[GẤP] Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phải làm gì?

Chào bác sĩ! Tôi đang rất hoang mang không biết xử trí như thế nào khi con tôi bị tiêu chảy 2 ngày nay. Bé mới 2 tháng tuổi, phân sau mỗi lần đi tiêu loãng, có nặng mùi, ngày đi ngoài nhiều hơn bình thường, lên tới 5 - 7 lần. Bé quấy khóc thường xuyên, bú ít khiến tôi vô cùng lo lắng. Xin hỏi bác sĩ tôi cần phải làm gì trong trường hợp này ạ. Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Hoàng Mai - Hà Nội)

Trả lời

Chào chị Mai! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục sức khỏe, với thắc mắc của chị chúng tôi xin giải đáp như sau: Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu mà trẻ sơ sinh gặp khá phổ biến. Điều này khiến cha mẹ vô cùng lo lắng, nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, sự tăng trưởng của trẻ, thậm chí đe dọa tới tính mạng, đặc biệt là bé 2 tháng tuổi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bé 2 tháng bị tiêu chảy, dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ để có biện pháp xử trí đúng cách nhé.

Trẻ sơ sinh 2 tháng bị tiêu chảy do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé yêu của chị bị tiêu chảy, sau đây là một số nguyên nhân chính thường gặp:

Nhiễm trùng đường ruột

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng (hiếm gặp) là tác nhân gây bệnh lý tiêu chảy ở trẻ, tiêu biểu như rotavirus gây tiêu chảy cấp, vi khuẩn salmonella, ký sinh trùng giardia... Khi cơ thể bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn khiến bé bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng hoặc nước, kèm theo các dấu hiệu khác như nôn mửa, đau bụng, đau đầu, sốt...

Không dung nạp lactose

Lactose là một thành phần có trong sữa như sữa tươi, sữa công thức và có cả trong sữa mẹ. Khi cơ thể của trẻ không sản xuất đủ lactase, một loại enzyme cần thiết nhằm tiêu hóa lactose sẽ khiến lượng lactose bị tích tụ lại nhiều ở ruột và gây ra các vấn đề đường ruột, trong đó có tiêu chảy.

Rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ 2 tháng tuổi còn non nớt. Do đó, với những trẻ không bú mẹ mà dùng sữa công thức, hệ tiêu hóa có thể phản ứng trước tác nhân gây kích ứng từ sữa dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, trẻ 2 tháng tuổi cũng có thể bị tiêu chảy do chế độ ăn của mẹ thay đổi trong trường hợp mẹ cho con bú. Bé hoặc mẹ đang cho con bú dùng kháng sinh hay trẻ mắc các bệnh hiếm gặp như xơ nang... cũng dễ gây tiêu chảy.
☛ Tham khảo thêm: Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy kéo dài và cách điều trị

Dấu hiệu trẻ 2 tháng tuổi bị tiêu chảy

Trẻ dưới 3 tháng tuổi đi ngoài bình thường có đặc điểm như sau: - Số lần đi ngoài từ 2 - 5 lần/ngày là hoàn toàn bình thường. - Phân có đặc điểm:
  • Bú sữa mẹ: Phân mềm, lỏng, có màu vàng hoặc vàng cam, không nặng mùi.
  • Trẻ uống sữa công thức: Phân nặng mùi hơn, phân có xu hướng đặc hơn. Màu sắc có thể thay đổi từ xanh xám, vàng hoặc nâu phụ thuộc vào loại sữa công thức mà trẻ sử dụng.
Nhận biết trẻ 2 tháng tuổi bị tiêu chảy dựa vào một số điểm sau đây:
  • Số lần đi ngoài nhiều hơn so với những ngày trước đó.
  • Phân lỏng, nhiều nước, màu sắc của phân thay đổi, phân có mùi tanh hôi hơn hẳn. Nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng, phân có thể có chứa nhầy máu.
  • Dấu hiệu khác: Trẻ hay quấy khóc, bỏ bú, có thể bị nôn mửa hoặc sốt. Các dấu hiệu này kéo dài từ 3 - 6 giờ trước khi bị tiêu chảy.

Trẻ 2 tháng tuổi bị tiêu chảy có nguy hiểm?

Đối với trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi rất dễ bị mất nước nhanh chóng và gặp nguy hiểm nếu bị tiêu chảy. Do đó, khi có dấu hiệu tiêu chảy cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ để nhận biết các dấu hiệu mất nước. Cụ thể:
  • Khóc ít hoặc không ra nước mắt.
  • Người mệt mỏi, ít hoạt động.
  • Hay cáu kỉnh.
  • Khô miệng.
  • Da khô, để lại vết hằn không đàn hồi khi bị ép nhẹ trên da.
  • Mắt trũng.
  • Thóp trên đỉnh đầu mềm.
☛ Tham khảo thêm: Con em bị chướng bụng tiêu chảy làm sao để hết?

Cách xử trí khi trẻ 2 tháng tuổi bị tiêu chảy?

Với những dấu hiệu đã nêu trên chứng tỏ bé nhà chị đang bị tiêu chảy. Chị nên bình tĩnh để xử trí đúng cách giúp tình trạng của bé mau chóng thuyên giảm. Sau đây là một số lời khuyên cho mẹ khi bé bị tiêu chảy: Cho bú nhiều hơn: Trẻ 2 tháng tuổi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước nên mẹ cần phải cho trẻ bú nhiều hơn bình thường để bù lại lượng nước trong cơ thể đã mất. Sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tiêu chảy giúp bé hồi phục nhanh hơn. Nếu bé dùng sữa công thức, vẫn tiếp tục cho trẻ dùng trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ. Kiểm tra lại thực đơn: Mẹ hãy xem lại thực đơn ăn uống của mình xem có món nào lạ, dễ gây dị ứng, không đảm bảo vệ sinh hay không để điều chỉnh lại ngay. Vì trong giai đoạn này, có nhiều trẻ cũng đặc biệt dễ dị ứng với các protein trong sữa bò và sữa đậu nành. Thay đổi tư thế bú: Điều này cũng cần mẹ xem lại và điều chỉnh sao cho hợp lý. Bởi tư thế cho trẻ bú sai dễ gây ra tình trạng tiêu hóa không đều dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Khi trẻ bú cần cho trẻ bắt đúng núm vú, cho trẻ bú bên phải trước, sau đó chuyển sang bên trái. Khi trẻ bú xong, nên bế dựng và vỗ nhẹ vào lưng giúp trẻ ợ hơi, tránh tình trạng nôn trớ, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Vệ sinh cho bé: Mẹ nên thường xuyên kiểm tra và thay tã cho bé sạch sẽ. Nên vệ sinh cho trẻ bằng nước thay vì dùng khăn lau. Mẹ cũng có thể dùng thêm kem dưỡng giúp làn da của bé dễ chịu hơn. Đồng thời, giữ môi trường sống xung quanh bé thông thoáng, khô ráo. Người lớn khi chăm sóc bé cũng cần rửa tay sạch sẽ, tránh lây lan vi trùng gây bệnh. Dùng thuốc: Cha mẹ không nên cho trẻ tùy tiện dùng thuốc không kê đơn có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Cuối cùng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu tình trạng tiêu chảy ở bé 2 tháng tuổi có các dấu hiệu như:
  • Mất nước.
  • Sốt.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 - 3 ngày.
  • Đi tiêu chảy hơn 8 lần trong 8 giờ.
  • Nôn ói liên tục trong hơn 24 giờ.
  • Phân có chứa máu, chất nhầy hoặc mủ...
Với tình trạng của bé mà chị đã miêu tả trên, bé đã bị đi ngoài nhiều lần trong 3 ngày liền mà không đỡ. Chị cần đưa bé tới cơ sở y tế ngay lập tức để được các bác sĩ thăm khám cụ thể và điều trị. Nếu để kéo dài mà không có hướng điều trị khiến bé bị mất nước trầm trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Chúc chị và gia đình sức khỏe!
☛ Tìm hiểu chi tiết: Che mẹ nên làm gì khi trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...