Nhận diện triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp với tỉ lệ mắc từ 6 đến 18% trên toàn thế giới. Liệu bạn đang gặp các rắc rối về tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy,… và băn khoăn có phải mình đã mắc hội chứng này? Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng ruột kích thích qua bài viết sau đây!

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable Bowel Syndrome) còn được gọi là bệnh đại tràng mạn tính, bệnh đại tràng co thắt. Đây là hội chứng liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của ruột già, bao gồm một nhóm các triệu chứng đường ruột xuất hiện cùng nhau, đặc trưng bởi đau bụng và thay đổi thói quen đi ngoài.

Tuy IBS là bệnh lành tính nhưng có thể ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và đòi hỏi phải kiểm soát về lâu dài.

ruot-kich-thich-la-gi

➤ Xem thêm: Chi tiết các nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Nhận diện triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích

Mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc các triệu chứng thuộc hội chứng ruột kích thích có thể không giống nhau ở từng người. Tuy nhiên, các triệu chứng thường diễn ra ít nhất 3 ngày mỗi tháng và kéo dài trong ít nhất 3 tháng.

Một số triệu chứng đặc trưng mà người mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp bao gồm:

Đau bụng

Đây là triệu chứng phổ biến nhất và cũng là yếu tố chìa khóa trong chẩn đoán hội chứng ruột kích thích.

Bình thường, hoạt động của ruột được kiểm soát bởi các hormone, thần kinh và các tín hiệu do lợi khuẩn đường tiêu hóa tiết ra. Trong hội chứng ruột kích thích, các tín hiệu này bị rối loạn dẫn đến mất phối hợp hoạt động của các cơ tiêu hóa và gây ra tình trạng đau bụng.

Đau bụng có tính chất lan tỏa và không có điểm đau cụ thể. Tuy nhiên, đau thường gặp ở vùng bụng dưới, nhất là đau bụng dưới trái (vị trí của đại tràng), hoặc toàn bộ vùng bụng, hiếm khi chỉ đau vùng bụng trên.

Các cơn đau thường khởi phát sau khi ăn và giảm sau khi bạn đi đại tiện hoặc trung tiện. Bệnh nhân của hội chứng ruột kích thích thường gặp cơn đau âm ỉ, mạn tính, tuy nhiên cũng có thể xảy ra tình trạng đau cấp tính, đau quặn bụng.

Ngoài ra, đau bụng trong IBS đặc trưng bởi các cơn đau hàng tuần trong vòng 3 tháng và sau đó sẽ tái phát trong ít nhất 6 tháng tiếp theo kết hợp giảm đau sau khi đi ngoài, thay đổi tần suất đi ngoài.

Đầy hơi, chướng bụng

Khi mắc hội chứng ruột kích thích, quá trình tiêu hóa bị rối loạn sẽ sinh ra nhiều khí trong ruột khiến người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng.

Đây được coi là một trong các triệu chứng khó chịu và dai dẳng nhất mà nhiều bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích gặp phải, đặc biệt ở phụ nữ.

day-hoi-chuong-bung

Mô tả triệu chứng này, nhiều người bệnh chia sẻ: bụng của họ trông rất bình thường vào buổi sáng nhưng ngày càng phình to hơn trong ngày.
Bạn có thể nhận thấy rõ tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn. Tuy nhiên, triệu chứng thường có xu hướng giảm khi bệnh nhân nằm xuống hoặc vào ban đêm sau khi ngủ.

Tiêu chảy

Khi mắc IBS, bạn có thể bị chủ yếu là tiêu chảy hoặc bị táo bón chủ yếu hoặc cả tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Trong đó, tiêu chảy chủ yếu là triệu chứng phổ biến, chiếm 1/3 số bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.

Theo một nghiên cứu, những người bị tiêu chảy khi mắc hội chứng ruột kích thích trung bình đi đại tiện 12 lần mỗi tuần – nhiều gấp đôi so với người bình thường.

Ngoài ra, người bệnh bị hội chứng ruột kích thích nhưng thiên chủ yếu về tiêu chảy thường có phân lỏng, nát đôi khi lẫn chất nhầy tuy nhiên không bao giờ thấy máu lẫn theo phân.

Nhu động ruột tăng nhanh làm rút ngắn thời gian lưu phân tại ruột, giảm sự hấp thụ nước trong phân, dẫn đến tình trạng phân lỏng đặc trưng của tiêu chảy và người bệnh muốn đi đại tiện ngay lập tức. Điều này khiến rất nhiều người bệnh ngại, thậm chí trốn tránh các tình huống xã hội do lo sợ bị tiêu chảy đột ngột.

☛ Xem chi tiết: Tiêu chảy đi ngoài nhiều lần phải làm sao?

Táo bón

Theo số liệu thống kê, táo bón là triệu chứng phổ biến nhất của IBS, ảnh hưởng tới một nửa số bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích này.

Khi bị táo bón, bệnh nhân sẽ đi đại tiện rất ít (dưới 3 lần một tuần) với đặc điểm phân rắn có thể lẫn nhầy.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón là do sự thay đổi tín hiệu giữa não và ruột làm tăng hoặc giảm nhu động ruột. Khi nhu động ruột chậm lại, thời gian phân lưu lại trong ruột sẽ tăng. Thời gian lưu lại ruột càng lâu, càng khiến phân bị mất nhiều nước do bị ruột hấp thụ. Điều này khiến phân trở nên ngày càng rắn và bạn sẽ rất khó đi đại tiện.

Tuy nhiên, cần phân biệt giữa táo bón thông thường với táo bón do hội chứng ruột kích thích.

tao-bon

Điểm khác biệt đặc trưng đó là: Táo bón do hội chứng ruột kích thích thường đi kèm với đau bụng và tình trạng đau sẽ giảm sau khi đi đại tiện được. Trong khi đó, bệnh nhân thường không gặp tình trạng đau bụng này đối với táo bón thông thường.

Ngoài ra, bệnh nhân bị táo bón do hội chứng ruột kích thích thường rất khó chịu do có cảm giác chưa tống hơi hết khi đi ngoài (đại tiện không hoàn toàn).

☛ Có thể bạn quan tâm: Hỏi đáp chuyên gia: Táo bón hơn 2 tuần chưa khỏi nên làm gì?

Tiêu chảy và táo bón xen kẽ

Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng đây cũng là một triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích, có thể xảy ra ở 20% bệnh nhân.

Triệu chứng tiêu chảy và táo bón xen kẽ thường liên quan đến chứng đau bụng mạn tính. So với các triệu chứng thiên về tiêu chảy hay táo bón, các bệnh nhân bị tiêu chảy và táo bón kết hợp có xu hướng nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng thường xuyên xuất hiện và dữ dội khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.

Bạn có thể bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí trải nghiệm hai thái cực trái ngược này trong cùng 1 ngày.

Triệu chứng này có mức độ thường khác nhau khá nhiều giữa những bệnh nhân khác nhau. Do đó, cần một phương pháp điều trị riêng cho từng bệnh nhân bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ, việc theo dõi điều trị cũng cần sát sao hơn.

Các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích

Mệt mỏi, mất ngủ

Đây là tình trạng mà tới 50% số bệnh nhân của hội chứng ruột kích thích gặp phải.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: hội chứng ruột kích thích có thể làm người bệnh giảm khả năng chịu đựng áp lực. Điều này dẫn đến việc bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động, làm việc. Thậm chí là giảm các hoạt động giải trí, tương tác xã hội.

met-moi-tram-cam

Bên cạnh đó, hội chứng ruột kích thích cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến người bệnh mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.

Mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém khiến người bệnh thấy chán nản, bất ổn vào buổi sáng khi thức dậy và làm tình trạng mệt mỏi càng thêm nghiêm trọng.

Đặc biệt, giấc ngủ kém là một dấu hiệu đáng lưu ý, báo hiệu các triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng hơn vào ngày hôm sau.

Trầm cảm

Lo lắng, trầm cảm là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hay chính do sống chung với IBS khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng lo lắng, trầm cảm? Đây vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ mà các nhà khoa học chưa thể xác định đáp án chính xác.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra nguy cơ những người mắc IBS gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm cao hơn tới 70% so với người bình thường.

Có thể nói, hội chứng ruột kích thích như một vòng tròn luẩn quẩn. Trong đó, các triệu chứng tiêu hóa làm tăng cảm giác lo lắng, trầm cảm và ngược lại, lo lắng, trầm cảm lại là ngòi châm kích thích làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng tiêu hóa.

Ngoài các triệu chứng trên, hội chứng ruột kích thích còn có một số triệu chứng khác như buồn nôn, tim đập nhanh, chóng mặt, rối loạn tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt,…

tieu-chay-ket-hop-tao-bon

*** Clip sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Hội chứng ruột kích thích có biến chứng không?

Hội chứng ruột kích thích không phải bệnh quá nguy hiểm hay làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, như đã đề cập, táo bón và tiêu chảy là các triệu chứng rất phổ biến của căn bệnh này. Với tình trạng tiêu chảy và táo bón kéo dài, người bệnh rất có thể sẽ mắc bệnh trĩ trong tương lai.

Ngoài ra, người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích cũng thường gặp nguy cơ mất nước, đặc biệt nếu bị tiêu chảy mạn tính mà không được bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải.

Bệnh nhân IBS cũng có thể gặp các vấn đề về dinh dưỡng do phải tránh ăn một số thực phẩm làm kích thích tình trạng bệnh.

Đặc biệt, những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích sẽ phải đối mặt với chất lượng cuộc sống kém hẳn so với bình thường hoặc các vấn đề về tâm lý do phải chịu đựng thường xuyên các triệu chứng khó chịu.

Ai dễ mắc hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích là một căn bệnh thường gặp, tuy nhiên hội chứng này đặc biệt dễ mắc hơn ở một số đối tượng bao gồm:

  • Người trẻ: Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở người dưới năm 50 tuổi, nhất là trong khoảng độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi.
  • Nữ giới: Theo thống kê, nữ giới mắc phải hội chứng này nhiều hơn (khoảng gấp đôi) so với nam giới. Liệu pháp hormon Estrogen trước hoặc sau mãn kinh cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Lo lắng, stress: Lo lắng, trầm cảm hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần khác có thể làm tăng nguy cơ mắc IBS. Do đó, những người hay gặp áp lực trong cuộc sống hoặc làm việc thiên về trí óc như công chức, học sinh,… thường hay bị hội chứng ruột kích thích hơn, thành thị có tỉ lệ mắc nhiều hơn so với nông thôn.

Nên làm gì khi nghi ngờ mắc hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải kiểm soát về lâu dài. Một số trường hợp, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách quản lý chế độ sinh hoạt, ăn uống và biết cách giải tỏa stress. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn đòi hỏi phải dùng thuốc và tư vấn từ bác sĩ.

Trong trường hợp xảy ra các tình trạng như sụt cân, phân lẫn máu hoặc phân đen, thấy khối bất thường ở bụng, niêm mạc nhợt, hay chóng mặt, khó nuốt… cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được khám và điều trị kịp thời.

che-do-sinh-hoat-hop-ly

Đặc biệt, nếu nghi ngờ mình đang mắc hội chứng ruột kích thích, bạn nên thực hiện ghi lại các thực phẩm đã sử dụng và các triệu chứng gặp phải. Các thông tin này sẽ vô cùng hữu ích trong việc chẩn đoán và kiểm soát tình trạng bệnh.

Lưu ý, các triệu chứng trên của IBS cũng có thể gặp ở một số bệnh tiêu hóa tương tự khác. Vì vậy, nếu các triệu chứng này đang gây nên những phiền toái không nhỏ đến cuộc sống của bạn, hãy liên hệ với các cơ sở y tế để được xác định chính xác vấn đề mình đang gặp phải.

☛ Tìm hiểu thêm: Các bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả bất ngờ

Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp cho hội chứng ruột kích thích

Như đã nói ở trên, việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, việc sử dụng các thuốc điều trị là cần thiết trong việc kiểm soát hội chứng ruột kích thích.

Tuy nhiên, sự thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể không hiệu quả nếu tình trạng nghiêm trọng.

Việc sử dụng thuốc điều trị bừa bãi lại có thể khiến lợi khuẩn tiêu hóa bị tiêu diệt khiến hệ tiêu hóa suy yếu và dễ bị tấn công bởi các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus,…. Bên cạnh đó, các thuốc điều trị IBS hầu như chỉ dừng lại ở việc điều trị triệu chứng chứ không loại bỏ bệnh tận gốc khiến bệnh dễ tái phát và bệnh nhân phải dùng thuốc nhiều lần.

Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm đầu tiên trên thị trường hướng tới ổn định thần kinh đại tràng và giảm co thắt – là các yếu tố quan trọng hàng đầu để ổn định tình trạng bệnh.

Các thành phần trong sản phẩm đều là dược liệu có tác dụng giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa như:

  • Bạch phục linh: có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng.
  • Bạch truật: giúp cầm nhanh tiêu chảy, táo bón, điều hòa nhu động ruột.
  • ImmuneGamma: giúp tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa, nhằm ngăn ngừa tái phát bệnh một cách hiệu quả.

Xem chi tiết thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY

Hội chứng ruột kích thích tuy lành tính nhưng nếu phải đối mặt thường xuyên chắc chắn căn bệnh này sẽ gây ra những rắc rối không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng của IBS đều khá dễ nhận biết, vì vậy nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như trên, bạn nên chú ý và thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tài liệu tham khảo:

  1. 9 Signs and Symptoms of Irritable Bowel Syndrome (IBS). Link: https://www.healthline.com/nutrition/9-signs-and-symptoms-of-ibs
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes/syc-20360016
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...