Ăn sáng xong bị tiêu chảy, cách giải quyết thế nào?

Cứ ăn sáng xong bị tiêu chảy là hiện tượng khá nhiều người gặp phải. Tuy vậy, không phải ai cũng biết nguyên nhân từ đâu và cách giải quyết như thế nào? Để lý giải cho những thắc mắc này, bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé.

Ăn sáng xong bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu?

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc tác dụng phụ của thuốc khiến niêm mạc ruột bị tổn thương nên hấp thụ thức ăn kém gây triệu chứng ăn vào là bị tiêu chảy.

Ngộ độc thực phẩm

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250 – 500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100 – 200 ca tử vong. Tình trạng tiêu chảy sau ăn sáng cũng có thể do bạn ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ôi thiu hoặc chứa nhiều chất phụ gia độc hại. Một số biểu hiện đi kèm với tiêu chảy:

  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Chóng mặt….

Chính vì vậy, để hạn chế và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm nên:

  • Chọn mua thực phẩm ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm
  • Dụng cụ chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
  • Thận trọng với những thức ăn để lâu hay bảo quản không tốt

Ngộ độc thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, khi bạn nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm rất dễ gặp, nhất là ở một số người có phản ứng quá mức với một loại chất đặc biệt có trong thành phần thức ăn. Ngay cả với một lượng rất nhỏ cũng có thể kích hoạt các dấu hiệu:

  • Khó thở.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Đau bụng, đi ngoài.

Ở một số trường hợp, dị ứng thực phẩm có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí còn gây đe dọa đến tính mạng.

Bệnh viêm tụy

Viêm tụy là bệnh lý khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nó có thể gây ra tiêu chảy sau ăn, xuất hiện các cơn đau bụng trên, đau lan ra phía lưng và có xu hướng nặng hơn sau khi ăn nhất là ăn sáng. Ngoài tiêu chảy sau ăn, nó còn có thể đi kèm với một số triệu chứng:

  • Nôn, buồn nôn.
  • Chướng bụng, đầy hơi khó tiêu.
  • Tăng nhịp tim.
  • Sốt.

Lưu ý: Nếu bệnh xuất hiện tình trạng đau bụng dai dẳng, ăn sáng xong bị tiêu chảy kéo dài ngày thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn cụ thể.

Thông thường, biến chứng do bệnh viêm tụy ít khi xảy ra. Tuy nhiên, một số trường hợp khi đã chuyển sang viêm tụy mạn tính có nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như:

  • Tổn thương thận
  • Ung thư tuyến tụy, nhiễm trùng tuyến tuy.
  • Bệnh tiểu đường
  • Suy dinh dưỡng

Ngoài ra, bệnh còn có thể kéo theo tình trạng u nang giả tụy phát sinh. Khối u thường lành tính và có thể tự biến mất, trong trường hợp không may, nếu khối u vỡ sẽ gây nhiễm trùng và xuất huyết nặng, đôi khi còn trực tiếp dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy, bạn nên đến viện để được xét nghiệm và điều trị bệnh viêm tụy để phòng ngừa trường hợp xấu có thể xảy ra.

Bệnh Celiac

Bệnh celiac (bệnh không dung nạp Gluten), là dạng rối loạn tự miễn dịch mạn tính ở ruột non. Người bệnh có thể gặp tình trạng ăn sáng xong bị tiêu chảy khi nạp quá nhiều ngũ cốc hoặc các thực phẩm từ lúa mì. Ngoài triệu chứng tiêu chảy sau ăn sáng, bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác:

  • Mệt mỏi, chán ăn, dễ lo lắng, cáu gắt.
  • Đau xương, đau khớp.
  • Đầy hơi.
  • Kém hấp thụ chất dinh dưỡng.

Celiac là bệnh thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh có thể gặp ở người lớn liên quan đến một số bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp, đái tháo đường. Một số người ăn lúa mì hay ngũ cốc vào buổi sáng xuất hiện tiêu chảy, rất có thể phản ứng với Gluten và các protein gây ra một số biểu hiện:

  • Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Xuất hiện chất nhầy trong phân.

Nếu thực đơn ăn sáng của bạn là sữa, đồ ăn nhiều chất béo thì khiến các triệu chừng của bệnh càng trở lên nghiêm trọng, người bệnh sẽ có cảm giác đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn sáng. Ngoài ra bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng:

  • Ung thư tiểu tràng và u lympho ruột.
  • Loãng xương, men răng tổn thương
  • Tổn thương hệ thần kinh như co giật, đau, mất cảm giác ở các chi.
  • Gặp các bệnh lý về tụy
  • Suy dinh dưỡng.

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu bệnh celiac. Phương pháp chữa trị duy nhất mà bạn có thể thực hiện đó là tránh ăn những thực phẩm có chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch, và nhiều loại ngũ cốc khác cũng như các thức ăn được chế biến từ chúng.

Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột là tình trạng tình trạng viêm ở ruột gây do vi khuẩn và lẫn virus. Một số bệnh như Crohn hay viêm loét đại tràng mạn tính đều thuộc viêm ruột. Viêm ruột là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng quanh rốn hoặc bụng dưới bên phải đặc biệt vào buổi sáng. Ngoài ra, bệnh làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy sau ăn sáng.

Những dấu hiệu khác của viêm ruột có thể kể tới:

  • Đi ngoài ra máu, phân nhiều nhầy.
  • Tiêu chảy nặng.
  • Đau bụng bất thường.
  • Sốt, nôn, buồn nôn.
  • Chán ăn
  • Suy nhược cơ thể, giảm cân.

PGS, TS Nguyễn Thị Vân Hồng (khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết trung bình 10 ca đến khám trong một tuần và có 2-3 ca phải nhập viện điều trị do bệnh viêm ruột. Bệnh khởi phát từ những viêm nhiễm đường tiêu hóa. Bệnh được chẩn đoán sớm, chỉ diễn biến tổn thương phần dưới đại tràng. Tuy nhiên, thường bệnh nhân hay đến viện ở giai đoạn muộn và bắt đầu xuất hiện tổn thương viêm loét đại trực tràng chảy máu. Ngoài ra, nếu không được điều trị bệnh gây ra một số biến chứng:

  • Tắc nghẽn đường ruột
  • Suy dinh dưỡng
  • Ung thư ruột kết

☛ Đọc thêm: [Đừng chủ quan] viêm đại tràng đi ngoài ra máu

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng….Đây là một rối loạn chức năng đại tràng, bệnh tái phát nhiều lần gây ra các cơn đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy hay táo bón.

Một số dấu hiệu thường gặp của hội chứng ruột kích thích:

  • Đau bụng hoặc đau quặn bụng.
  • Táo bón và tiêu chảy có thể xen kẽ.
  • Tiêu chảy thường xảy ra vào buổi sáng sau ăn, tiêu chảy có thể xảy ra cả tháng, tiêu chảy tự hết mà không cần điều trị.
  • Chướng bụng, đầy hơi khó chịu.
  • Phân có chất nhầy.

Tùy từng người, mức độ bệnh khác nhau nên có triệu chứng giống nhau hoặc có thể giống triệu chứng của các bệnh lý khác. Một số người sau khi sử dụng thực phẩm, đồ uống kích thích như cà phê, rượu, đồ ăn cay, chua… gây đi ngoài nhiều lần hơn. Do vậy, nếu bạn tiêu thụ những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích mà có dấu hiệu đi ngoài sau khi ăn sáng thì rất có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích.

Những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như sức khỏe, tâm lý người bệnh. Chính vì vậy, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa và giảm thiểu triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể quay lại:

  • Ăn uống lành mạnh đúng bữa, không nên bỏ bữa
  • Tránh các thực phẩm gây kích thích tiêu hóa
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
  • Thận trọng khi sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Thể dục thể thao đầy đủ, chọn môn thể thao phù hợp với cơ thể
  • Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

☛ Tìm hiểu thêm: Cứ ăn sáng xong đau bị, đi ngoài là bệnh gì?

Ăn sáng xong tiêu chảy khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp ăn sáng xong bị tiêu chảy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp một số triệu chứng dưới đây thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng trở nên nghiêm trọng:

  • Cứ ăn xong là tiêu chảy liên tục trong vài ngày liên tiếp.
  • Tiêu chảy kèm theo sốt cao trên 38 độ.
  • Đi ngoài phân có màu đen, lẫn máu.
  • Có cảm giác khát nước, chuột rút.

Bạn nên làm gì nếu ăn sáng xong tiêu chảy?

Ăn sáng xong bị tiêu chảy nếu ít xảy ra và không dai dẳng thì không cần can thiệp biện pháp y tế. Bạn có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và sử dụng một số mẹo dân gian để cải thiện tình trạng. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo:

Bổ sung sữa chua

Chế độ ăn uống khoa học

Nên:

  • Thực hiện biện pháp ăn chín, uống sôi, ăn các món nấu chín kĩ.
  • Bữa sáng nên chọn lựa những loại thực phẩm giàu tinh bột.
  • Nên bổ sung đủ nước cho cơ thể dù không khát nước để tránh tình trạng mất nước và giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Nên bổ sung sữa chua và các loại men tiêu hóa giúp bổ sung vi khuẩn có ích, tăng cường sức khỏe cho vi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Tránh:

  • Tránh những thức ăn giàu chất xơ, nhiều gia vị cay nóng bởi nó dễ kích thích nhu động ruột.
  • Tránh ăn những loại thức ăn tái, gỏi, tiết canh.
  • Hạn chế ăn uống nơi vỉa hè không đảm bảo vệ sinh.
  • Tránh những loại thực phẩm đông lạnh, nhiều chất bảo quản.
  • Tránh ăn thức ăn đã để qua đêm.
  • Hạn chế ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Tuyệt đối không nên uống sữa khi bụng đói, khi chưa ăn sáng để tránh tiêu chảy.
  • Tránh xa bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, sử dụng thực phẩm an toàn.

Chế độ sinh hoạt

  • Dụng cụ để chế biến món ăn cần được rửa và bảo quản sạch sẽ.
  • Nên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài.
  • Nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya, ngủ đúng giờ giấc, không cố làm và tránh mất sức.
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, tránh để bụng quá đói hay quá no.
  • Luôn giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu bởi giúp giảm kích thích đường ruột.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe mỗi ngày.

Sử dụng một số mẹo dân gian

Trà gừng

Trong gừng có hoạt chất Gingerol và shogaol giúp giảm đau và chống viêm, tiêu diệt một số loại vi trùng gây tiêu chảy cấp. Bên cạnh đó, gừng có thể làm nhu động của ruột chuyển đậm chậm hơn giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Một số cách sử dụng gừng:

  1. Gừng cạo sạch vỏ, cắt thành lát mỏng ăn trực tiếp 2 lần/ ngày.
  2. Gừng ép lấy nước, pha cùng nước ấm hoặc trà uống.
  3. Ép gừng tươi lấy nước, mỗi ngày uống 2 muỗng nước ép gừng tươi để loại bỏ nhanh tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.
  4. 2 muỗng bột gừng pha vào 1 cốc nước ấm cùng 1 chút muối biển. Uống 1 cốc/ ngày đến khi hết tiêu chảy.

Dùng lá mơ lông

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hoạt chất sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ lông tác dụng tương tự như kháng sinh, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại và kháng viêm. Bên cạnh đó, lá mơ có vị đắng, tính mát, tính sát khuẩn tiêu viêm nên được dùng trị tiêu chảy bằng lá mơ rất hiệu quả.

Cách 1:

  • 1 nắm lá lông mơ rửa sạch, ngâm qua với nước muối, vớt để ráo nước.
  • Đem giã nát ra và cho vào nồi đun cùng 200ml nước cho sủi.
  • Khuấy đều 2 phút rồi lọc lấy nước uống.
  • Ngày uống 1 lần đến khi tiêu chảy thuyên giảm.

Cách 2:

  • 100g lá mơ lông đem rửa và ngâm cùng nước muối loãng, vớt để ráo nước.
  • Thái nhỏ hoặc giã nát lá mơ cho vào bát, đập 1 quả trứng gà, thêm chút muối trộn đều.
  • Cho vào nồi hấp cách thủy cho chín.
  • Ngày làm 2 lần.

Nước sắc vỏ quả lựu

Theo Đông y, vỏ quả lựu có vị chua, chát, tính ôn, giúp làm săn ruột, cầm tiêu chảy, cầm tiêu chảy rất tốt. Bạn có thể sử dụng nước lựu theo cách sau:

  • 15 g vỏ quả lựu, sắc 3 lần, mỗi lần với một 600ml, cô lại còn 250 ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc rất tốt trong điều trị tiêu chảy, đau bụng, viêm loét, và viêm dạ dày bởi nó có đặc tính kháng viêm, chống co thắt, giảm đau bụng hữu hiệu. Có thể sử dụng trà hoa cúc bằng cách:

  • Hoa cúc khô 4-5 bông cùng vài lá bạc hà cho vào cốc nước ấm ngâm khoảng 10 phút
  • Khi uống có thể cho thêm 1 muỗng cà phê
  • Uống trà hoa cúc vài lần trong ngày để tăng tính hiệu quả

Trà vỏ cam

Trong vỏ cam có chứa pectin giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột, cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, ợ nóng… Cách làm trà vỏ cam tươi:

  • Vỏ cam tươi rửa sạch, thái nhỏ
  • Cho vào nồi đun sôi, để nguội bớt.
  • Chắt lấy nước, thêm chút mật ong khuấy đều uống ấm

Hoặc:

  • Dùng vỏ cam phơi khô, rửa sạch, cho vào ấm hãm như hãm trà
  • Khi uống có thể cho thêm 1 chút mật ong nguyên chất

☛ Xem tham khảo: Các cách chữa đi ngoài nhiều lần hiệu quả

Trên đây là cách giải quyết cải thiện tiêu chảy sau khi ăn sáng tại nhà. Khi sử dụng những mẹo tại nhà trên mà không có dấu hiệu thuyên giảm, tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm theo sốt, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Sử dụng thảo dược ổn định đường tiêu hóa

Ngoài các biện pháp cải thiện tiêu chảy sau khi ăn sáng như trên, người mắc đại tràng có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh. Bởi Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa: 4 thành phần thảo dược tự nhiên, 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh mà không gây tác dụng phụ.

trang-phuc-linh-plus

Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho nhiều bệnh khác nhau:

  • Người bị đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ, đi ngoài ra máu.
  • Rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích.
  • Đau quặn bụng, đau dọc khung đại tràng.

Sản phẩm này có chứa hoạt chất hóa học nội sinh 5-HTP và hoạt chất sinh học ImmuneGamma giúp:

  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Tham khảo nguồn:

https://nhandan.vn/goc-tu-van/nhiem-khuan-tieu-hoa-co-the-gay-ra-benh-ly-nguy-hiem-372428/

Thống kê ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam

 

Cập nhật lúc: 29/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...