Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy sao cho đúng?

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn còn chủ quan, lơ là, chưa nhận thức đúng về mối nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn điện giải, trụy tim mạch, suy thận,… Để hiểu rõ hơn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

cham-soc-tre-bi-tieu-chay
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy sao cho đúng?

Tại sao trẻ bị tiêu chảy?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể kể đến như:

☛ Nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy ở trẻ. Trẻ ăn phải các thực phẩm nhiễm vi khuẩn Salmonella, virus Rota hoặc kí sinh trùng Giardia lamblia (ít khi gặp).

Dị ứng thực phẩm: Một số trẻ nhỏ mắc bệnh không dung nạp Lactose hoặc Gluten sau khi ăn các thực phẩm sữa, bơ, kem hoặc bánh mì, lúa mạch,… sẽ bị tiêu chảy.

☛ Ăn nhiều đồ ngọt hoặc nước trái cây: Việc sử dụng quá nhiều đồ ngọt và nước trái cây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

☛ Tác dụng phụ của thuốc: Tương tự như người trưởng thành, trẻ nhỏ cũng gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhuận tràng, dẫn đến tiêu chảy.

☛ Một số nguyên nhân khác: Một số bệnh lý về đường tiêu hóa có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ, ví dụ như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh viêm đại tràng,…

☛ Xem thêm: Tiêu chảy kéo dài – Nguyên nhân, cách điều trị

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy an toàn tại nhà

Bổ sung nước và điện giải bằng đường uống

Việc làm cấp thiết mà các bậc cha mẹ nên thực hiện ngay sau khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy đó là bù nước và điện giải cho trẻ.

➤ Với những trẻ đang bú sữa mẹ: Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa như bình thường, tăng số lần cho trẻ bú và kéo dài thời gian mỗi cữ bú. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ uống nước và Oresol giữa các lần bú.

➤ Đối với những trẻ lớn hơn: Cha mẹ nên cho trẻ uống nước theo nhu cầu, bất kể lúc nào trẻ thấy khát.

Một trong những biện pháp bù nước và điện giải được sử dụng phổ biến hiện nay là uống dung dịch Oresol. Hiện nay, có nhiều loại Oresol pha trong các trong dung tích khác nhau như 200ml, 250ml, 1 lít và có vị cam, dừa,… phù hợp với nhu cầu và khẩu vị của từng trẻ.

Uống dung dịch Oresol là biện pháp bù nước và điện giải hữu hiệu, được sử dụng phổ biến hiện nay

Bạn cần tuân thủ những điều dưới đây khi cho trẻ uống Oresol:

  • Đọc kĩ hướng dẫn trước khi pha, pha đúng thể tích nước, liều lượng theo hướng dẫn, không nên pha theo kiểu ước lượng, áng chừng hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác.
  • Chỉ sử dụng dung dịch Oresol đã pha trong vòng 24 giờ. Khi còn thừa, tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh để hôm sau dùng tiếp.
  • Nên dùng nước đun sôi, để nguội khi pha dung dịch Oresol. Đặc biệt, không nên sử dụng nước khoáng, nước trái cây hoặc tự ý pha thêm đường, sữa, mật ong. Điều này làm sai lệch hàm lượng nước và điện giải trong Oresol, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
  • Tuyệt đối không đun sôi dung dịch đã pha vì có thể làm các hoạt chất bị biến đổi, bay hơi hoặc tăng độ thẩm thấu.
  • Bạn nên cho trẻ uống từng thìa nhỏ (đối với trẻ dưới 2 tuổi) hoặc từng ngụm nhỏ đối với trẻ lớn hơn.
  • Trong trường hợp trẻ bị nôn, bạn nên đợi khoảng 10 phút rồi tiếp tục cho trẻ uống từng ngụm nhỏ.

Một số thông tin về liều dùng Oresol cho trẻ mà cha mẹ nên tham khảo:

Trẻ dưới 24 tháng tuổi: Uống 50 – 100ml sau mỗi lần đi ngoài và lượng Oresol cần cung cấp trong một ngày là 50 ml/ ngày.

Trẻ từ 2 – 10 tuổi: Uống 100 – 200ml sau mỗi lần đi ngoài và lượng Oresol cần cung cấp trong một ngày là 1 lít/ ngày.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên: Uống tùy theo nhu cầu của trẻ và đảm bảo trẻ uống 2 lít/ ngày.

Trong trường hợp không có sẵn Oresol, cha mẹ có thể bù nước và điện giải cho trẻ bằng cách:

✔ Uống hỗn hợp bổ sung nước, điện giải tự pha:

  • 1 thìa cà phê (5ml) muối.
  • 8 thìa cà phê (5ml) đường.
  • 2 hoặc 3 thìa nước chanh hoặc nước cam đã lọc bỏ hạt.
  • Pha trong 1 lít nước đã đun sôi để nguội.

✔ Nước gạo rang:

  • Lấy 50g gạo đem rang vàng.
  • Đun trong 6 bát nước sạch rồi lọc qua rá.
  • Cho 1 thìa cà phê muối vào, rồi cho trẻ uống dần.

✔ Nước cháo muối:

  • 1 nắm gạo khoảng 50g.
  • 1 nhúm muối 3,5g.
  • 6 bát nước.
  • Đun nhừ rồi lọc qua rây cho trẻ uống.
Tuy nhiên, những biện pháp bổ sung nước và điện giải thay thế Oresol không được khuyến khích do trong quá trình pha chế không đảm chính xác tỉ lệ các nguyên liệu.

Lưu ý đến chế độ ăn uống của trẻ

thuc-pham-giau-protein
Cha mẹ nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ, không nên bắt trẻ kiêng khem quá mức

Một số bậc cha mẹ quan niệm rằng trẻ bị tiêu chảy không nên ăn quá nhiều, thậm chí cho trẻ nhịn ăn để cải thiện tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, quan niệm này vô cùng sai lầm, việc kiêng khem quá mức khiến trẻ không đủ sức chống đỡ bệnh tật, kéo dài tình trạng tiêu chảy và làm tăng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng.

Chính vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất là điều cần thiết, góp phần tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ mau khỏi bệnh.

  • Cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng,… và trong quá trình chế biến nên cho thêm một chút dầu hoặc mỡ để tăng thêm năng lượng cho khẩu phần ăn của trẻ.
  • Cha mẹ nên chế biến thành các món ăn loãng, mềm và dễ tiêu hóa như súp, cháo, bột,…
  • Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ các loại trái cây chín giàu Kali và khoáng chất khác như chuối, xoài, cam, chanh, đu đủ,…
  • Hạn chế các đồ uống có gas, đồ ngọt vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ thêm tồi tệ.
  • Tránh các thực phẩm nhiều chất xơ và ít giá trị dinh dưỡng như các loại rau thô và các tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ,…)
  • Một điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đó là đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn. Trẻ nên ăn các thức ăn còn nóng, vừa nấu xong để giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Trong trường hợp, thức ăn đã nguội, cha mẹ nên hâm nóng trước khi cho trẻ ăn.
  • Trẻ bị tiêu chảy thường biếng ăn, cha mẹ không nên ép trẻ ăn mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (khoảng 6 bữa/ ngày).
Sau khi tình trạng tiêu chảy chấm dứt hoàn toàn, các mẹ nên cho trẻ ăn thêm 1 bữa trong ngày và kéo dài 2 tuần, giúp trẻ lấy lại cân nặng bị mất trong khi bị bệnh.

☛ Chi tiết tại: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi?

Bổ sung khoáng chất

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rằng bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy sẽ làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các đợt tiêu chảy. Không những thế, bổ sung kẽm còn giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn trong 2 – 3 tháng tiếp theo. Ngoài ra, kẽm là khoáng chất quan trọng trong quá trình tổng hợp protein, vận chuyển nước và điện giải qua đường ruột. Chính vì thế, bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy là biện pháp cần thiết.

bo-sung-kem
Một số thực phẩm giàu kẽm mà cha mẹ nên bổ sung cho trẻ

Liều lượng kẽm bổ sung cho trẻ bị tiêu chảy như sau:

  • Trẻ trên 6 tháng: 20mg mỗi ngày trong khoảng 10 – 14 ngày.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 10mg mỗi ngày, trong vòng 10 – 14 ngày.

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như vitamin A, Sắt, Đồng, Magie, Folate,…

Uống men vi sinh

Men vi sinh hay còn được gọi là probiotics, là chế phẩm vi sinh chứa các chủng vi khuẩn có lợi, được đưa vào hệ tiêu hóa để lập lại cân bằng vi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn này có vai trò tấn công và ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại gây nên tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, men vi sinh còn có khả năng sản xuất ra một số enzym và các vitamin nội sinh, từ đó giúp trẻ hấp thu thức ăn tốt hơn.

Bản chất của men vi sinh là những vi sinh vật sống, vậy nên cha mẹ tuyệt đối không được pha men vi sinh với cháo, nước hoặc sữa còn nóng. Điều này có thể khiến các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh bị tiêu diệt trước khi vào cơ thể.

Bên cạnh đó, sữa chua cũng là một nguồn bổ sung lợi khuẩn rất tốt mà các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn hàng ngày.

Dưới đây là những chia sẻ của PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng – nguyên trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai về vấn đề xử lý nhanh khi trẻ bị tiêu chảy.

Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà, bạn cần tránh một số điều sau để giúp tình trạng tiêu chảy của trẻ sớm được cải thiện.

Không cho trẻ uống nước

Cơ chế của tình trạng tiêu chảy là do ruột bị kích thích và tăng tiết dịch mà nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn gây nên. Có thể thấy, nước không hề liên quan đến cơ chế gây tiêu chảy. Chính vì thế, không cho trẻ uống nước khi bị tiêu chảy là quan điểm vô cùng sai lầm.

Khi bị tiêu chảy, trẻ bị mất đi một lượng không nhỏ nước và điện giải. Nếu không được bù nước kịp thời, trẻ có thể bị mất nước nặng gây trụy tim mạch, thậm chí là tử vong.

Tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc kháng sinh

Thuốc cầm tiêu chảy chỉ có tác dụng điều trị tiêu chảy không phải do nhiễm khuẩn gây nên. Vì vậy, các bậc cha mẹ tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy khi chưa biết chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy là rất nguy hiểm.

Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ làm phân bị ứ lại, không đào thải được chất độc và vi khuẩn ra ngoài. Như vậy, sử dụng thuốc cầm tiêu chảy trong trường hợp này không những không giải quyết được tình trạng tiêu chảy mà còn khiến trẻ đối mặt với nguy cơ gặp phải các biến chứng như viêm ruột, đau bụng, tắc ruột.

Tương tự như thuốc cầm tiêu chảy, các bậc cha mẹ cũng không nên sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ, vì kháng sinh chỉ có hiệu quả điều trị trong trường hợp trẻ tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn.

tu-y-dung-thuoc
Tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy là một trong những sai lầm khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Bắt trẻ kiêng khem quá mức

Trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, biếng ăn. Thêm vào đó, trẻ trong thời kỳ bị tiêu chảy, khả năng hấp thu thức ăn bị giảm sút đáng kể do nhung mao ruột bị tổn thương, dẫn đến diện tích hấp thu giảm. Với những lý do kể trên có thể thấy nếu cha mẹ bắt trẻ kiêng khem quá mức và không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng.

Dùng các bài thuốc hoặc mẹo chữa dân gian

Các bài thuốc dân gian hoặc mẹo chữa như ăn lá ổi, hồng xiêm xanh, vỏ măng cụt,… cho thấy có hiệu quả cầm tiêu chảy ở người lớn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng y khoa nào cho thấy có tác dụng trên trẻ nhỏ.

Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy khi uống kahnsg sinh, mẹ cần làm gì?

Khi nào bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay?

Các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ sau 7 ngày điều trị tại nhà hoặc sớm hơn nếu tình trạng tiêu chảy chuyển biến nghiêm trọng hơn kèm theo các triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy kéo dài 2 – 3 ngày.
  • Có lẫn máu trong phân.
  • Biểu hiện mất nước bao gồm nước tiểu ít, sẫm màu, khát nước, không có nước mắt, da khô,…
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Nôn, trớ nhiều.
  • Sốt.
  • Ăn uống kém.
  • Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng, nát.

Cách phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy mà cha mẹ nên biết

cho-tre-bu-sua-me
Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời là biện pháp phòng ngừa tiêu chảy tốt nhất

Các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ:

  • Cho trẻ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ.
  • Ăn các thực phẩm đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh ăn đồ ăn tái, sống.
  • Vệ sinh, khử trùng bình sữa và các đồ chơi của trẻ bằng cách luộc qua nước sôi để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn.
  • Sử dụng nguồn nước sạch và dùng các thiết bị lọc nước. Thêm vào đó, nước cần được đun sôi trong khoảng 5 phút sau khi có những gợn sóng.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau chùi nhà cửa.
  • Tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc-xin phòng ngừa bệnh sởi và uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus.

Xem thêm: Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phải làm gì?

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách đóng vai trò hết sức quan trọng, không những giúp tình trạng tiêu chảy của trẻ biến mất một cách nhanh chóng mà còn hạn chế tối đa khả năng xảy ra các biến chứng. Hi vọng qua bài viết trên các bậc cha mẹ có con nhỏ bị tiêu chảy có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc trẻ một cách toàn diện.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/how-treat-diarrhea-infants-and-young-children
  • https://benhviennhitrunguong.org.vn/cham-soc-tre-tieu-chay-tai-nha.html
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...