Tiêu chảy cấp có nguy hiểm không? Phòng và điều trị thế nào?

Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đường lây bệnh chủ yếu qua đường ăn uống, thực phẩm nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra bệnh cũng rất dễ lây lan và bùng phát thành ổ dịch lớn. Vậy tiêu chảy cấp có nguy hiểm không và cách phòng ngừa điều trị thế nào là hợp lý? Các bạn cùng tham khảo qua thông tin bài viết dưới đây.

Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến với triệu chứng tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần kèm theo các triệu chứng như nôn, mất nước, rối loạn điện giải… Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Một số nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp như:

1. Do nhiễm virus

Theo thống kê ở các nước đang phát triển, có đến 80% trường hợp viêm ruột là do các loại virus gây tiêu chảy như: Rotavirus, Norwalk, cytomegalovirus và Hepatitis. Và nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp ở trẻ em là  tiêu chảy do Rotavirus, ở người lớn là Norovirus.

2. Do vi khuẩn và ký sinh trùng

Vi khuẩn và kí sinh trùng thường gặp ở thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Bệnh thường gặp ở những nước đang phát triển và tỉ lệ mắc vào mùa hè khá cao. Một số vi khuẩn gây bệnh bao gồm: E.coli, Shigella, Tả, Campylobacter Jejuni , Cryptosporidium, amip …

3. Do tác dụng phụ của thuốc

Có nhiều loại thuốc tây y như kháng sinh gây tiêu chảy. Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn, gây loạn khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, hiện tượng tiêu chảy có thể dừng khi bạn ngưng uống thuốc. Ngoài thuốc kháng sinh còn có một số loại thuốc khác gây tiêu chảy như thuốc ung thư và thuốc kháng axit có magie.

4. Do không dung nạp Lactose

Chứng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose (đường sữa). Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Những người gặp vấn đề trong việc tiêu hóa đường sữa sau khi ăn các sản phẩm từ sữa, không dung nạp lactose có thể tăng dần theo thời gian vì mức độ enzyme giúp tiêu hóa đường sữa bị giảm từ trước đó.

5. Do mắc bệnh lý

Một số bệnh lý về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp hoặc một số bệnh lý như đái tháo đường, cường giáp cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp.

Dấu hiệu của tiêu chảy cấp thường gặp

Tiêu chảy cấp thường khởi bệnh đột ngột, dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của tiêu chảy cấp mà người bệnh dễ quan sát và nhận diện:

Triệu chứng đại tiện

Đầu tiên là dấu hiệu về đại tiện, người bệnh tiêu chảy cấp thường:

  • Mới đầu đại tiện phân bình thường sau đó lỏng nát, toàn nước
  • Nước phân màu trắng đục như nước vo gạo hoặc nước canh đậu, có thể kèm theo những hạt trắng lổn nhổn.
  • Nếu phân lỏng toàn nước đục nhiều, không kèm theo sốt và đau bụng thì có thể bị nhiễm vi khuẩn tả Vibiro cholerae.
  • Nếu triệu chứng phân lỏng kèm theo lẫn máu là dấu hiệu của viêm đại tràng nặng do các vi khuẩn xâm nhập như Shigella, Salmonella, E.coli…
  • Nếu đi ngoài phân lỏng có lẫn máu và kèm theo sốt cao trên 38 độ có thể là dấu hiệu hội chứng lị
  • Phân có mùi tanh hôi khó chịu
  • Số lần đại tiện tăng lên trong ngày, có thể vài lần đến vài chục lần.

Triệu chứng nôn

  • Dấu hiệu nôn thường sau khi đi tiêu chảy, sau vài giờ đại tiện và nôn liên tục, lúc đầu là nước và thức ăn, sau giống như nước phân.
  • Nếu nguyên nhân tiêu chảy do độc tố, vi khuẩn thường triệu chứng tiêu chảy khởi phát từ 2 – 7 giờ sau khi ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Dấu hiệu chủ yếu là nôn, tiêu chảy không nặng đôi khi kèm theo đau quặn bụng và không sốt.
  • Nếu viêm ruột do virus (Chủng Rota hoặc Nowalk) thường dấu hiệu chính là nôn kèm đau quặn bụng, tiêu chảy, sốt nhẹ đôi khi kèm đau đầu, đau mỏi người, sổ mũi, ho. Những triệu chứng này thường giảm dần sau 2 – 3 ngày.

Dấu hiệu mất nước

Các dấu hiệu nôn sau tiêu chảy lúc đầu là nước và thức ăn, sau giống như nước phân nhiều, nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn điện giải. Sau vài giờ người bệnh dẫn đến sốc do giảm khối lượng máu lưu hành: mặt hốc hác, mắt trũng, má lõm, môi khô, da nhăn nheo, xanh tím, hạ nhiệt độ, tụt huyết áp, mạch nhanh,… Nếu không được điều trị bệnh nhân sẽ chết vì sốc không hồi phục, vì suy thận, nhiễm toan hoặc ngừng tim. Ở người lớn, tình trạng mất nước thường nhẹ hơn so với trẻ em.

Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm thế nào?

Bệnh tiêu chảy cấp có thể dẫn đến những biến chứng dưới đây:

Mất nước

Mất nước là biến chứng hay gặp nhất. Tình trạng mất nước dễ xảy ra nếu đi tiêu chảy nhiều, nước và muối mất theo phân, hay khi nôn mà không được bù đủ dịch. Nếu người bệnh tiêu chảy uống bù dịch thì mất nước không hay xảy ra, hoặc mất nước chỉ ở mức độ nhẹ sẽ phục hồi sớm khi uống.

Ngoài ra, nếu tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến tụt huyết áp làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan duy trì sự sống. Một số người bị mất nước nặng cần đến viện truyền dịch tĩnh mạch.

Ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý quan sát để nhận diện tình trạng mất nước nặng để được xử trí và điều trị kịp thời nếu không sẽ nhanh chóng dẫn đến sốc do giảm khối lượng tuần hoàn và tử vong.Trẻ bị mất nước nặng khi có ít nhất hai trong số các dấu hiệu như: li bì hôn mê, mắt trũng, không thể uống hoặc uống kém, véo da vùng bụng hoặc đùi của trẻ, nếp véo da mất chậm (≥ 2 giây).

Suy thận cấp

Như đã nói ở trên, mất nước trầm trọng có thể gây giảm lưu lượng máu đến các cơ quan duy trì sự sống. Nếu mất nước không được điều trị kịp thời có thể xuất hiện suy thận. Tình trạng mất nước, suy kiệt, tụt huyết áp này sẽ dẫn tới tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

Suy dinh dưỡng

Tiêu chảy, nôn mửa kéo dài khiến người bệnh dễ đối mặt với tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Nhất là ở trẻ em, khi tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Bởi trong quá trình bị tiêu chảy, bé mệt mỏi, kém ăn, biếng ăn, chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, đường tiêu hóa trẻ đang bị tổn thương do tiêu chảy khiến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém, dễ thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, nếu cha mẹ chỉ kiêng khem mà không chú trọng bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ dễ khiến trẻ ngày càng suy kiệt, làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy và dễ gặp các biến chứng nguy hiểm khác.

Không dung nạp Lactose

Không dung nạp lactose có thể xảy ra sau một thời gian tiêu chảy nhiễm trùng. Sau thời gian tiêu chảy kéo dài, đường ruột có thể bị “phá hủy” dẫn tới thiếu một enzyme có tên là lactase mà enzyme này cần thiết để giúp cơ thể tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Tình trạng không dung nạp lactose dẫn đến chướng bụng, đau bụng và đi ngoài mỗi khi uống sữa.Biến chứng này dễ gặp ở trẻ em.

Huyết tán tăng ure máu

Đây là biến chứng hiếm gặp và thường kết hợp với tiêu chảy nhiễm trùng do một số loại E.coli. Huyết tán tăng ure là biến chứng nguy hiểm, gây ra thiếu máu, số lượng tiểu cầu trong máu thấp và suy thận. Biến chứng này thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời phần lớn phục hồi tốt.

☛ Tham khảo thêm tại: Tiêu chảy cấp có lây được không?

Điều trị tiêu chảy cấp thế nào?

Sử dụng thuốc

1. Dung dịch bù nước và điện giải

Khi bị tiêu chảy cấp, việc đầu tiên người bệnh cần làm là dùng dung dịch bù nước và điện giải Oresol và Hydrit để điều trị bù nước, điện giải tránh các rối loạn do mất nước, mất điện giải gây ra. Tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh nên pha đúng theo hướng dẫn trên bao bì sẽ giúp bù nước hiệu quả và ít gặp phải tác dụng phụ.

2. Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột

Thuốc diosmectite (Smecta) khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tạo thành lớp màng mỏng bảo vệ và bao phủ niêm mạc ruột, giúp hấp thụ nước, hơi và ngăn không cho các tác nhân gây tiêu chảy như các chất độc, vi khuẩn, virus bám vào niêm mạc ống tiêu hóa. Từ đó giúp tăng nhanh quá trình hồi phục, cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy.

3. Thuốc cầm tiêu chảy

Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide (Imodium) thường được sử dụng trong trường hợp tiêu chảy câp bởi thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hóa, giảm nước trong phân và giúp tăng kích thước cho phân thành khuôn, giảm số lần đi ngoài.

Lưu ý: Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide chỉ điều trị triệu chứng chứ không giải quyết được nguyên nhân gây tiêu chảy. Ngoài ra, Loperamide chỉ dùng cho người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi, nên sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Thuốc làm giảm nhu động ruột

Thuốc làm giảm nhu động ruột có tác dụng giảm sự co bóp của ruột giúp nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn, tăng sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột vì vậy giúp làm tăng độ đặc của phân.

Lưu ý: Không dùng loại dung dịch cho trẻ dưới 2 tuổi và loại thuốc viên cho trẻ dưới 8 tuổi. Cẩn thận khi sử dụng cho người suy gan, phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

5. Thuốc kháng tiết ở ruột non

Thuốc kháng tiết ở ruột non có tác dụng ức chế men encephalinase làm ức chế tiết ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm nhưng không làm giảm dịch tiết cơ bản khác. Nhóm thuốc này hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa sau khi uống 1 giờ, tác dụng của thuốc kéo dài khoảng 8 giờ. Tuy nhiên, thận trong khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Chế độ ăn uống sinh hoạt

1. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Khi tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều, cơ thể sẽ không chỉ mất nước mà còn mất chất điện giải, khoáng chất, đây là những yếu tố quan trọng cho hoạt động của cơ thể. Chính vì vậy, bạn cần phải bù đắp lại những gì bị mất bằng cách bổ sung thật nhiều nước, có thể bổ sung thêm trà, nước ép trái cây, nên uống thành những ngụm nhỏ và uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày để bù lại sự mất nước khi tiêu chảy.

Uống đủ nước mỗi ngày

2. Sữa chua

Bổ sung sữa chua là một trong những lựa chọn tuyệt vời vì sữa chua có thể tạo ra axit lactic trong ruột, từ đó giúp sản xuất nhiều hơn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn và tiêu diệt các vi khuẩn xấu giúp bạn nhanh lành bệnh. Lưu ý, bạn nên ăn sữa chua trước khi uống thuốc là tốt nhất.

3. Uống trà

Từ lâu, trà hoa cúc thường được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, viêm loét, tiêu chảy và viêm dạ dày. Chất tannin trong trà hoa cúc có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt. Vì vậy, đây là một trong những cách tự nhiên hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy mà người bệnh không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, trà hoa cúc cũng có đặc tính chống co thắt. Bạn có thể nhâm nhi trà hoa cúc mỗi ngày cũng giúp thuyên giảm dấu hiệu tiêu chảy đáng kể.

4. Tránh xa một số loại thức ăn

Một số loại thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy ngày càng trầm trọng hơn như phô mai, cà phê, sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Ngoài ra, tiêu thụ những sản phẩm có đường khiến các triệu chứng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, uống một số loại nước ép trái cây như nước ép táo và nước ép mận không thêm đường được coi là sự lựa chọn thông minh cho những bệnh nhân bị tiêu chảy.

5. Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm ngũ cốc, gạo nấu chín, bột sắn sẽ giúp dạ dày nhẹ bớt và hạn chế triệu chứng tiêu chảy.

Xem thêm: Tiêu chảy cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi

Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp lây truyền chủ yếu do vệ sinh, vật chủng trung gian gian, chuột… Vậy, để phòng ngừa tiêu chảy cấp bạn cần thực hiện nghiêm túc các vấn đề dưới đây:

Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân

  • Vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh
  • Nên bố trí nhà vệ sinh hợp lý, sạch sẽ, không phóng uế bừa bãi. Khi gia đình có người mắc tiêu chảy nên rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.
  • Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn, không vứt rác thải xuống ao hồ, kênh rạch

Vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.
  • Nên ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm…
  • Không tưới rau bằng phân tươi
  • Không nên ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là các món tái, sống như mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm không và một số cách phòng ngừa. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể đặt câu hỏi cuối bài viết hoặc gọi trực tiếp đến số 1800.1506. Quan trọng, khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp cần nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-tieu-chay-cap-dung-sao-cho-dung-169176192.htm

 

Cập nhật lúc: 29/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...