Đừng chủ quan với táo bón ra máu khi mang thai

Táo bón ra máu làm mẹ lo lắng, không biết đây là bệnh gì? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi không? Có phương pháp nào để chữa táo bón ra máu? Để giải đáp thắc mắc này mời mẹ theo dõi bài viết sau.

tao bon khi mang thai

Nguyên nhân dẫn đến táo bón ra máu khi mang thai

Theo thống kê, khoảng 11% đến 38% phụ nữ mang thai bị táo bón với biểu hiện là đi tiêu không thường xuyên hoặc gặp khó khăn trong khi đi tiêu (1). Trong đó, đi ngoài ra máu là triệu chứng phổ biến của bệnh táo bón.

Có nhiều yếu tố khác nhau góp phần gây nên tình trạng táo bón khi mang thai, ví dụ như ăn không đủ rau xanh, mệt mỏi khiến cơ thể lười vận động… nhưng có những nguyên nhân chính cần phải kể đến như:

Biến đổi hormon

Sự thay đổi hormon làm chậm quá trình tiêu hóa. Vào khoảng tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh một lượng lớn progesteron để duy trì sự phát triển của thai nhi. Hormon này lại làm chậm quá trình co cơ ở ruột, khiến ruột không được lưu thông dễ dàng. Đồng thời, hormon motilin giảm, cũng dẫn đến thời gian trữ ở ruột tăng lên.

Sự phát triển của thai nhi

Đặc biệt ở những giai đoạn sau của thai kỳ, khối lượng thai nhi tăng, thành tử cung dày lên. Cùng với khối nước ối, nhau thai lớn làm cho thể tích của vùng tử cung gần như chiếm hết không gian của ổ bụng. Tử cung ngày càng mở rộng đè lên các cơ quan lân cận, trong đó có cả đại trực tràng. Điều này khiến sự vận chuyển của các chất cặn bã bị cản trở, phân bị lưu lâu hơn ở ruột.

Bên cạnh đó, sự hấp thu nước từ ruột tăng làm cho phân lại càng khô hơn, táo bón càng trở nên nghiêm trọng gây táo bón ra máu.

Bổ sung quá nhiều sắt và canxi

Ở một số bà bầu thường xuyên bổ sung sắt và canxi cũng góp phần gây nên tình trạng táo bón.

Một số nguyên nhân khác như ốm nghén, tiền sử táo bón trước khi mang thai, mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cũng khiến táo bón nặng hơn trong thai kỳ.

☛ Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị đại tiện ra máu ở phụ nữ

Triệu chứng của táo bón

Một số mẹ bầu có những triệu chứng táo bón sau:

– Phân cứng, khô.

– Đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần.

– Đau khi đi tiêu.

– Căng thẳng trong khi đi tiêu.

– Cảm giác đi tiêu không trọn vẹn.

– Máu trong phân.

Dấu hiện rõ ràng nhất là tình trạng máu trong phân. Nếu thấy máu trên khăn giấy sau khi đi tiêu có thể khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái hoảng sợ, nhưng đừng lo lắng thái quá. Nhìn thấy máu trong phân là một trong những trường hợp phổ biến khi mang thai, đặc biệt khi mẹ bầu đang gặp phải chứng táo bón. Khi bị táo bón chắc hẳn khiến cơ thể mẹ cảm thấy khó chịu cả về thể chất lẫn tinh thần, làm bản thân càng căng thẳng hơn. Chính điều này gây nên những vết rách nhỏ trên trực tràng dẫn đến chảy máu trực tràng với một lượng nhỏ.

Vì vậy, mẹ bầu cần giữ tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý để không làm tình trạng này nặng thêm.

tao bon khi mang bau

Táo bón ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị táo bón trong khi mang thai được coi là một vấn đề bình thường. Tuy nhiên, với tình trạng táo bón ra máu thường xuyên, nó không những gây khó chịu mà còn thực sự nguy hiểm đến thai nhi. Nếu không được cải thiện sẽ dẫn đến căng thẳng và nguy cơ cao phát triển thành bệnh trĩ gây ngứa, khó chịu, đau, viêm nhiễm. Nghiêm trọng hơn có thể sảy thai, sinh non.

☛ Tham khảo thêm: Hỏi đáp chuyên gia: Táo bón hơn 2 tuần chưa khỏi nên làm gì?

Không chỉ vậy, táo bón ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh nguy hiểm khác mà mẹ bầu có thể mắc phải trong thời gian này như là: xuất huyết đường tiêu hóa, viêm túi thừa, polyp, ung thư đại tràng.

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu bên trong niêm mạc dạ dày, dẫn đến nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu này có thể mờ nhạt, khiến mẹ bầu chủ quan mà bỏ qua. Khi bệnh phát triển, ở giai đoạn nặng tình trạng chảy máu nhiều hơn khiến cơ thể chóng mặt, hoa mắt, mạch yếu dần… Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

Viêm túi thừa

Hầu hết (80%) các bệnh nhân viêm ruột thừa không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ xuất hiện táo bón từng đợt ngắt quãng. Do đó, phân dính máu có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm túi thừa.

Polyp, ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng thường bắt đầu dưới dạng các tế bào nhỏ, lành tính được gọi là polyp. Theo thời gian, một số loại polyp có thể phát triển thành ung thư đại tràng.

Một trong những triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng, bao gồm:

  • Thay đổi thói quen đi tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Chảy máu trực tràng hoặc máu trong phân.
  • Suy nhược, mệt mỏi.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Tùy vào kích thước và vị trí của ung thư đại tràng mà có các biểu hiện khác nhau.

Nên nếu mẹ bầu bị đi ngoài ra máu kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác như là sốt cao, nôn ra máu… thì cần tới gặp bác sĩ ngay.

☛ Đọc thêm: Táo bón có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Cách trị táo bón ra máu cho bà bầu bằng chế độ ăn, thay đổi lối sống

Tin tốt cho mẹ bầu là táo bón có thể khắc phục. Rất nhiều phụ nữ mang thai đã cải thiện được tình trạng này bằng việc kết hợp các phương pháp khác nhau như bổ sung chất xơ, uống nhiều nước, thay đổi lối sống tích cực… Tuy nhiên, táo bón ra máu có thể cần nhiều thời gian hơn.

Bổ sung nhiều chất xơ

Theo Hiệp hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ khuyến nghị mỗi người nên bổ sung chất xơ từ 20 – 30 gram mỗi ngày (2). Còn theo bảng Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (2007), nhu cầu chất xơ tối thiểu là 18-20 gram/ngày. Thực tế, hầu hết mọi người thường sử dụng ít hơn lượng khuyến cáo này, đặc biệt ở một vài mẹ bầu không thích ăn rau.

Vậy tại sao cần bổ sung lượng chất xơ khi bị táo bón? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, làm khối lượng của phân tăng lên, kích thích nhu động ruột để tống phân ra ngoài. Ngoài ra, nó còn tạo môi trường tốt cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi, cải thiện hệ thống tiêu hóa. Vì vậy, chất xơ là yếu tố đầu tiên cơ thể cần được cung cấp trong khi mắc chứng táo bón.

Để đảm bảo lượng chất xơ cần thiết, mẹ bầu có thể bổ sung bằng những loại thực phẩm trong chế độ ăn mỗi ngày:

  • Trái cây: Mâm xôi, chuối, táo, lê, dâu tây, cam…
  • Rau xanh: Bắp cải, bông cải xanh…
  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Các loại đậu: Đậu lăng, đậu Hà lan,…

☛ Có thể bạn quan tâm: Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Lưu ý bà bầu đừng nên lạm dụng quá nhiều, vì nguồn cung cấp chất xơ này có thể kéo theo các chất dinh dưỡng mà cơ thể chưa hấp thu được. Hoặc tác dụng phụ của chúng là gây đầy hơi, khó chịu. Do đó, cần bổ sung lượng chất xơ theo đúng khuyến cáo từ các chuyên gia.

chat xo cho ba bau

Uống nhiều nước

Những người bị táo bón, cơ thể thường không được cung cấp đủ nước. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai nhu cầu này có thể tăng lên. Uống nước ít nhất 8 cốc mỗi ngày là điều cần thiết với mẹ bầu. Cung cấp nước đầy đủ giữ cho ruột mềm và di chuyển linh hoạt hơn trong hệ thống tiêu hóa, từ đó cải thiện tình trạng táo bón.

Chia nhỏ bữa ăn

Bà bầu nên chia lượng thức ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ thay vì ba bữa chính, sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh táo bón. Việc ăn quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn gây quá tải cho dạ dày, khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động gắng sức hơn. Điều này dần dần khiến hệ thống tiêu hóa bị suy giảm chức năng.

Tập thể dục hàng ngày

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể ngăn ngừa táo bón, nhờ tăng cường hoạt động của ruột hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, thoải mái, thư giãn và tránh căng thẳng.

Phụ nữ mang thai nên cố gắng tập thể dục 3 lần một tuần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút. Có nhiều cách tập thể dục khác nhau. Mẹ có thể đi bộ trên con đường mình yêu thích, tập những bài yoga nhẹ nhàng vào buổi chiều thư giãn hoặc đạp xe cùng với những thành viên trong gia đình…

tap yoga cho ba bau

Không bổ sung quá nhiều sắt và canxi

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ra máu là việc bổ sung sắt, canxi không đúng cách. Cung cấp vitamin và khoáng chất là cần thiết trong khi mang thai nhưng phải tuân thủ theo đúng liều lượng của bác sĩ chỉ định, để đảm bảo sức khỏe nói chung và hệ đường ruột nói riêng.

Mời mẹ theo dõi video sau của bệnh viện Từ Dũ để hiểu cách bổ sung vi chất sao cho phù hợp và tránh táo bón.

Đi vệ sinh đúng cách

Việc đi tiêu là bản năng của mỗi người, ai cũng có thể thực hiện, tuy nhiên đi tiêu sao cho đúng không phải ai cũng nắm được. Điều đầu tiên cần thực hiện đó là “Mẹ bầu hãy đi khi cơ thể muốn”. Đừng trì hoãn nó quá lâu, càng lâu sẽ càng khó đi.

Mẹ có thể thử cách đi tiêu theo hướng dẫn dưới đây để cơ thể thoải mái hơn:

  • Kê dưới chân của mẹ một chiếc ghế thấp.
  • Rướn người về phía trước, càng nhiều càng tốt. Đặt khuỷu tay lên đầu gối. Giữ thẳng lưng.
  • Hít thở dài, chậm và sâu.

Với tư thế này, chắc chắn mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu.

tu the di tieu dung

Chữa táo bón ra máu bằng thuốc nhuận tràng

Nếu như việc thay đổi chế độ ăn, lối sống, thực hiện một số cách trị táo bón tại nhà không đem lại hiệu quả, thì thuốc nhuận tràng là phương pháp điều trị thứ hai cho mẹ bầu đi ngoài ra máu.

Nếu táo bón càng ngày càng nghiêm trọng, phân kèm có máu, kéo dài dai dẳng, mẹ bầu nên đi khám để được đưa ra các giải quyết hiệu quả nhất.

Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định, liều lượng của bác sĩ. Nguyên tắc chung trong điều trị táo bón bằng thuốc nhuận tràng như sau:

  • Không được tự ý sử dụng để không bị rơi vào vòng luẩn quẩn “khỏi xong lại mắc”.
  • Chỉ dùng sau khi đã cố gắng thay đổi lối sống, chế độ ăn uống… nhưng không có kết quả.
  • Uống nhiều nước trong khi điều trị bằng thuốc.

Riêng đối với mẹ bầu cần đặc biệt chú ý hơn trong khi sử dụng thuốc nhuận tràng:

  • Ưu tiên: Nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.
  • Hạn chế: Nhuận tràng làm mềm phân, nhuận tràng làm trơn.
  • Chống chỉ định: Dầu thầu dầu (nhuận tràng kích thích).

Một số thuốc nhuận tràng được kể đến, bao gồm như sau:

Thuốc nhuận tràng tạo khối (nhuận tràng cơ học)

Các chất trong nhóm thuốc nhuận tràng tạo khối như hemicellulose, cellulose… có đặc điểm không hấp thu trong ruột, hút nước làm tăng thể tích phân và tống nó ra ngoài. Với khả năng tác dụng tại chỗ, không gây tác dụng phụ nên luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong điều trị táo bón cho phụ nữ mang thai.

nhuan trang co hoc

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Vì không được hấp thu, có đặc tính thẩm thấu gây giữ nước bên trong lòng ruột nên thuốc được sử dụng để chữa táo bón cho phụ nữ mang thai. Loại thuốc này có thể sử dụng đồng thời cả dạng uống (như muối natri, sorbitol, lactullose…) và thụt trực tràng (như dung dịch glycerin 60%, dung dịch sorbitol 25%…).

Nhược điểm của thuốc nhuận tràng thẩm thấu là có thể khiến mẹ bầu cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.

Chú ý không sử dụng các chế phẩm muối natri kéo dài ở mẹ bầu bị cao huyết áp

nhuan trang tham thau

Thuốc làm mềm phân

Theo nghiên cứu khóa học, Docusate natri không gây tác dụng phụ đối với thai nhi, nên có thể sử dụng trong thai kỳ (3). Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, triệu chứng hạ Kali máu ở trẻ sơ sinh đã được báo cáo.

nhuan trang lam mem phan

Thuốc nhuận tràng làm trơn

Dầu parafin có độ nhớt cao, tác dụng chủ yếu vào ruột già giúp phân trơn hơn, dễ dàng được đào thải ra bên ngoài. Mẹ bầu có thể sử dụng an toàn vì thuốc hấp thu kém vào đường tiêu hóa. Tuy nhiên lại có tranh cãi về nguy cơ giảm hấp thu các vitamin tan trong chất béo. Do đó mẹ bầu nên thận trọng khi dùng thuốc.

Thuốc nhuận tràng kích thích

Cơ chế của những thuốc này là tăng nhu động ở ruột non (như dầu thầu dầu) hoặc ruột già (như picosulfate, bisacodyl, senna…). Trong quá trình sử dụng, mẹ bầu có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Nếu sử dụng kéo dài còn gây mất cân bằng điện giải.

Senna được chứng minh không làm tăng nguy cơ dị tật hoặc những bất lợi đến thai nhi, do đó mẹ bầu an tâm sử dụng. Nhưng không được khuyến cáo dùng thường xuyên do có thể gặp khó chịu.

Thuốc nhuận tràng Bisacodyl có thể sử dụng với lượng nhỏ vì khả năng hấp thu vào máu ít, tuy nhiên có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.

thuoc nhuan trang kich thich

Đặc biệt chống chỉ định với thuốc nhuận tràng dầu thầu dầu do làm tăng co bóp tử cung, dẫn đến tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Sức khỏe của cả mẹ và bé luôn là sự quan tâm hàng đầu của tất cả người thân trong gia đình và của cả chúng tôi. Tràng Phục Linh hi vọng với một chút chia sẻ này có thể giúp mẹ bầu yên tâm hơn về sức khỏe của mình, lựa chọn được phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng táo bón ra máu. Chúc cho mẹ tròn con vuông và cả hai luôn luôn duy trì được sức khỏe tốt.

Nguồn tham khảo

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3418980/
  • https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-poop#bloody-stool
  • http://tudu.com.vn/vn/tin-tuc-su-kien/thong-tin-thuoc/tao-bon-o-phu-nu-mang-thai/
  • (1) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11405974/
  • (2) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7241780/
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...