Bị sôi bụng tiêu chảy - tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa

Chào chuyên gia! Tôi năm nay 43 tuổi, gần đây tôi hay bị sôi bụng và tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Tôi không biết tình trạng này là do bệnh gì? Và có cách nào để cải thiện không? Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn!

Nguyễn Vũ- Thái Nguyên

Trả lời

Chào Vũ! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chuyên gia sức khỏe của Trangphuclinhplus.vn. Với câu hỏi của bạn, chuyên mục sức khỏe xin được giải đáp như sau:

Sôi bụng và tiêu chảy nhiều lần là bệnh gì?

1.Tiêu chảy cấp và mạn tính

Sôi bụng kèm tiêu chảy có thể là dấu hiệu của tiêu chảy cấp và mãn tính. Ở người tiêu chảy cấp và mãn tính, số lần đi ngoài tăng nhanh, phân lỏng như nước kèm theo lẫn máu. Người bệnh có thể bị mất nước và mệt mỏi, chán ăn, hiện tượng này có thể kéo dài vài tuần tùy mức độ bệnh. Ở mỗi giai đoạn, mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau nên triệu chứng của tiêu chảy cấp và mạn tính cũng khác nhau. Một số biểu hiện thường thấy của bệnh là:
  • Đại tiện són, mót đi nặng tăng lên.
  • Bụng đau âm ỉ, chướng bụng, đầy hơi.
  • Phân lỏng, phân toàn nước, nếu trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng, phân có thể lẫn máu.
  • Mất  nước khát nước.
  • Da khô và tái.
  • Sốt, mệt mỏi.
Với tiêu chảy cấp và mãn tính, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và được bác sĩ điều trị theo phác đồ. Ngoài ra, song song điều trị tây y, người bệnh cũng nên thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo, sinh hoạt lành mạnh để bệnh tiêu chảy nhanh chóng bình phục và ổn định. ☛  Xem tham khảo: Những cách chữa đi ngoài nhiều lần trong ngày

2.Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng thường gặp khi bạn ăn những loại thực phẩm không đảm bảo, thức ăn không phù hợp hoặc do tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng. Để nhận biết rối loạn tiêu hóa, bạn cần theo dõi biểu hiện:
  • Đau quặn bụng dưới từng cơn, đau âm ỉ.
  • Sôi bụng òng ọc, đi ngoài nhiều lần.
Ngoài ra, khi bị rối loạn tiêu hóa còn có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, cơn đau bụng giảm sau khi đi ngoài,… Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các triệu chứng có thể tự dứt sau 1 – 2 ngày hoặc kéo dài nhiều ngày.

4. Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột

Người bệnh bị rối loạn vi khuẩn đường ruột do vi khuẩn thường có những dấu hiệu tương tự chứng rối loạn tiêu hóa như đi ngoài nhiều lần, đau bụng, sống phân, phân lỏng nát. Nguyên nhân của triệu chứng này do vi khuẩn có hại phát triển mạnh làm mất cân băng hệ vi sinh đường ruột khiến cơ thể chịu áp lực lớn gây ra những cơn đau quặn vùng bụng kèm hiện tượng sôi bụng và tiêu chảy. Ngoài ra, bệnh còn một số biểu hiện nhận biết:
  • Chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn
  • Đau bụng, chướng bụng, đầy hơi
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn…
  • Nôn, trớ
  • Thường xuyên tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Tinh thần như trầm cảm, lo âu, đầu óc trì trệ, kém tập trung.
Để cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây:
  • Bổ sung tăng cường rau xanh và trái cây tươi
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Sử dụng sữa chua mỗi ngày.
  • Kiểm soát stress
  • Ngủ đủ giấc

5. Ung thư đại trực tràng

Khi bị ung thư đại tràng thì người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng như đau bụng quặn từng cơn, ậm ạch đầy hơi, bí trung tiện, rối loạn đại tiện như đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng hoặc có thời gian tiêu chảy kéo dài, có thời gian lại táo bón, phân có thể lẫn máu và nhầy. Bệnh ung thưu đại tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%, nhiều bệnh nhân sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh. Vì vậy, khi có biểu hiện lạ của hệ tiêu hóa, người bệnh nên đến cơ sở y tế khám chữa chuyên khoa để kiểm tra và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tránh diễn biến nguy hiểm của bệnh nhé.

6.Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm lan tỏa hoặc khu trú ở 1 phần niêm mạc đại tràng. Bệnh nhẹ thì có những tổn thương dạng trợt, bệnh nặng thì niêm mạc ruột có thể xuất hiện những vết loét, xung huyết, thậm chí là áp xe. Bệnh viêm đại tràng mãn tính có một số dấu hiệu nhận biết:
  • Đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau thường ở vị trí nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, đau quặn từng cơn và tái đi tái lại nhiều lần, có khi đau âm ỉ. Cơn đau sẽ thuyên giảm sau khi đi đại tiện.
  • Xuất hiện rối loạn đại tiện như đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, hay rặn mót, phân có nhầy, có máu, đôi khi tiêu chảy xen kẽ táo bón. Người bệnh vừa đi đại tiện xong lại muốn đi tiếp, đi không hết phân.
  • Chướng hơi, đầy bụng, căng tức bụng.
Bệnh viêm đại tràng đã chuyển sang mãn tính thường khó điều trị dứt điểm. Ngoài ra, nếu bệnh không được điều trị dễ dẫn tới biến chứng:
  • Thủng đại tràng
  • Xuất huyết ồ ạt hoặc đại tràng nhiễm độc
  • Giãn đại tràng cấp tính
  • Ung thư đại tràng
Các phương pháp điều trị viêm đại tràng chỉ có thể làm giảm triệu chứng tạm thời mà không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh không được điều trị kịp thời  dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra để được điều trị theo phác đồ tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 7.Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính. Đây là hiện tượng rối loạn chức năng ở ruột tái phát nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương tại ruột. Dấu hiệu thường gặp của hội chứng ruột kích thích:
  • Đau bụng, đau quặn bụng có thể kéo dài triền miên hoặc 1-2 ngày.
  • Táo bón và tiêu chảy xen kẽ, phân có chất nhầy.
  • Tiêu chảy có thể xuất hiện nhiều ngày, có thể tự hết không cần điều trị.
  • Đầy bụng, chướng hơi, nặng bụng.
  • Trung tiện nhiều, cảm giác đi chưa hết phân.
  • Nhức đầu, mất ngủ.
Những triệu chứng này thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào chế độ ăn uống, không ai giống ai. Khi bạn ăn các thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức hoặc nếu ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì triệu chứng sẽ biến mất mà không cần điều trị. Bạn có thể phòng ngừa, giảm thiểu triệu chứng bệnh bằng cách:
  • Có chế độ ăn uống khoa học, ăn đủ bữa trong ngày, không để bụng quá đói hay quá no.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ, trái cây tươi.
  • Tránh các thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ dầu mỡ chiên rán, thực phẩm khó dung nạp lactose.
  • Bổ sung nhiều nước.
  • Tránh các đồ uống có ga và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
  • Không ăn thức ăn để lâu trong tủ lạnh hay baorq uản không tốt, thức ăn ôi thiu.
  • Không ăn thức ăn gây khó tiêu, đầy hơi như bánh ngọt nhiều bơ, nhiều đường, cam quýt, xoài....
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh căng thẳng lo âu, stress
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo khi có các biểu hiện của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết, xác định bệnh để được điều trị kịp thời.
Thông thường, sôi bụng đi kèm với tiêu chảy kéo dài có thể là biểu hiện của một số bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan bởi nhiều khi nó là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện những xét nghiệm cần thiết để phát hiện chính xác bệnh lý mà mình đang mắc phải và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng khó lường

Điều trị sôi bụng kèm tiêu chảy

Sử dụng thuốc

Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh mà bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp cho bạn. Một số thuốc thường được bác sĩ sử dụng:
  • Thuốc chống co thắt ruột (spasmaverine, actapulgite...)
  • Thuốc cầm tiêu chảy, giảm chướng bụng, đầy hơi (beano, gasX, Diphenoxylate, Loperamid...)
Một vài trường hợp, nếu nguyên nhân gây bệnh do virus, kí sinh trùng gây tiêu chảy thì bác sĩ sẽ kê thuốc diệt vi khuẩn, kí sinh trùng. Các loại thuốc tây có tác dụng giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng bởi dễ gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Không chỉ vậy, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: dị ứng nặng, suy gan, suy thận, hạ đường huyết…Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị.

Bổ sung nước cho cơ thể

Tiêu chảy kéo dài và tái phát nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước. Vì vậy, để không bị mất nước và điện giải cần thiết cho cơ thể, bạn cần bổ sung lượng nước đã mất bằng cách:
  • Uống nước đun sôi để nguội hằng ngày
  • Uống các loại nước ép hoa quả, nước gạo rang, nước cháo loãng
  • Sử dụng dung dịch bù nước và điện giải Oresol
Lưu ý khi uống Oresol: Liều lượng uống Oresol phụ thuộc vào trọng lượng của cơ thể. Theo khuyến cáo của chuyên gia, lượng uống oresol là 10ml/1kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần đi ngoài tiêu chảy.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chế độ ăn uống khoa học Triệu chứng sôi bụng, tiêu chảy có thể do thối quen ăn uống thiếu khoa học. Chính vì vậy, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách:
  • Lựa chọn thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, không nên bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.
  • Bố sung rau xanh, trái cây tươi giúp tăng chất xơ, tăng cường vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
  • Tránh xa các loại thức ăn nhanh, đông lạnh, nhiều chất bảo quản
  • Hạn chế những loại thức ăn nhiều chát béo, dầu mỡ, chiên rán
  • Tránh xa các loại thức ăn tái, sống
  • Tránh xa bia rượu, nước ngọt có ga, cà phê và các chất kích thích
  • Đảm bảo khâu chế biến đảm bảo vệ sinh để ngăn ngừa tái phát tiêu chảy
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
  • Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý khi bị đau bụng, tiêu chảy
  • Khi triệu chứng đã thuyên giảm, bạn có thể tập luyện thể dục trở lại, tuy nhiên nên chọn môn thể thao nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa

Một số mẹo giúp cải thiện tình trạng sôi bụng và tiêu chảy nhiều lần

Khi bạn có biểu hiện bụng sôi bụng, kèm tiêu chảy mà chưa kịp đến bác sĩ điều trị, bạn có thể sử dụng một số cách dưới đây để cải thiện: Chườm nóng vùng bụng Chườm nóng bụng có tác dụng giãn cơ, giảm kích thích thần kinh, giảm nhanh cơn đau và tăng tuần hoàn tại chỗ giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Bạn có thể thực hiện chườm nóng bụng theo hướng dẫn dưới đây:
  • Sử dụng túi chườm hoặc chai đổ thêm nước nóng khoảng 50 độ
  • Đặt lên vùng bụng cần chườm khoảng 1-2 phút, lăn qua lăn lại
  • Nếu dùng khăn chườm, bạn sử dụng 1 khăn sạch, nhúng qua chậu nước nóng, vắt cho ráo nước và đặt lên vị trí cần chườm.Khi khăn nguội, thực hiện lại các bước như trước, chườm khoảng 20 phút như vậy sẽ thấy dễ chịu hơn.
Uống trà gừng Nghiên cứu chỉ ra, hoạt chất gingerol có trong gừng có khả năng giảm viêm hiệu quả. Chính vì vậy, gừng có khá nhiều lợi ích tích cực với hệ tiêu hóa đặc biệt là làm dịu rối loạn tiêu hóa, có tác dụng trong việc điều trị tiêu chảy, làm ấm, kháng viêm và giảm đau nhanh chóng Cách pha 1 cốc trà gừng theo cách sau:
  • Gừng cạo sạch, thái lát, đập dập
  • Cho vào cốc, chế thêm 250ml nước nóng và đậy nắp khoảng 5-10 phút
  • Chắt lấy nước và cho thêm 1 thìa mật ong khuấy đều và uống khi còn ấm
Uống trà hoa cúc Theo nghiên cứu chỉ ra, hoa cúc có chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi như tinh dầu, tannin, chất nhầy, flavonoid, chất đắng, axit hữu cơ, chất nhựa và inulin,…Những hoạt chất này có đặc tính kháng viêm, chống co thắt, trị tiêu chảy và giảm đau hiệu quả. Để sử dụng trà hoa cúc, bạn có thể thực hiện theo cách:
  • Dùng 1 muống cà phê hoa cúc khô cho vào cốc và chế thêm 250ml nước nóng.
  • Đậy nắp lại khoảng 5-10 phút.
  • Chắt lấy nước, có thể thêm 1 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều
  • Uống khi còn ấm.
Xem thêm: Những cách chữa sôi bụng tiêu chảy ai cũng nên biết
Những mẹo trên chỉ là giải pháp giúp cải thiện triệu chứng tạm thời. Nếu thấy thấy tình trạng không thuyên giảm, bạn cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị cụ thể càng sớm càng tốt.

Tràng phục linh plus - giải pháp cho bệnh nhân bị tiêu chảy do IBS

trang-phuc-linh-plus Tràng Phục Linh Plus là sản phẩm được nhiều người tin cậy có chứa hoạt chất ImmuneGamma giúp:
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ bạch phục linh, bạch truật, hoàng bá, bạch thược dành cho các đối tượng:
  • Người có các biểu hiện như đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp.
  • Người mắc các bệnh hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt, viêm đại tràng cấp và mãn tính.
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần.
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện.
Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY Qua thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng sôi bụng kèm đi ngoài. Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn hãy thực hiện cho mình thói quen ăn uống khoa học, đi khám ngay khi có biểu hiện bất thường. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân một cách tốt nhất. Chúc bạn nhiều sức khỏe! Tham khảo:
  • https://suckhoedoisong.vn/mat-can-bang-vi-khuan-duong-ruot-de-doa-suc-khoe-n136172.html
  • http://benhvien108.vn/du%CC%A3-pho%CC%80ng-va%CC%80-pha%CC%81t-hie%CC%A3n-so%CC%81m-ung-thu-da%CC%A3i-tru%CC%A3c-tra%CC%80ng.htm

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...