĩ gây đại tiện ra máu như Zinc oxide hay Resorcinol.
- Một số thuốc khác: Thuốc cầm máu, hóa chất trị liệu cho bệnh nhân bị ung thư.
Giải pháp cầm máu theo cách dân gian
Dưới đây là một số mẹo tự nhiên giúp bạn cầm máu cũng như giảm các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa của nữ giới thường gặp phải. Nước ép bắp cải: Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, dùng nước ép bắp cải giúp làm lành các vết loét ở dạ dày, đại tràng. Không những vậy còn bổ sung chất xơ kích thích hệ tiêu hóa, giúp bạn đi ngoài đều đặn, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu ở nữ giới. Cách thực hiện:- Lấy 250g bắp cải cắt nhỏ, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng 500ml nước.
- Lọc qua rây để lấy nước cốt bắp cải, chia 2 - 3 lần/ngày để uống
- Mỗi ngày uống 1 ly nước ép bắp cải để chống táo bón, trĩ, giảm đi ngoài ra máu ở nữ giới.
- Lấy vài lát rễ cam thảo khô cho vào ấm hãm với nước sôi.
- Ủ trong khoảng 15 phút cho tới khi nước trà chuyển sang màu vàng nhạt.
- Rót ra để nguội hoặc pha thêm chút mật ong khi dùng làm tăng thêm hương vị, mang lại hiệu quả tốt hơn khi điều trị.
- Lấy 15g hoa hòe nấu chung với 250g ruột già lợn để thành món canh.
- Dùng trong bữa cơm.
- Duy trì thực hiện mỗi tuần vài lần cho đến khi thấy hết đi ngoài ra máu thì ngưng.
- Dùng 10g mộc nhĩ trắng hầm với 15g táo đỏ cho tới khi chín mềm.
- Dọn ra ăn hết trong 1 lần.
- Áp dụng 5 - 10 ngày liên tục để thấy được hiệu quả.
- Lấy 1 miếng keo a giao cho vào chén, thêm chút dấm ăn cho tới khi a giao được tan hoàn toàn.
- Đun nóng hỗn hợp rồi đem xông hậu môn ngày 2 lần.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định điều trị đại tiện ra máu ở phụ nữ trong một số trường hợp sau đây:- Bệnh trĩ ở mức độ 3,4.
- Viêm loét đại trực tràng ở mức độ nặng.
- Xuất huyết tiêu hóa gây chảy máu ồ ạt cần thực hiện phẫu thuật ngay để cầm máu.
- Người bệnh bị đi ngoài ra máu do ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng cũng có thể được bác sĩ chỉ định nhằm cắt bỏ khối u.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho nữ giới khi bị đại tiện ra máu
Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học là cách giúp giảm thiểu tình trạng đại tiện ra máu ở phụ nữ. Người bệnh cần chú ý tuân thủ một số điều sau đây:Chế độ ăn uống
- Bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày bằng cách ăn nhiều rau củ quả. Chất xơ có tác dụng rất tốt giúp duy trì sự ổn định của đường tiêu hóa, hạn chế táo bón từ đó giảm nguy cơ rặn mạnh khi đi ngoài khiến hậu môn chảy máu.
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau dền, các loại rau lá xanh...nhằm phòng ngừa biến chứng thiếu máu.
- Hạn chế các thực phẩm không có lợi cho hệ tiêu hóa như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, nước ngọt có ga, bia rượu và các loại chất kích thích...
Chế độ sinh hoạt
- Cần thay đổi tư thế thường xuyên, đặc biệt là những người ngồi làm việc trong môi trường phải thực hiện 1 tư thế trong thời gian quá lâu. Điều này giúp tránh áp lực cho vùng hậu môn, ngăn ngừa bệnh lý như nứt kẽ hậu môn hay trĩ ở nữ giới.
- Tạo thói quen tốt khi đi đại tiện bằng cách không nên nhịn khi có nhu cầu, tránh rặn quá mạnh.
- Sau khi đi ngoài xong cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn với nước và thấm khô.
- Không nên sử dụng giấy vệ sinh có chất liệu thô cứng, chứa hương liệu hoặc hóa chất tạo màu.
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và vào một thời điểm nhất định trong ngày.
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn ngăn ngừa các bệnh lý gây đi ngoài ra máu.
- Không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn, đặc biệt những trường hợp nữ giới bị trĩ, nhiễm trùng hậu môn hoặc bị nứt kẽ hậu môn.
Bài viết liên quan
- Đột phá 5-HTP: Triển vọng mới cho Đại tràng co thắt của người Việt
- Dantri.com.vn: Thực hư công dụng hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích của Tràng Phục Linh PLUS
- Hội chứng ruột kích thích dùng men vi sinh hay bào tử lợi khuẩn liệu có đủ?
- Tràng Phục Linh PLUS - Đột phá mới hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt của người Việt
- Soha.vn: 4 sai lầm khi điều trị hội chứng ruột kích thích khiến người mắc mãi không khỏi
Câu hỏi liên quan
- 92.7% người bệnh Đại tràng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng Tràng Phục Linh PLUS
- MỚI: Tràng Phục Linh PLUS đã có dạng lọ 80 viên, tiết kiệm lên đến 91.000đ
- Chuyên gia lý giải vì sao viêm đại tràng mạn tính hay tái phát
- Bệnh đại tràng tái phát – Nỗi lo của nhiều người dịp Tết
- Đánh giá về Tràng Phục Linh Plus
Loading...