Tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ - Những điều cần chú ý
Tiêu chảy là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở trẻ em – nó đã cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu trẻ em vào năm 2017. Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 2 tuổi. Theo thống kê tại Việt Nam, cứ 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì có 1 trường hợp là do virus Rota gây ra. Trong đó, tỷ lệ mắc cao nhất là ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi. Vậy Rotavirus là gì và có cách nào để khắc phục cũng như phòng tránh, bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Rotavirus là gì?
Virus Rota là một chi của vi rút RNA kép trong họ Reoviridae, nó là một trong số các loại vi rút gây nhiễm trùng thường được gọi là cúm dạ dày, mặc dù không có liên quan đến cúm. Rotavirus là một loại vi rút rất dễ lây lan gây tiêu chảy. Trước khi vắc-xin được phát triển, hầu hết trẻ em đã bị nhiễm vi-rút ít nhất một lần trong đời.
Khả năng lây nhiễm của virus Rota
Virus Rota có khả năng sống bền bỉ và lây nhiễm rất mạnh. Nó có thể tồn tại vài ngày trên các bề mặt cứng như sàn nhà, tay nắm cửa, đồ chơi, các vật dụng trong gia đình và trên con người vài giờ đồng hồ.
Virus Rota có thể thải ra môi trường bên ngoài qua đường bài tiết phân. Chính vì vậy, nếu người bệnh không giữ vệ sinh, phân không được xử lý đúng cách, virus sẽ dễ phát tán ra ngoài môi trường, tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan trên diện rộng và bùng phát dịch.
Đối với trẻ nhỏ rất cần được chăm sóc và đảm bảo vệ sinh, người chăm sóc trẻ nhỏ sau khi thay tã, vệ sinh cho bé, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không vệ sinh tay cẩn thận cũng là một trong những nguyên nhân gây lây lan virus Rota.
Sử dụng chung đồ cá nhân với người bị nhiễm Virus Rota sẽ dễ bị mắc bệnh. Nhất là ở trẻ em, khi dùng chung bình sữa với trẻ khác đang mắc tiêu chảy virus Rota thì nguy cơ bị mắc bệnh rất cao.
Một số trường hợp tiêu chảy do virus Rota do lây nhiễm từ các loại vật nuôi trong gia đình như: ôm ấp, vuốt ve những con vật nuôi có nguồn lây nhiễm sẽ dễ mắc chứng tiêu chảy. Nhất là trẻ em dưới 1 tuổi, dễ có nguy cơ bị lây nhiễm nhất bởi trẻ thường có thói quen tiếp xúc các đồ vật, con vật bằng tay và có thói quen đưa tay lên mắt mũi miệng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy do Rotavirus
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc virus Rota ở trẻ cha mẹ nên lưu ý:
- Người chế biến thức ăn cho trẻ tay bị nhiễm bệnh, vệ sinh không sạch sẽ, dụng cụ chế biến thức ăn nhiễm bệnh, không đảm bảo vệ sinh.
- Không có thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cho trẻ và người chăm sóc trẻ.
- Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, hệ miễn dịch non yếu.
- Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc tiêu chảy cao hơn nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.
- Nguồn nước sinh hoạt, ăn uống bị ô nhiễm, uống nước không đun sôi hoặc đun sôi để lâu.
- Bảo quản thực phẩm không đảm bảo, cho trẻ ăn thức ăn để lâu trong nhiệt độ phòng, thức ăn bảo quản lâu trong tủ lạnh, thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.
- Các chất thải nhiễm bệnh không được xử lý đúng cách, dễ phát tán, lây nhiễm xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy Rotavirus ở trẻ
Các triệu chứng thường phát triển sau 2 ngày kể từ khi nhiễm Rotavirus. Về cơ bản, trẻ bị tiêu chảy do nhiễm virus Rota có triệu chứng tương tự như bị tiêu chảy thông thường, cụ thể:
Sốt
Sốt thường là triệu chứng phổ biến đầu tiên khi bị nhiễm Rotavirus. Trẻ sốt thường dưới 38 độ và kèm theo ho, đâu bụng, chảy nước mũi.
Tiêu chảy nhiều lần
Virus Rota là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp. Triệu chứng đặc trưng nhất ở trẻ là đi ngoài nhiều lần trong ngày và kéo dài tầm 4 đến 8 ngày. Phân lỏng, tóe nước, phân có thể có màu xanh, đờm nhớt và không có máu. Trường hợp nghiêm trọng trẻ tiêu chảy kéo dài trên 20 lần/ ngày dễ dẫn đến mất nước và nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Nôn mửa
Dấu hiệu nôn mửa thường xuất hiện trước tiêu chảy khoảng 6 – 12 giờ và nghiêm trọng hơn sau khi ăn. Đặc biệt, trẻ sẽ nôn rất nhiều và khó chịu chứ không như trẻ nôn ói đơn thuần. Hiện tượng nôn bắt đầu giảm khi trẻ bắt đầu xuất hiện tiêu chảy.
Mất nước
Khi tiểu chảy quá nhiều kèm nôn mửa không được xử lý kịp thời, trẻ dễ bị mất nước và điện giải nghiêm trọng. Biểu hiện nhận biết rõ nhất mất nước ở trẻ là khát nước, môi, lưỡi và da cũng khô, tiểu ít… Khi trẻ xuất hiện dấu hiệu này, cha mẹ cần kịp thời bổ sung nước và chất điện giải bởi nó có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Cha mẹ hãy chú ý quan sát và đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu dưới đây:
- Số lần tiêu chảy tăng lên, trong phân có thể dính máu
- Tình trạng nôn mửa liên tục chưa có dấu hiệu chấm dứt
- Sốt cao trên 39 độ
- Trẻ liên tục đòi uống nước
- Trẻ không bú, ăn kém
- Người mệt lả, mắt lờ đờ khó chịu
- Sau 2 ngày điều trị tiêu chảy tại nhà không có tiến triển.
☛ Xem thêm: Bé bị đi ngoài nhiều lần có nguy hiểm không?
Để đánh giá mức độ mất nước của trẻ khi bị tiêu chảy do Rotavirus
Mất nước và điện giải là biến chứng nặng dễ gặp khi bị tiêu chảy do Rotavirus và là lý do chủ yếu có thể làm trẻ tử vong. Do đó khi bé bị tiêu chảy do virus Rota, cha mẹ cần quan sát để đánh giá được tình trạng mất nước qua các dấu hiệu sau đây:
Dấu hiệu khát nước:
Cho trẻ uống nước bằng cốc hoặc thìa để đánh giá mức độ mất nước:
- Nếu trẻ uống nước bình thường, trẻ không thích uống nước hoặc từ chối uống nước khi cho trẻ uống thì trẻ chưa có biểu hiện mất nước.
- Nếu trẻ khát nước, thèm nước háo hức uống nước, vồ vập lấy cốc nước hoặc thìa nước. Khi ngừng cho trẻ uống nước, trẻ khóc thì có thể trẻ có biểu hiện mất nước vừa.
- Trẻ có thể không uống hoặc uống kém do li bì mệt mỏi là biểu hiện mất nước nặng.
Quan sát da của trẻ:
- Đánh giá mức độ mất nước qua độ chun giãn của da trẻ bằng cách véo vào da của trẻ vùng bụng theo chiều dọc cơ thể và thả tay ra. Nếu nếp véo da bình thường trở lại khá nhanh ( dưới 2 giây) thì trẻ không bị mất nước hoặc mất nước nhẹ.
- Nếu nếp véo da trở lại bình thường chậm hoặc rất chậm ( trên 2 giây) thì trẻ bị mất nước rất nặng.
Một số biểu hiện khác:
- Quan sát dấu hiệu mắt trẻ: trẻ khóc có ra nước mắt không, nếu trẻ khóc to mà không có nước mắt là trẻ bị mất nước mức độ trung bình. Mắt trẻ có bị trũng hơn bình thường không?
- Miệng lưỡi trẻ có khô không, nếu lưỡi trẻ khô là có dấu hiệu mất nước
- Thóp trẻ có trũng hơn bình thường không, nếu thóp trũng là trẻ đang bị mất nước
- Ngoài ra, nếu trẻ mất nước thường có dấu hiệu mệt lả, li bì, khóc nhiều, thở gấp…
Hướng dẫn chăm sóc bé bị tiêu chảy do Rotavirus
Bù nước
Với trẻ bị tiêu chảy do Rota virus quan trọng nhất là bù nước, bù điện giải tốt nhất là bằng nước oresol. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý pha vào nước theo đúng tỉ lệ quy định, không nên pha loãng quá hay đặc quá vì sẽ gây rối loạn điện giải và khiến tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn.
Nếu trẻ khó uống, có thể đút từng thìa oserol một cho trẻ, 2 phút một lần, không nên cho bé tu hoặc uống liên tục. Nếu trẻ uống bị nôn thì nên dừng lại 10 phút và cho trẻ uống lại từng chút một.
- Trẻ dưới 2 tuổi: uống 50 – 100 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ từ 2 – 10 tuổi: uống 100 – 200 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ trên 10 tuổi: uống oresol đến hết khát sau mỗi lần đi ngoài
Sau khi trẻ được bù đủ nước, trẻ sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da, môi tươi tắn, đỡ khô hơn. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần bù nước cho đến khi tình trạng đi tiêu cải thiện, phân sệt và đi tiêu dưới 3 lần/ ngày.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, không nên kiêng cữ quá sẽ khiến trẻ thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân, suy dinh dưỡng, tình trạng tiêu chảy lâu cải thiện. Chính vì vậy, trẻ cần đảm bảo dinh dưỡng bằng cách:
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Tăng cường cho trẻ bú mẹ bởi sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng khi trẻ bị tiêu chảy vì trong sữa mẹ đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu trẻ uống sữa mà bị tiêu chảy nhiều thì nên dùng loại không có lactose. Sau khi hết tiêu chảy, trẻ sẽ uống lại sữa đã uống trước khi bệnh.
Với trẻ trên 6 tháng tuổi:
- Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa: súp, cháo, sữa…
- Thực phẩm nấu cho trẻ cần nấu kỹ, đảm bảo vệ sinh, ăn ngay sau khi nấu
- Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều đường, ít dinh dưỡng và nhiều chất xơ, khó tiêu hóa như ngô, đỗ nguyên hạt, rau cần, măng…
- Tránh cho trẻ ăn các loại lá, quả chát có nhiều chất tanin như lá nhọ nồi, lá ổi xanh, quả ổi xanh, quả hồng xiêm xanh… Chất tanin giúp làm săn màng ruột, có thể trẻ cầm tiêu chảy ngay tức. Tuy nhiên, cách điều trị này có thể gây hại cho trẻ bởi hiện tượng cẩm tiêu chảy chỉ là giả tạo, không thể trị được nguyên nhân tận gốc gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… nên có thể khiến bệnh kéo dài hơn, thậm chí bệnh còn nặng hơn.
☛ Xem thêm: Cách chăm sóc bé bị tiêu chảy
Khi nào trẻ cần truyền dịch?
Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus cần truyền dịch khi trẻ đi ngoài, nôn ói quá nhiều, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da nhăn nheo. Tuy nhiên cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để đảm bảo an toàn.
Có nhiều trẻ dưới 1 tuổi đưa đến viện trong tình trạng mất nước nặng và bác sĩ cho truyền dịch. Vì trẻ quá bé nên trong lúc truyền có thể dây bị tuột, trẻ quấy khóc, khó chịu, cha mẹ sót con, tự ý không cho truyền nữa. Điều này khiến trẻ mất nước, điện giải quá nhiều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Xem thêm: Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phải làm gì?
Biện pháp phòng ngừa Rotavirus cho trẻ
Không có loại thuốc nào có thể tiêu diệt virus Rota, để phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng.
Trẻ có thể nhiễm Rotavirus qua đường ăn uống, cầm nắm đồ vật nhiễm bẩn. Chính vì vậy, nên giữ vệ sinh tay chân, đồ vật sạch sẽ là biện pháp cơ bản phòng ngừa bệnh. Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, bỏ thói quen cầm nắm đồ vật, đồ chơi cho vào miệng.
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, bởi bú mẹ giúp giảm nguy cơ mắc dị ứng sớm và tăng sức đề kháng chống lại và giảm bớt các đợt nhiễm trùng. Nếu mẹ không đủ sữa, có thể cho trẻ ăn dặm sớm tuy nhiên cần đảm bảo thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và hợp vệ sinh.
Cha mẹ cần cân bằng khẩu phần ăn uống của con, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để bé có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.
Tiêu chảy do virus Rota rất dễ mắc ở trẻ và nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa cho trẻ bằng cách tiêm phòng, duy trù chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh quanh mình sạch sẽ. Chúc bạn và bé nhiều sức khỏe.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
- Đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi là bệnh gì? Cách cải thiện!
- Bị đau bụng đi ngoài có uống sữa được không?
- Đau bụng đi ngoài có phải Covid? Cách phân biệt?
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất
Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp
Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với
Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn
Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều