Hỏi đáp chuyên gia: Táo bón hơn 2 tuần chưa khỏi nên làm gì?

  • Bạn Nguyễn Thúy Hạnh - Nam Định có câu hỏi cần giải đáp:
"Chào chị, em là Hạnh, năm nay 29 tuổi và đang làm công việc văn phòng. Khoảng hơn 2 tuần nay em bị táo bón kéo dài mãi không khỏi. Trước đây thỉnh thoảng em cũng gặp tình trạng này nhưng chỉ qua 4, 5 ngày hoặc hơn tuần là hết. Em vẫn ăn rau và uống nước bình thường. Em thấy nặng bụng, đi ngoài khó và đau rát hơn nhiều. Em có ăn thêm sữa chua nhưng không mấy cải thiện. Điều này khiến em ăn không ngon, mệt mỏi và khó tập trung vào công việc. Em muốn hỏi táo bón hơn 2 tuần như thế thì có lý do gì nguy hiểm không? Và em nên làm gì để chấm dứt tình trạng này ạ? Em xin chân thành cảm ơn."

Trả lời

Trả lời: Chào Thúy Hạnh, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Táo bón là tình trạng phổ biến mà hầu như ai cũng từng gặp phải. Hiện tượng này thường sẽ kết thúc ngay sau một vài ngày và không đáng lo ngại. Thế nhưng, khi táo bón 2 tuần chưa khỏi thì bạn không nên chủ quan vì có khả năng gây ra biến chứng, hoặc là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng.

1. Táo bón diễn ra như thế nào?

Trong Y học, táo bón được định nghĩa là khi bạn đi ngoài dưới 3 lần/tuần. Tuy nhiên vì thói quen đi ngoài của mỗi người khác nhau, có thể nhiều lần trong ngày hoặc chỉ 1-2 lần/tuần, nên có thể hiểu theo cách đơn giản hơn rằng táo bón là khi bạn gặp một trong các trường hợp sau:
  • Số lần đi ngoài ít hơn bình thường, phân khô cứng.
  • Cảm giác đau và khó khi đi ngoài.
  • Cảm giác phân chưa ra hết sau mỗi lần đi ngoài.
Khi thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu hầu hết tại ruột non. Phần còn lại sẽ di chuyển đến đại tràng. Tại đây, một phần nước và các chất dinh dưỡng sót lại sẽ được tái hấp thu, chỉ còn lại phần chất thải rắn gọi là phân. Táo bón xuất phát từ việc đại tràng hấp thu quá nhiều nước trong phân, làm phân trở nên khô cứng và khó đẩy ra ngoài. Bình thường, thời gian thức ăn đi qua toàn bộ ống tiêu hóa chỉ mất 24 - 72h. Nhưng khi bị táo thì phân sẽ di chuyển chậm và lưu giữ lâu hơn trong đại tràng. Bạn càng chậm đi ngoài, đại tràng càng có thêm nhiều thời gian để hấp thụ nước. Thời gian càng lâu, phân càng khô, cứng và khó đẩy ra ngoài hơn. Đây chính là quá trình táo bón diễn ra. Bên cạnh đó, càng trải qua nhiều ngày, lượng phân ứ đọng càng nhiều và dễ làm đại tràng "quá tải". Khi diễn ra thường xuyên sẽ khiến đại tràng từ từ giãn ra, lâu dần làm giảm trương lực co bóp, giảm phản xạ đi ngoài. Điều này khiến táo bón trầm trọng và khó xử lý hơn. Đây cũng là lý do mà táo bón sẽ khỏi nhanh trong những lần đầu tiên. Nhưng khi không được can thiệp và xử lý nguyên nhân dứt điểm, táo bón sẽ lặp lại với tần suất lớn và mức độ nghiêm trọng hơn, như trường hợp táo bón 2 tuần mà bạn đang gặp phải. ☛ Tìm hiểu thêm: Táo bón ra máu là do đâu?

2. Nguyên nhân táo bón

Do lối sống

Các thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học có thể gây táo bón như:
  • Uống không đủ nước.
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ.
  • Bổ sung quá nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.
  • Ít vận động, ngồi hoặc nằm nhiều (nhân viên văn phòng, tài xế...)
  • Hay nhịn đi ngoài.
  • Thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen sinh hoạt.
  • Căng thẳng, lo lắng.
☛ Tìm hiểu thêm Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân táo bón, như: Thuốc kháng cholinergic:
  • Thuốc chống động kinh: phenytoin, carbamazepine…
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: amitriptylin, imipramin…
  • Thuốc chống loạn thần: clozapine, olanzapine, quetiapine…
  • Thuốc kháng histamin trong điều trị dị ứng: diphenhydramin, loratadin…
Thuốc giảm đau nhóm Opioid: morphine, codeine, fentanyl, tramadol, hydrocodone… Thuốc chẹn kênh Ca trong điều trị cao huyết áp, bệnh tim mạch: amlodipine, felodipine, nifedipine… Thuốc hoặc thực phẩm chức năng có các ion dương: sắt, nhôm, Ca, bari, bismuth… Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ibuprofen, naproxen.

Do bệnh lý

Mặc dù so với các nguyên nhân khác, táo bón do bệnh lý ít xảy ra hơn. Nhưng khi táo bón đã kéo dài hơn 2 tuần thì bạn nên cân nhắc đến nguy cơ này. Các chứng bệnh gây táo bón có thể kể tới như:
  • Viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Tắc ruột.
  • Liệt hồi tràng.
  • Ung thư trực tràng.
  • Rối loạn chuyển hóa: bệnh đái tháo đường, suy giáp, hạ kali máu hoặc tăng canxi máu, ure huyết, porphyria.
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: bệnh Parkinson, đa xơ cứng, đột quỵ, tổn thương tủy sống.
  • Rối loạn hệ thần kinh ngoại vi: u xơ thần kinh, bệnh lý thần kinh tự động.
  • Rối loạn toàn thân: xơ cứng bì, loạn dưỡng cơ.
  • Rối loạn chức năng: táo bón do nhu động chậm, rối loạn chức năng khung chậu (rối loạn chức năng bài xuất phân).
Ngoài các nguyên nhân kể trên, táo bón còn thường xuyên xảy ra khi mang thai và trong 6 tuần sau khi sinh. Điều này đến từ việc thay đổi nội tiết tố, yêu cầu ít vận động hay một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sắt, canxi dễ gây táo mà mẹ bầu đang sử dụng. Xem thêm: Táo bón có phải là dấu hiệu mang thai?

3. Táo bón kéo dài 2 tuần có thể gây hậu quả gì?

Khi táo bón không được giải quyết, kéo dài 2 tuần hoặc lâu hơn thì bạn rất dễ gặp phải các biến chứng như:
  • Nứt kẽ hậu môn: do phân khô cứng chà xát nhiều làm rách niêm mạc hậu môn. Triệu chứng là đi ngoài đau rát, ngứa và ra máu.
  • Trĩ: nguyên nhân đến từ việc bạn phải dùng sức nhiều khi đi ngoài khiến các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn sưng lên. Trĩ thường không có triệu chứng hoặc chỉ đơn giản là búi trĩ lồi ra, đau, sưng tím trong trường hợp trĩ ngoại, chảy máu khi đi ngoài trong trĩ nội.
  • Sa trực tràng: một phần nhỏ trực tràng bị căng và nhô ra ngoài hậu môn. Sa trực tràng đôi khi bị nhầm lẫn với trĩ, trong khi đây là hai tình trạng khác nhau và cần phương pháp điều trị riêng biệt.
  • Viêm túi thừa: biến chứng táo bón này do vi khuẩn trong phân ứ đọng gây ra. Bạn có thể cảm thấy đau bụng, đặc biệt vùng bụng dưới bên trái, kèm tiêu chảy, gai rét và sốt nhẹ.
  • Thủng ruột: phân ứ đọng nhiều gây áp lực lớn lên ruột và có thể làm cho ruột bị thủng. Chất thải tràn vào khoang bụng gây ra các triệu chứng viêm nhiễm nghiêm trọng và bắt buộc phải cấp cứu ngoại khoa.
  • Tiểu không kiểm soát: do trực tràng dãn ra và kích thích lên bàng quang.

4. 3 điều cần làm khi táo bón hơn 2 tuần

Táo bón kéo dài hơn 2 tuần không chỉ làm bạn khó chịu, lo lắng mà còn làm tăng nguy cơ dẫn tới các biến chứng. Đây là 3 điều mà bạn nên áp dụng để giải quyết nhanh tình trạng này.

Cân nhắc ngưng sử dụng các loại thuốc gây táo bón

Nếu đang sử dụng các loại thuốc hoặc sản phẩm bảo vệ sức khỏe nào đó và xuất hiện táo bón, trước hết hãy xem xét liệu đó có phải là thủ phạm của tình trạng này hay không. Thông thường, điều này khá dễ nhận biết vì táo bón sẽ sớm xảy ra sau khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc đó. Bạn có thể xem lại phần Tác dụng phụ của thuốc trong mục Nguyên nhân táo bón để kiểm tra chính xác hơn. Nếu nghi ngờ thuốc là nguyên nhân, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp về việc ngưng, đổi thuốc hoặc sử dụng thêm sản phẩm điều trị táo bón khác kèm theo. Không tự ý ngưng sử dụng trừ khi có lời khuyên của bác sĩ hoặc triệu chứng cực kỳ nghiêm trọng.

Thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế, người Việt Nam cần tối thiểu 20 – 25 gram chất xơ mỗi ngày. Mặc dù không có giá trị dinh dưỡng trực tiếp nhưng chất xơ lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của cơ thể. Chất xơ và nước giúp tăng khối lượng và kích thước phân, giúp phân mềm và vào khuôn. Kích thước phân đủ lớn sẽ kích thích các dây thần kinh ở trực tràng truyền tín hiệu đến vỏ não, giúp bạn có cảm giác buồn đi ngoài. Mặt khác, chất xơ còn là dinh dưỡng tốt cho các lợi khuẩn đường ruột và giúp tăng hiệu quả của chúng. Chính vì thế, đừng quên bổ sung chất xơ và khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa của bạn được khỏe mạnh. Có nhiều loại rau củ, trái cây giàu chất xơ mà bạn có thể tham khảo như:
  • Trái cây: chuối, táo, lê, mận khô, dâu tây, kiwi…
  • Rau xanh: rau mồng tơi, rau sam, rau má, cần tây, bắp cải, đậu hà lan, bí đao, bí xanh…
Lưu ý là nếu đột ngột ăn vào một lượng chất xơ quá nhiều, cơ thể chưa thích nghi kịp thì bạn có thể bị đầy bụng, trung tiện nhiều. Để tránh tác dụng phụ này thì bạn nên tăng lượng chất xơ dần dần. Bên cạnh đó, hãy tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày để hệ thống cơ bắp tham gia vào hoạt động đi ngoài hoạt động tốt hơn. Không chỉ có cơ thành bụng, cơ hoành mà cả các cơ co bóp của đại tràng đều được hưởng lợi từ thói quen này. Với tính chất công việc ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế... thì điều này rất quan trọng. Bạn có thể thấy được hiệu quả từ ngay các hoạt động đơn giản như: hít thở sâu, đi bộ, chạy bộ, đạp xe... ☛ Tham khảo thêm: Các loại sữa không táo bón cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay

Điều trị ngắn ngày với thuốc nhuận tràng

Nếu đã bổ sung thêm chất xơ, nước và thay đổi thói quen sinh hoạt mà táo bón không cải thiện thì bạn nên sử dụng thêm các loại thuốc nhuận tràng hỗ trợ. Hiện nay, có 5 nhóm thuốc trị táo bón: thuốc nhuận tràng tạo khối, nhuận tràng làm mềm là muối của docusat (thuốc ít hiệu quả nên ngày nay ít dùng), thuốc nhuận tràng làm trơn (dầu khoáng), thuốc nhuận tràng kích thích và thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Trong đó, thuốc nhuận tràng kích thích và thẩm thấu là hai nhóm được sử dụng phổ biến nhất.

Thuốc nhuận tràng kích thích:

Các loại thuốc này hoạt động trên cơ chế kích thích đầu mút thần kinh của niêm mạc kết tràng, từ đó làm tăng nhu động ruột. Thuốc được sử dụng trong điều trị táo bón và làm sạch ruột chuẩn bị cho phẫu thuật. Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích thường xuyên. Một số thuốc nhuận tràng kích thích điển hình như:
  • Bisacodyl:
    • Liều dùng: viên đặt hậu môn 10mg, 3 lần/tuần HOẶC uống 5-15 mg/ngày.
    • Tác dụng phụ: Đại tiện không tự chủ, hạ kali máu, co thắt bụng, bỏng trực tràng khi sử dụng viên đạn hàng ngày.
  • Linaclotide:
    • Liều dùng: 145-290mcg lần/ngày, ít nhất 30 phút trước ăn. Sử dụng ở người lớn từ 18 tuổi.
    • Tác dụng phụ: Đau bụng, đầy hơi.
  •  Lubiprostone:
    • Liều dùng: 24mcg 2 lần/ngày sau ăn.
    • Tác dụng phụ: Buồn nôn, đặc biệt là khi bụng đói.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu:

Đây là nhóm thuốc trị táo được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên cả người lớn và trẻ em. Gồm các hoạt chất như:
  • Lactulose:
    • Liều dùng: 10-20g (hoặc 15-30 ml) x 1-4 lần/ngày.
    • Tác dụng phụ: co thắt bụng thoáng qua, đầy hơi.
  • Polyethylene glycol (PEG)/ Macrogol:
    • Liều dùng: 17g/ngày.
    • Tác dụng phụ: Đại tiện không tự chủ (liên quan đến liều lượng đang cao hơn so với tình trạng táo, khi giảm liều sẽ hết).
  • Sorbitol:
    • Liều dùng: Uống 15-30ml x 1-2 lần/ngày với dung dịch 70% HOẶC 120ml thụt trực tràng với dung dịch 25-30%.
    • Tác dụng phụ: co thắt bụng thoáng qua, đầy hơi.
  • Muối nhuận tràng (muối Mg2+, Na+...).
Nhìn chung, ngoại trừ PEG thì các hoạt chất đều có cơ chế chung là tạo môi trường ưu trương trong lòng trực tràng (môi trường có nồng độ chất tan cao hơn). Để đảm bảo nồng độ chất tan cân bằng thì nước sẽ bị giữ lại thay vì bị cơ thể hấp thu, thậm chí một phần nước trong cơ thể sẽ bị hấp thụ ngược vào trực tràng. Lượng nước tăng lên sẽ giúp phân được làm mềm, tăng khối lượng và kích thích nhu động ruột. Còn PEG thì chỉ sử dụng lượng nước khi bạn pha ban đầu, giữ nước đó cho tới đại tràng để làm mềm phân chứ không ảnh hưởng tới nước trong cơ thể. Do đó, nếu bạn cần sử dụng thuốc trong thời gian dài thì đây là lựa chọn an toàn nhất.
Những thông tin trên đây chỉ có tác dụng tham khảo. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách.
☛ Tìm hiểu thêm: 8 loại trái cây nhuận tràng, cải thiện táo bón hiệu quả

5. Bị táo bón khi nào cần đi khám?

Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể tự điều trị táo bón bằng việc thay đổi lối sống, mua thuốc nhuận tràng uống và khỏi được. Tuy nhiên, nếu táo bón kèm theo một trong các dấu hiệu dưới đây thì đừng chủ quan và nên đi khám ngay:
  • Tình trạng táo bón kéo dài hơn 3 tuần mặc dù vẫn tuân thủ lối sống khoa học (thể dục đều đặn, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ…).
  • Táo bón kéo dài hơn 7 ngày mặc dù đã sử dụng thuốc nhuận tràng.
  • Đi ngoài có máu.
  • Đau dữ dội khi đi ngoài.
  • Sụt cân không chủ đích.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng, hoặc bệnh viêm đại tràng mạn (viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn).
  • Người lớn tuổi đang có thói quen đi ngoài thường xuyên nhưng đột nhiên không thể hoặc khó đi ngoài.
Khi đi khám, hãy cởi mở và trung thực về tình trạng của bạn hoặc bất kỳ câu hỏi nào của bác sĩ. Đừng quên nói với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng.

6. Các giải pháp tự nhiên phòng ngừa táo bón hiệu quả

Về bản chất, các loại thuốc nhuận tràng chỉ giúp bạn khắc phục các triệu chứng tạm thời và không làm táo bón nặng thêm. Quan trọng hơn cả là bạn cần tuân thủ một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa các đợt táo bón quay trở lại. Một số gợi ý bạn có thể tham khảo như:
  • Uống đủ nước hàng ngày.
  • Ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh (cà rốt, bông cải xanh, rau cải xanh…), trái cây (táo, lê, mận, dâu tây, chuối…), ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, bánh mì nguyên cám…), các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều…).
  • Không nín nhịn đi ngoài.
  • Tạo thói quen đi ngoài đều đặn vào một khung giờ nhất định trong ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên.
Hãy đi khám nếu bạn đã thực hành tốt các điều trên mà táo bón vẫn thường xuyên quay trở lại. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, liệt hồi tràng, ung thư trực tràng… Khi giải quyết tốt các bệnh lý này thì tình trạng táo bón mới được loại bỏ hoàn toàn.

7. Giải pháp giảm táo bón do bệnh đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Nếu bị táo bón hơn 2 tuần do viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích, bạn có thể tham khảo giải pháp chuyên biệt cho sản phẩm này như Tràng Phục Linh Plus. Tràng Phục Linh Plus (nhãn vàng) là sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ các thảo dược tự nhiên, an toàn và ít gây tác dụng phụ, bao gồm: Hoàng bá, bạch thược, bạch truật, bạch phục linh… kết hợp với ImmuneGamma, 5-HTP. Tràng Phục Linh Plus có tác dụng:
  • Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích và giảm nhanh các triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng, đi ngoài có chất nhầy, có hoặc không có dính máu trong phân.
  • Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa trong bệnh viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.
  • Giảm triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như đại tiện bất thường (tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai), sôi bụng, chướng bụng…
Tràng Phục Linh Plus hiện có mặt ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua tại địa chỉ gần nhất, bạn có thể xem TẠI ĐÂY. Hy vọng với câu trả lời chi tiết trên đây của chúng tôi về vấn đề táo bón hơn 2 tuần đã giúp giải đáp mọi thắc mắc của bạn Thúy Hạnh. Đừng quên lưu lại và thực hành các hướng dẫn để hệ tiêu hóa khỏe mạnh trở lại nhé. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn 1800.1506 (miễn cước) để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh. Tài liệu tham khảo:
  • Phác đồ Nhi đồng Đồng Nai 2018
  • https://benhvienhanoi.vn/co-che-hoat-dong-cua-he-tieu-hoa/
  • https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/rối-loạn-tiêu-hóa/các-triệu-chứng-rối-loạn-tiêu-hóa/táo-bón
  • https://www.healthline.com/health/constipation#diagnosis
  • https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=85&contentid=p00363

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...