Táo bón có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ thường cảm thấy hồi hộp xen lẫn háo hức khi sắp được gặp thiên thần nhỏ của mình. Mẹ quan sát kỹ lưỡng từng thay đổi nhỏ của cơ thể, từ cơn đau đầu, buồn nôn đến các vấn đề tiêu hóa. Một trong những biểu hiện phổ biến, gây khó chịu cho mẹ chính là táo bón. Nhưng liệu táo bón có phải dấu hiệu sắp sinh hay chỉ là triệu chứng bình thường của thai kỳ? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

tao-bon-co-phai-dau-hieu-sap-sinh

Dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh

Bạn có nhiều thắc mắc và tự hỏi làm thế nào để biết mình sắp chuyển dạ, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai? Đối với thai nhi đủ tháng tuổi (từ 37 tuần trở đi), một số dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh có thể nhận biết như:

  • Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu hơn những tháng thai kỳ trước đó khi thai nhi di chuyển dần xuống khung xương chậu, làm giảm áp lực lên cơ hoành. Lúc này, thai nhi làm tăng áp lực lên bàng quang, dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.
  • Các cơn gò Braxton-Hicks ngày càng tăng và có thể nhận thấy rõ hơn vào giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ. Cơn gò này còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, không gây ra đau đớn mà chỉ đem lại cảm giác căng tức vùng bụng dưới.
  • Các cơn co thắt kéo dài, đều đặn: Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mẹ sắp chuyển dạ là cơn co thắt ngày càng kéo dài và xuất hiện liên tục.
  • Mất cảm giác thèm ăn.
  • Đau thắt lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới và lan xuống vùng xương chậu. Khi quá trình chuyển dạ diễn ra trong 24 đến 48 giờ, cơn đau có thể trầm trọng hơn và thường kéo dài cho đến sau khi sinh.
  • Ra nước ối: Nước ối rò rỉ đột ngột, thường gặp lúc ban đêm khi mẹ đang ngủ. Bạn sẽ có cảm giác ẩm ướt trong quần lót hoặc nhận thấy một vài giọt nước nhỏ có mùi tanh nồng chảy ra.
  • Giảm cân: chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên và không mong đợi điều này xảy ra. Nhưng nếu bạn giảm 1 đến 3 cân trong 1 – 2 ngày lâm bồn cũng không có gì lạ. Đây không phải là giảm béo, mà là cơ thể bạn đang đào thải lượng nước dư thừa. Điều này có thể xảy ra do lượng nước ối ít hơn và lượng nước tiểu tăng lên vào cuối thai kỳ.
  • Ra nhớt hồng âm đạo: Nút nhầy là một tập hợp chất nhầy dày bịt kín lỗ mở của cổ tử cung. Điều này giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung của bạn. Khi gần chuyển dạ, nút nhầy này sẽ lỏng ra và chảy ra ngoài.
  • Cảm thấy các khớp xương chậu và phần đốt sống lưng dưới lỏng ra và thư giãn hơn. Điều này do hormone relaxin cơ thể tiết ra giúp nới lỏng các khớp và dây chằng để chuẩn bị cho việc sinh nở.
Quá trình chuyển dạ khác nhau ở mỗi chị em. Do đó, những dấu hiệu nhận biết có thể khác nhau và thời gian chuyển dạ có thể đến trong 1-2 ngày hoặc có thể kéo dài đến 1 tuần. Bạn nên quan sát, chú ý các dấu hiệu và liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra cổ tử cung của bạn đã giãn bao xa.

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm video để biết các dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh:

Táo bón có phải dấu hiệu sắp sinh không?

tao-bon

Táo bón là tình trạng đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần. Triệu chứng táo bón, đau quặn bụng dưới và đau lưng âm ỉ từ tuần thứ 37 của thai kỳ là trường hợp phổ biến. Nó cũng có thể là dấu hiệu của sắp sinh.

Vào cuối thai kỳ, thai nhi di chuyển xuống vùng bụng dưới, gây áp lực lớn lên trực tràng (đoạn ruột cuối cùng của bạn, nơi lưu trữ chất thải để tống ra ngoài). Điều này dẫn đến giảm nhu động ruột, làm chậm quá trình đi tiêu của bạn.

Nếu bạn bị táo bón và kèm theo các dấu hiệu phổ biến khác như đau thắt lưng dưới, rò rỉ nước ối, ra nhớt hồng âm đạo, khả năng cao bạn sắp chuyển dạ. Lúc này, bạn cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra sớm, tránh bất kỳ biến chứng nào của thai kỳ.

Những điều cần biết về chứng táo bón khi mang thai

Theo ước tính, có khoảng 11% đến 38% phụ nữ mang thai bị táo bón, với biểu hiện đi tiêu không thường xuyên và gặp khó khăn khi đi nặng (1). Mang thai khiến các mẹ dễ bị táo bón do những thay đổi sinh lý và giải phẫu trong hệ tiêu hóa.

tao-bon-1

Có nhiều mẹ bầu bị táo bón ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tùy vào giai đoạn mang thai mà nguyên nhân có thể khác nhau như:

  • Sự thay đổi nồng độ hormon thời kỳ đầu thai kỳ dẫn đến giảm nhu động ruột, chất thải di chuyển chậm hơn so với lúc chưa mang thai. Sự chậm trễ này làm tăng sự tái hấp thu nước từ chất thải, khiến phân rắn và khó đi nặng hơn.
  • Khi mang thai, các mẹ có thể bị thiếu sắt và cần bổ sung bằng thức ăn hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, sắt là một trong những nguyên tố góp phần gây táo bón, làm phân cứng và có màu đen.
  • Áp lực từ tử cung: Thai nhi ngày càng phát triển có thể gây áp lực lớn lên ruột làm cho chất thải khó di chuyển qua.

Nếu tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Bệnh trĩ: khó khăn khi đi tiêu có thể gây sưng tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn.
  • Rò hậu môn: phân to và cứng có thể gây ra những vết rách nhỏ ở hậu môn.
  • Ứ phân: phân cứng tích tụ trong ruột.
  • Sa trực tràng: trực tràng nhô ra khỏi hậu môn.

Mẹ bầu bị táo bón ít gặp những biến chứng nguy hiểm, nhưng táo bón ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của các mẹ. Táo bón không chỉ gây ra khó chịu về thể chất mà còn có thể dẫn đến căng thẳng. Mặc dù vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng này có thể khắc phục dễ dàng bằng các phương pháp tự nhiên.

☛ Đọc thêm: Đừng chủ quan với táo bón ra máu khi mang thai

Mẹ bầu cần làm gì khi bị táo bón?

Nhiều mẹ bầu giảm táo bón nhờ cách tăng cường chất xơ và chất lỏng, cũng như tập thể dục hàng ngày. Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học làm thay đổi hệ vi sinh trong trực tràng cũng có thể cải thiện chức năng ruột. Nếu những biện pháp này không hiệu quả, có thể sử dụng phương pháp thứ hai là sử dụng thuốc nhuận tràng.

Thay đổi lối sống để giảm táo bón

Dưới đây là một số cách điều chỉnh trong ăn uống và sinh hoạt để giảm táo bón mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt. Bạn nên ăn từ 28 đến 34 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Uống đủ nước giúp giữ cho phân mềm và dễ đi tiêu hơn. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước bằng nước ép trái cây, rau củ, súp…
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi dạo sẽ giúp mẹ bầu giảm táo bón. Trong thời gian mang thai, bạn không nên tập các bài vận động nặng, mất sức. Bạn nên tập thể dục ít nhất ba lần mỗi tuần, mỗi lần kéo dài 20 – 30 phút. Tập thể dục cũng góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể của cả mẹ và bé.
  • Theo dõi lượng canxi hấp thụ, quá nhiều canxi có thể gây táo bón. Canxi có mặt trong nhiều loại thực phẩm và chất bổ sung, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa.
  • Thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày, bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ hơn để thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy muốn đi tiêu. Hãy thư giãn, hít sâu để thả lỏng cơ thể và sàn chậu. Bạn cũng không nên rặn quá mạnh khi đi tiêu.

☛ Tham khảo: 8 loại trái cây nhuận tràng, tốt cho người bị táo bón

Nếu các biện pháp khắc phục trên không hiệu quả, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của mình. Đối với mẹ bầu đang sử dụng vitamin có chứa nhiều sắt, bác sĩ có thể khuyên bạn thử một loại vitamin có chứa ít chất sắt hơn.

Điều trị bằng thuốc

tao-bon-va-thuoc

Phương pháp chính trong điều trị táo bón thai kỳ là sử dụng thuốc nhuận tràng. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc nhuận tràng ở mức độ nhẹ để đảm bảo an toàn và tránh các loại thuốc nhuận tràng kích thích vì chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Một số loại thuốc nhuận tràng như:

  • Thuốc làm mềm phân giúp bổ sung nước vào phân. Loại thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng cho phụ nữ có thai là docusate.
  • Thuốc bôi trơn: tạo một lớp phủ bôi trơn vào chất thải bên trong ruột giúp hỗ trợ tống phân ra ngoài dễ dàng hơn. Thuốc viên đạn glycerin là một loại thuốc nhuận tràng có tác dụng bôi trơn dùng cho phụ nữ có thai.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: loại thuốc này giúp tăng khả năng kéo nước vào ruột để làm mềm phân. Chúng cũng giúp tăng cường nhu động ruột để đẩy chất thải di chuyển. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây đầy hơi hoặc chuột rút.
Các mẹ cần hết sức chú ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng khi mang thai. Bạn không được tự ý tăng liều hay sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ sử dụng thuốc chính là cách đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Hi vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giải đáp được câu hỏi táo bón có phải dấu hiệu sắp sinh không của bạn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng táo bón, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra, chăm sóc tốt hơn.

Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng táo bón.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3418980/ (1)
  • https://www.healthline.com/health/pregnancy/signs-that-labor-is-24-to-48-hours-away
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...