Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai hay không?

Khoảng hai tuần sau thời điểm quan hệ, bạn mới có thể xác định được bản thân đã mang thai hay chưa. Trong thời gian chờ đợi, bạn hồi hộp, quan sát từng thay đổi nhỏ của cơ thể. Bạn băn khoăn không biết bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai sớm? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết này.

tao-bon-dau-hieu-mang-thai

Những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết

Triệu chứng của giai đoạn đầu mang thai có thể rất khác nhau giữa các chị em. Một số chị em không có bất kỳ dấu hiệu nào, trong khi những người khác có nhiều triệu chứng điển hình, rõ rệt. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai sớm bạn có thể dễ dàng nhận ra:

  • Ngực căng, sưng: Sự thay đổi nội tiết tố làm cho vú của bạn mềm, ngứa ran hoặc đau. Bạn cũng có thể cảm thấy ngực sưng lên, căng và nặng hơn. Nguyên nhân là do nhu cầu phát triển thai nhi dẫn tới sự phát triển các tĩnh mạch trên ngực.
  • Đầy hơi: Ngay từ thời kỳ đầu mang thai, hormone progesterone tăng lên gây ra những thay đổi lớn cho cơ thể. Nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra đầy hơi, ợ hơi.
  • Mệt mỏi: Progesterone tăng lên khiến bạn dễ buồn ngủ, đồng thời giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp và tăng sản xuất máu, gây tiêu hao năng lượng.
  • Chảy máu nhẹ: chị em có thể bị chảy máu âm đạo với lượng nhỏ. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ, xảy ra trong khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ tinh. Loại máu này thường có màu nhạt hơn máu kinh nguyệt và không kéo dài.
  • Chuột rút: những cơn chuột rút tương tự với đau bụng kinh.
  • Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện sau khoảng 2 tuần thụ thai. Nguyên nhân gây nôn một phần do nồng độ hormone estrogen tăng nhanh, khiến dạ dày tiêu hóa thức ăn chậm hơn.
  • Nhức đầu: Vào giai đoạn đầu thai kỳ, lưu thông máu tăng lên do thay đổi nội tiết tố có thể gây ra những cơn đau đầu nhẹ và thường xuyên.
  • Táo bón là một trong những triệu chứng ban đầu phổ biến của thai kỳ.
  • Tính khí thất thường: Sự thay đổi hormone khiến bạn dễ xúc động và khóc.
  • Thay đổi vị giác.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ và kéo dài liên tục kể từ khi thụ tinh.
  • Trễ kinh: Dấu hiệu này thường là nguyên nhân khiến chị em tìm hiểu thêm các biểu hiện khác của mang thai. Một số chị em có thể thấy kinh nguyệt ít hơn hẳn so với bình thường.
  • Chảy máu nướu răng hoặc chảy máu mũi: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể làm cho nướu răng của bạn dễ bị viêm và chảy máu.
  • Nhạy cảm với mùi.
Tuy nhiên, các dấu hiệu này chỉ có tính chất tham khảo và không thể khẳng định ngay rằng bạn thực sự mang thai. Sau 2 tuần quan hệ, bạn có thể sử dụng que thử thai kiểm tra. Tính chính xác của que thử thai lên đến 80%. Ngoài ra, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể nhất.

Táo bón có phải dấu hiệu mang thai không?

mang-thai

Táo bón là tình trạng đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần và có các đặc điểm sau:

  • Phân khô vàng cứng.
  • Khó đi tiêu, đau.
  • Cảm giác chất thải vẫn còn trong ruột.

Mặc dù không xảy ra thường xuyên như các dấu hiệu khác, nhưng táo bón có thể là một triệu chứng của thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân là vì hormone progesterone tăng lên làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm nhu động ruột. Thức ăn mất nhiều thời gian để đi qua đường ruột, khiến lượng nước được hấp thụ từ chất thải tăng lên, làm cho phân nhiều và cứng. Tình trạng này có thể kéo dài suốt thời kỳ mang thai nếu bạn không có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Nguyên nhân khác gây táo bón

Có nhiều nguyên nhân khác gây táo bón ngoài lý do mang thai như:

  • Uống không đủ nước hoặc ăn ít chất xơ.
  • Ăn nhiều các thực phẩm từ sữa.
  • Ít vận động.
  • Nhịn đi tiêu khi buồn đi.
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng.
  • Sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, vitamin chứa sắt.
  • Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính.
  • Bệnh Parkinson.
  • Các vấn đề về nội tiết tố.

Nếu bạn bị táo bón kéo dài không khỏi, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Táo bón ảnh hưởng thế nào tới mẹ bầu?

bien-chung-tao-bon

Táo bón kéo dài gây ra những khó chịu, bất tiện cho mẹ bầu khi cảm thấy muốn đi tiêu mà không đi được. Ngoài ra, táo bón có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như:

  • Sưng tĩnh mạch, viêm trong trực tràng, bệnh trĩ.
  • Nứt hậu môn.
  • Tình trạng nhiễm trùng trong các túi đôi, hình thành từ thành ruột kết (tình trạng viêm túi thừa).
  • Tổn thương sàn chậu. Sàn chậu có chứa các tĩnh mạch và cơ giúp kiểm soát bàng quang. Khi nó bị tổn thương sẽ khiến nước tiểu rò rỉ, gây tình trạng tiểu không kiểm soát do căng thẳng.
Mặc dù táo bón không gây nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng nếu bạn có các tổn thương ở ruột kết hoặc trực tràng, nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra. Chấm dứt tình trạng táo bón sớm sẽ giúp bạn loại bỏ các khó chịu, phiền toái.

☛ Tìm hiểu thêm: Từ táo bón chuyển qua tiêu chảy là bệnh gì? Cách khắc phục?

Phương pháp giảm táo bón cho mẹ bầu

Bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng táo bón bằng các biện pháp tự nhiên nhẹ nhàng, an toàn tại nhà.

Phương pháp tự nhiên

Thực hiện một vài thay đổi trong lối sống có thể giúp bạn giảm táo bón:

  • Uống nhiều nước: Bổ sung đủ nước là điều quan trọng, đặc biệt khi bạn mang thai. Bạn nên cố gắng uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày, hạn chế đồ uống có chứa cafeine như cà phê, trà và nước ngọt. Các loại đồ uống này có thể làm tăng tình trạng mất nước. Thay vào đó bạn nên uống nước lọc, nước ép trái cây, rau củ.
  • Ăn nhiều chất xơ hơn: Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, giúp tăng lượng phân và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng đi qua ruột. Mỗi ngày bạn nên ăn từ 28 đến 34 gam chất xơ.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày là cách duy trì hoạt động của đường ruột diễn ra trơn chu, giúp nhu động ruột co bóp đều đặn hơn. Bạn có thể đi bộ, bơi hoặc khiêu vũ. Sự vận động không chỉ giúp bạn chống táo bón, mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cho mẹ và thai nhi.
  • Đi tiêu ngay khi bạn cảm thấy muốn đi. Thư giãn, hít thở sâu để cơ bụng thư giãn, giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
  • Bạn cũng có thể dùng một ghế thấp để kê chân nếu sử dụng bồn cầu ngồi. Tư thế ngồi cũng giúp bạn dễ đi nặng hơn.

☛ Xem chi tiết: Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Xem thêm video về thực phẩm giúp trị táo bón:

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Nếu các biện pháp khắc phục kể trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc nhuận tràng phù hợp. Bác sĩ thường lựa chọn loại thuốc nhẹ, không ảnh hưởng đến thai nhi. Loại thuốc nhuận tràng kích thích nên tránh dùng vì chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung.

thuoc

Trên thị trường có nhiều loại thuốc nhuận tràng không kê đơn, nhưng bạn không nên tự ý mua mà cần hỏi ý kiến bác sĩ xem loại nào an toàn để sử dụng. Một số loại thuốc được sử dụng trong thời kỳ mang thai như:

  • Thuốc tạo khối: Cách hoạt động của loại thuốc này tương tự như chất xơ. Nó giúp hấp thụ nhiều nước vào phân, làm mềm và dễ dàng đi tiêu hơn. Chất tạo khối có thể gây ra khó chịu hoặc chuột rút bụng, do đó mẹ bầu chỉ nên dùng với liều lượng thấp nhất, kết hợp với uống nhiều nước. Một số chất tạo khối gồm psyllium, methylcellulose và polycarbophil.
  • Thuốc làm mềm phân: giúp bổ sung nước vào phân để làm mềm phân. Một số loại thuốc làm mềm phân thường dùng cho phụ nữ mang thai là docusate.
  • Thuốc nhuận tràng bôi trơn: tạo lớp phủ trơn vào chất thải và niêm mạc ruột giúp hỗ trợ tống phân ra ngoài cơ thể. Thuốc đạn glycerin là một loại thuốc thuộc nhóm này.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: hoạt động bằng cách hút nước vào ruột giúp làm mềm phân. Tuy nhiên, thuốc này cũng có thể gây chuột rút và đầy hơi ở bụng. Một số loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu như polyethylene glycol và magie hydroxit.
Khi sử dụng thuốc nhuận tràng, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, không tự ý tăng liều hoặc sử dụng loại thuốc thay thế khác. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe của bạn và thai nhi được an toàn.

Hi vọng với thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn giải đáp câu hỏi bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai hay không. Thay đổi lối sống, chế độ ăn là cách giảm táo bón tự nhiên, đơn giản bạn nên duy trì mỗi ngày.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/pregnancy/early-symptoms-timeline#implantation-bleeding
  • https://www.healthline.com/health/constipation#outlook
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...