Từ táo bón chuyển qua tiêu chảy là bệnh gì? Cách khắc phục?

Chào chuyên gia! Tôi năm nay 56 tuổi, bình thường tôi hay gặp tình trạng đầy bụng khó tiêu rất khó chịu. Tuy nhiên, dạo gần đây, tôi hay bị táo bón 1-2 ngày rồi lại bị tiêu chảy khiến tôi rất mệt mỏi. Chuyên gia cho tôi hỏi, hiện tượng táo bón chuyển qua tiêu chảy là bị làm sao và cách khắc phục thế nào? Xin chuyên gia cho tôi lời khuyên!

Nguyễn Quý Phùng - Nam Định

Trả lời

Chào bác Phùng! Cảm ơn bác vì đã tin tưởng gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải tỏa những băn khoăn, lo lắng của bác, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Táo bón chuyển qua tiêu chảy là bị làm sao?

Do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống rất quan trọng, nó có thể gây ra những thay đổi trong nhu động ruột. Một số thực phẩm có thể gây kích ứng ruột và gây tác động lên mỗi người khác nhau dẫn tới hiện tượng đang táo bón chuyển sang tiêu chảy nặng hoặc nhẹ. Có những trường hợp không dung nạp hoặc dị ứng với một số thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy lâu dài hoặc chuyển sang tiêu chảy mãn tính. Những loại thực phẩm gây tiêu chảy phổ biến có thể kể đến như:
  • Sữa bò.
  • Trứng.
  • Hải sản.
  • Đường fructose.
  • Rượu.
Đây là một số thực phẩm mà các chuyên gia chỉ ra có thể gây ra phản ứng với hệ tiêu hóa dẫn tới táo bón, tiêu chảy, tuy nhiên, ở mỗi cơ địa có dấu hiệu táo bón hay tiêu chảy khác nhau. Chính vì vậy, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên gây khó chịu, mệt mỏi thì người bệnh hãy ghi chép lại thực phẩm khi ăn để theo dõi, giúp xác định các loại thực phẩm gây kích ứng và không dung nạp.

Hội chứng ruột kích thích IBS

Hội chứng ruột kích thích hay còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính. Đây là hiện tượng rối loạn chức năng ở ruột tái phát nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương tại ruột. Hội chứng ruột kích thích chia thành các thể:
  1. IBS-C (Thể táo bón)
  2. IBS-M (Thể hỗn hợp tiêu chảy và tiêu bón xen kẽ)
  3. IBS (không phân loại).
  4. IBS-D (Thể tiêu chảy)
Với IBS-D thể tiêu chảy
  • Triệu chứng tiêu chảy là chủ yếu, trung bình người bệnh có thể đi ngoài 12 lần( gấp đôi số lần người không mắc hội chứng ruột kích thích).
  • Một đặc điểm người bệnh cần hết sức chú ý là phân có nhầy mũi nhưng không bao giờ có lẫn máu, nếu người bệnh thấy có lẫn máu theo phân thì chắc chắn không phải là triệu chứng hội chứng ruột kích thích.
  • Đi ngoài phải rặn nhiều, cảm giác đi không hết phân, vừa đi xong lại muốn đi tiếp.
Một người cũng có thể mắc hội chứng ruột kích thích IBS và IBS- M cùng một lúc nên thường xuyên bị tiêu chảy và táo bón. Người bệnh có thể phòng ngừa, giảm thiểu triệu chứng bệnh bằng cách:
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn đầy đủ chất xơ, rau củ và trái cây tươi.
  • Nên ăn đủ bữa, không để bụng quá no hay quá đói.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
  • Không ăn những thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, có dấu hiệu ôi thiu.
  • Hạn chế các đồ uống có ga, các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá.
  • Tăng cường thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe để tinh thần thoải mái, tránh lo âu, mệt mỏi
Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ khám, tư vấn điều trị kịp thời .
Thông thường, dấu hiệu táo bón rồi chuyển sang tiêu chảy có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích hoặc có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường tiêu hóa. Chính vì vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và làm một số xét nghiệm cần thiết phát hiện chính xác bệnh lý mà mình đang mắc phải và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến rủi ro không đáng có.
Để cải thiện triệu chứng táo bón, tiêu chảy do viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, người bệnh có thể sử dụng Tràng Phục Linh Plus. trang phuc linh plus Tràng  Phục Linh PLUS đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng giảm co thắt đại tràng và tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Cụ thể các hoạt chất nổi trội có trong Tràng Phục Linh Plus được phân tích như sau:
  • 5-HTP (5-Hydroxytryptophan) có tác dụng điều hòa hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng như thần kinh đường ruột, loại bỏ tình trạng co thắt bất thường, nhạy cảm quá mức - đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần ở hội chứng ruột kích thích - Đại tràng co thắt.
  • Hoạt chất ImmuneGamma có trong Tràng phục Linh Plus là thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, có tác dụng tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương và tăng cường sức đề kháng hệ tiêu hóa nên rất hữu hiệu cho những người bị viêm đại tràng.
  • Ngoài ra, trong Tràng Phục Linh Plus còn có 4 loại thảo dược: Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá, Bạch thược. Đây là những thảo dược đầu bảng đã được cha ông ta sử dụng từ xa xưa để hỗ trợ giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng hơi.
=> Sự kết hợp của 6 thành phần này trong Tràng Phục Linh PLUS sẽ mang đến tác dụng cộng hưởng giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, vừa hỗ trợ chống co thắt, vừa hỗ trợ giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và Viêm đại tràng, đồng thời nâng cao sức đề kháng cơ thể. Chính vì vậy, Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
  • Người có các dấu hiệu như đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo lúc lỏng, phân thường đầu rắn, đuôi nát hoặc nhỏ dẹt. Lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngày, đặc biệt sau khi ăn, đi xong lại muốn đi tiếp.
  • Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính.
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần.
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện.
Xem chi tiết sản phẩm : TẠI ĐÂY

Bệnh viêm ruột Crohn

Viêm ruột Crohn là tình trạng viêm ở ruột gây ra do vi khuẩn và virus ở đường tiêu hóa. Bệnh viêm ruột thường khởi phát sau một đợt nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do vi trùng gây nên trên cơ địa người bệnh có yếu tố miễn dịch đi kèm. Những triệu chứng phổ biến của viêm ruột:
  • Có các cơn đau quặn bụng bất thường và chuột rút.
  • Cảm giác buồn nôn.
  • Tiêu chảy, phân nhầy.
  • Sốt
  • Đi ngoài có lẫn máu trong phân.
  • Đi ngoài xong thấy đau hậu môn hoặc xung quanh vùng hậu môn
  • Sụt cân, giảm thèm ăn, mệt mỏi.
Những trường hợp mắc bệnh Crohn nặng sẽ có một số triệu chứng khác như:
  • Viêm gan, viêm đường ống mật.
  • Viêm da, mắt
  • Viêm khớp
Trẻ em mắc bệnh Crohn thường có biểu hiện bên ngoài chiếm ưu thế hơn các triệu chứng về tiêu hóa như viêm khớp, thiếu máu, chậm lớn, chậm phát triển, trong khi triệu chứng dau bụng hoặc tiêu chảy có thể không có.
Ngoài ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác không được đề cập. Chính vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu gì bất thường về đường tiêu hóa, bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và xác định tình trạng bệnh đang gặp phải. Bệnh Crrohn thường dễ nhầm lẫn với bệnh viêm loét đại tràng. Bệnh Crohn khác bệnh viêm loét đại tràng ở chỗ vùng viêm nhiễm của bệnh bệnh Crohn lan rọng và ăn sâu vào lớp mô đường ruột, tạo thành ỏ khu trú và gây tổn thương. Nhìn chung, bệnh Crohn nguy hiểm hơn bệnh viêm loét đại tràng và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn vì nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thường liên quan đến yếu tố di truyền và miễn dịch.

Bệnh polyp đại trực tràng

Bệnh Polyp đại trực tràng là một khối u nhỏ gồm các tế bào nằm trong lòng ruột, trên niêm mạc đại tràng. Bình thường, các polyp đại tràng lành tính nhưng qua thời gian, có thể chúng phát triển thành ung thư đại tràng, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu phát hiện ở giai đoạn cuối. Một số triệu chứng thường gặp của Polyp đại tràng là:
  • Đau quặn bụng, nôn, buồn nôn mửa. Triệu chứng này ít xảy ra, thường xảy ra ở một số trường hợp tắc ruột.
  • Bị táo bón hoặc tiêu chảy trong thời gian dài
  • Dấu hiệu phân thay đổi, có thể dính máu thành vệt hoặc phân có màu đen
  • Đi ngoài ra máu, máu có thể dính trên đồ lót hoặc giấy vệ sinh.
  • Khi hiện tượng chảy máu từ polyp diễn ra nhiều ngày mà không thể nhìn thấy máu trong phân của bạn có thể khiến bạn thiếu máu do thiếu sắt gây mệt mỏi và khó thở.

Nhiễm trùng dạ dày

Nhiễm trùng dạ dày hoặc ruột có thể gây ra những thay đổi trong nhu động ruột. Một số triệu chứng của bệnh cúm như sốt cao có thể khiến cơ thể bị khô, dẫn đến thay đổi trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác của nhiễm trùng dạ dày bao gồm:
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Đau bụng.
  • Đau nhức cơ thể, đau đầu.
  • Nôn mửa.
  • Bệnh này có triệu chứng đặc trưng nào khác ko, mô tả rõ hơn

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là bệnh lý đường tiêu hóa cực kì nguy hiểm. Đây là loại ung thư từ đại tràng- phần chính của ruột già hay trực tràng (đoạn nối giữa đại tràng và hậu môn). Biểu hiện nhận biết bệnh ung thư đại trực tràng:
  • Bụng đau quặn.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Rối loạn đại tiện như đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng hoặc có khi bị tiêu chảy kéo dài, phân có thể lẫn máu hoặc nhầy.
Bệnh này có triệu chứng đặc trưng nào khác ko, mô tả rõ hơn Ung thư đại trực tràng là bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, khi bạn thấy có những triệu chứng nguy hiểm trên đừng coi thường, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tìm nguyên nhân,  khắc phục tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Phản ứng với thuốc

Một số trường hợp những người thay đổi nhu động ruột có thể là do đang dùng thuốc. Bởi, có một số loại thuốc gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa tương tự như các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD). Những loại thuốc này bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm và metformin. Một số thay đổi về táo bón hay tiêu chảy có thể là tạm thời, khi cơ thể bạn quen với thuốc, triệu chứng táo bón, tiêu chảy sẽ được cải thiện.
Mỗi loại thuốc tác dụng cơ địa của từng người khác nhau. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải sự thay đổi về đường tiêu hóa sau khi dùng thuốc mới hoặc điều chỉnh liều lượng nên liên hệ với bác sĩ để sử dụng loại thuốc phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Cách phòng ngừa táo bón chuyển sang tiêu chảy

Để có thể phòng ngừa táo bón chuyển sang tiêu chảy hiệu quả nhất, bạn cần tìm ra các nhân gây ra triệu chứng và loại bỏ chúng. Vì vậy, bạn cần chú ý đến sức khỏe, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để có hệ tiêu hóa ổn định và khỏe mạnh:

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Để ngăn ngừa táo bón cũng như tiêu chảy, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh khoa học. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống:
  • Lựa chọn những loại thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các dưỡng chất cho cơ thể bằng cách bổ sung đầy đủ chất xơ, các loại vitamin, dưỡng chất thiết yếu.
  • Hạn chế ăn những loại đồ ăn nhanh, nhiều chất bảo quản, nhiều dầu mỡ chiên rán.
  • Tránh thức ăn tái sống, chưa chín kĩ.
  • Không nên uống bia, rượu, chất kích thích, nước có ga, nước ngọt.
  • Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Khi bị táo bón hay tiêu chảy cũng cần bổ sung đầy đủ nước để giảm tình trạng táo bón cũng như giúp bổ sung lượng nước đã mất bằng cách:
  • Tăng lượng nước uống hàng ngày, mỗi ngày nên uống từ 2 lít nước trở lên.
  • Có thể sử dụng dung dịch bù nước và điện giải oresol. Chú ý, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để có thể sử dụng theo đúng liều lượng.
  • Bổ sung nước ép trái cây, nước gạo rang, nước cháo loãng...để tăng cường vitamin, giúp tăng đề kháng.

Chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý

  • Nên tập thói quen thể dục thể thao đều đặn, hợp lý giúp nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ

Triệu chứng táo bón chuyển sang tiêu chảy khá thường gặp. Nếu chúng thường xuyên xảy ra, bạn cần chú ý bởi các triệu chứng có thể phát triển thành những bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra, nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hoặc các triệu chứng kéo dài trong vài ngày bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị.
  • Xuất hiện cơn đau bụng liên tục.
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc không thể đi tiểu.
  • Phân có màu đỏ.
  • Thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt.
  • Khô miệng, cơn khát nước tăng dần.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tình trạng của bác Phùng. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về sức khỏe của mình, bác nên đến các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra rõ hơn và có phương pháp xử lý kịp thời. Chúc bác nhiều sức khỏe.
 

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...