3 bệnh nguy hiểm gây đau bụng đi ngoài ra máu bạn cần biết

Nếu thấy xuất hiện máu khi đi ngoài kèm theo đau bụng thì bạn nên cảnh giác, vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh tiêu hóa nguy hiểm.  Để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, hãy cùng trangphuclinhplus.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Đi ngoài ra máu là gì?

Máu trong phân là dấu hiệu xuất huyết trong đường tiêu hóa của bạn. Lượng máu tùy thuộc vào mức độ của bệnh, có thể nhìn thấy vài vệt máu trong khăn giấy vệ sinh hoặc nhỏ từng giọt xuống bồn cầu khi đi đại tiện. Nhưng cũng có trường hợp chảy máu với lượng nhiều hơn ở đường tiêu hóa trên gây xuất huyết nghiêm trọng. Đôi khi lượng máu quá nhỏ lại chỉ có thể được phát hiện bằng xét nghiệm tiềm ẩn trong phân.

Màu sắc của máu trong phân liên quan đến vị trí chảy máu trong đường tiêu hóa:

  • Nếu vị trí chảy máu càng gần hậu môn như trực tràng, đại tràng xích ma hoặc ngay tại hậu môn thì máu sẽ có màu đỏ tươi.
  • Trong khi đó, chảy máu ở những phần cao hơn của đại tràng sẽ thấy máu có màu đỏ sẫm hoặc màu hạt dẻ.
  • Ngoài ra, tùy thuộc vào thời gian máu lưu lại tại dạ dày và ruột non, màu sắc của phân sẽ thay đổi từ đỏ tươi, sang hạt dẻ rồi đến đen.
Nếu tình trạng chảy máu chỉ 1-2 lần với lượng nhỏ màu đỏ tươi thường không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, khi thấy tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài hoặc thường xuyên, nguyên nhân có thể do một số bệnh lý như trĩ, rò hậu môn, viêm đại tràng và ung thư trực tràng.

3 căn bệnh nguy hiểm gây đau bụng, đi ngoài ra máu

1. Viêm đại tràng

xuat huyet dai trang
Xuất huyết đại tràng là triệu chứng phổ biến nhất khi bị viêm loét đại tràng

Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây nên. Khi đại tràng và trực tràng bị viêm, các vết loét lan rộng gây tổn thương niêm mạc dẫn tới hiện tượng chảy máu đường tiêu hóa. Nếu chảy máu ở phía đầu của đại tràng thì khi đi ngoài người bệnh có thể thấy phân đen như bã cà phê, do máu di chuyển lâu trong đường ruột nên bị oxy hóa và chuyển màu. Nếu chảy máu ở trực tràng (phần cuối của đại tràng gần sát hậu môn) thì khi đi ngoài có thể thấy phân dính máu tươi. Tùy thuộc vào vết loét nông hay sâu mà lượng máu nhiều hay ít.

Nhiều trường hợp viêm đường ruột, có thể mất một lượng máu đáng kể. Chảy máu nghiêm trọng do viêm đại tràng có thể đe dọa đến tính mạng.

Một số triệu chứng khác của viêm đại tràng bao gồm:

  • Đau bụng âm ỉ, có thể khu trú hoặc lan tỏa toàn bụng.
  • Đi ngoài nhiều lần (4-5 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn).
  • Phân nát, không thành khuôn, có lẫn máu hoặc chất nhầy, có mùi hôi tanh. Thỉnh thoảng xen kẽ táo bón.

Tình trạng này thường kéo dài, diễn biến thành từng đợt. Nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp điều trị dứt điểm bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn mạn rất khó điều trị.

Cách điều trị

Nếu đi ngoài ra máu do viêm đại tràng hoặc bệnh viêm ruột khác, việc điều trị bằng thuốc phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, bao gồm:

  • Kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Thuốc chống viêm để làm dịu đường tiêu hóa.
  • Thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn phản ứng viêm.
Khi chảy máu nghiêm trọng không cầm được có thể cần phải phẫu thuật để cắt bỏ ruột kết.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho người viêm đại tràng cũng vô cùng quan trọng.

Thực phẩm nên ăn:

  • Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa chua.
  • Rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau cải, rau muống…
  • Hoa quả chín như hồng xiêm, xoài ngọt, chuối tây.
  • Khi bị táo bón nên tăng lượng chất xơ và giảm chất béo.

Thực phẩm không nên ăn:

  • Trứng, thịt mỡ, dưa cà muối.
  • Rượu hoặc đồ uống có cồn khác, cà phê, nước ngọt có ga.
  • Sữa chứa lactose như sữa bò, mật ong chứa hàm lượng cao sorbitol.
  • Rau sống, măng, ngô…
  • Thức ăn chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Khi bị tiêu chảy cần hạn chế chất xơ dạng không tan như các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt…

☛ Xem chi tiết: Khi nào cần khám đại tràng? Tìm hiểu các phương pháp khám

4. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết dạ dày có thể là nguyên nhân gây đau bụng khi đói

Xuất huyết tiêu hóa là gì?

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu ở đường tiêu hóa. Từ đó làm xuất hiện máu trong phân hoặc phân có màu đen, hắc ín. Mức độ chảy máu từ nhẹ đến nặng. Một số trường hợp nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng do mất máu quá nhiều.

Một số dấu hiệu cảnh báo xuất huyết tiêu hóa bao gồm:

  • Đại tiện ra máu, phân đen có màu hắc ín.
  • Phân lỏng, nát như bã chè, mùi khắm thối nặng.
  • Nôn ra máu màu đỏ hoặc nâu sẫm.
  • Tùy vào mức độ mất máu mà có thể gây triệu chứng chân tay lạnh, vã mồ hôi, ngất xỉu, tụt huyết áp, tiểu ít, thở nhanh nông…

Cách điều trị

Nếu tình trạng chảy máu ở ống tiêu hóa nhẹ thì có thể cải thiện bằng một số thay đổi dưới đây:

  • Tránh thực phẩm và tác nhân kích thích đường ruột như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga…
  • Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
  • Bỏ hút thuốc lá.

Khi lượng máu trong phân nhiều hoặc kèm với nôn ra máu thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức. Nếu xuất huyết nghiêm trọng và các xét nghiệm không tìm ra nguồn gốc chảy máu, bạn có thể cần phẫu thuật cắt toàn bộ ruột non.

5. Ung thư đại trực tràng

ung thu dai trang
Ung thư đại tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét đại tràng

Ung thư đại trực tràng là gì? Ung thư đại trực tràng gây đi ngoài ra máu?

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ hai chỉ sau ung thư gan. Trong ống tiêu hóa xuất hiện những polyp (khối u), phân đi qua chúng không chỉ khiến cơ thể khó chịu mà còn có thể gây tổn thương làm xuất hiện tình trạng chảy máu. Triệu chứng này xảy ra rất ít với biểu hiện đại tiện ra máu đỏ tươi, thông thường phân có lẫn cả máu và mủ.

Có nhiều trường hợp đi ngoài ra máu kéo dài nhưng lại chủ quan vì nghĩ rằng hiện tượng này do bệnh trĩ gây nên. Đa phần, bệnh nhân đến bệnh viện nội soi mới phát hiện ra ung thư đại trực tràng. Do vậy những người trên 45 tuổi nên tiến hành tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm có phương pháp kịp thời. Nếu được điều trị càng sớm, kết quả càng khả quan.

Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư trực tràng, bao gồm:

  • Chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng.
  • Mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt.
  • Co thắt dạ dày.
  • Cân nặng giảm bất thường.
  • Đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, phân nhỏ hẹp giống như bút chì.

Cách điều trị ung thư đại trực tràng

Ung thư đại tràng cần có một phác đồ thích hợp cho từng đối tượng. Bệnh nhân cần được xác định đang ở giai đoạn nào để tiến hành can thiệp. Thông thường, bước đầu tiên là phẫu thuật để loại bỏ polyp hoặc các phần của đại tràng bị ung thư. Sau đó người bệnh sẽ được hóa trị hoặc xạ trị tiếp tục loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại.

☛ Xem chi tiết: Đi cầu ra máu đông là dấu hiệu cảnh báo của bệnh gì?

Làm gì khi bị đau bụng đi ngoài ra máu?

Dù bất kỳ nguyên nhân nào gây đi ngoài ra máu đều là tình trạng không bình thường và cần được thăm khám bác sĩ. Nếu thấy lượng máu ít và không kèm thêm bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng bạn có thể thực hiện một số biện pháp ở tại nhà được nêu ở trên.

Tuy nhiên, có một số trường hợp khẩn cấp sau mà người bệnh cần đến trung tâm y tế ngay lập tức:

  • Phân có màu đen, hắc ín do chảy máu từ dạ dày, tá tràng, thực quản.
  • Chóng mặt, đau ngực, ngất xỉu, suy nhược, khó thở là dấu hiệu của việc mất quá nhiều máu.
  • Chảy máu kèm sốt, đau bụng.

Khi không điều trị dứt điểm, bệnh ngày càng nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài và thường xuyên hơn. Lúc này lượng máu mất đi nhiều gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh như:

  • Thiếu máu.
  • Chóng mặt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi.
  • Choáng, tụt huyết áp.
  • Ngất.
  • Nguy hiểm nhất là xuất huyết đường tiêu hóa với lượng máu chảy nhiều, ồ ạt có thể gây tử vong.

☛ Xem chi tiết: [Tổng hợp] các cách chữa đi ngoài ra máu – bạn nên biết

Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp cho người bệnh mắc bệnh đại tràng

Tràng Phục Linh là sản phẩm kết hợp giữa công nghệ hiện đại và y học cổ truyền, phù hợp cho bệnh nhân viêm đại tràng cấp và mạn tính.

Trang phuc linh plus
Tràng Phục Linh PLUS chứa công thức tối ưu hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm đại tràng co thắt

Thành phần

  • ImmuneGamma ……………..100mg
  • Cao Bạch Truật ……………..200mg
  • Cao Bạch Phục Linh ………..50mg
  • Cao Bạch Thược …………..50mg
  • Cao Hoàng Bá ……………. 50mg
  • 5-HTP ……………………….. 3mg

Công dụng

ImmuneGamma là hoạt chất được chiết xuất từ tế bào thành của Lactobacillus – đây là vi khuẩn có nhiều trong sữa chua. Hoạt chất này được bào chế theo công nghệ hiện đại của Mỹ giúp giải quyết triệt để 3 vấn đề lớn của bệnh đại tràng:

  • Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus.
  • Là nguyên liệu cho lợi khuẩn, từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Phục hồi tổn thương trong đại tràng, nhanh chóng làm lành các vết viêm, loét ở niêm mạc.

Hợp chất 5-hydroxytryptophan (5-HTP) sau khi được đưa vào cơ thể được chuyển hóa thành serotonin có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng, đau bụng và cải thiện tinh thần cho bệnh nhân.

Dược liệu Bạch Truật, Bạch Phục Linh, Bạch Thược và Hoàng Bá là những vị thuốc được sử dụng từ lâu có hiệu quả trong chữa các bệnh đường tiêu hóa.

Kết hợp các thành phần trong công thức, giúp:

  • Giảm các triệu chứng của viêm đại tràng như đi ngoài ra máu, tiêu chảy xen lẫn với táo bón, đau bụng, phân sống, phân nát…
  • Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa, giảm kích thích gây co thắt đại tràng.

Tràng Phục Linh PLUS có ưu điểm:

  • Kết hợp hoàn hảo giữa dược liệu thiên nhiên và chế phẩm sinh học giúp tăng cường hiệu quả trong bệnh viêm đại tràng.
  • An toàn cho người sử dụng, không gây tác dụng phụ và tương tác với thuốc khác.
  • Đặc biệt, sản phẩm được các chuyên gia của Trường Y Keck, Trường Đại học Y Hà Nội chỉ ra tác dụng giảm co thắt đại tràng, giảm số lần đi ngoài, hồi phục niêm mạc đại tràng nhanh chóng.

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu gây đi ngoài ra máu và cách điều trị cụ thể đối với từng bệnh. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng này, từ đó tìm ra được biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.verywellhealth.com/causes-of-bloody-stool-1124078
  • https://www.webmd.com/digestive-disorders/blood-in-stool#3-8
  • https://www.healthline.com/health/bleeding-hemorrhoid#treatment
  • https://www.healthline.com/health/bleeding-hemorrhoid#outlook
  • https://www.healthline.com/health/blood-when-i-wipe
Cập nhật lúc: 19/04/2024
⭐ Từ 27/07-06/08: Tích đủ 6 điểm Tràng Phục Linh (nhãn xanh), Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Bạch Cam Trà hoặc Tô Sơn Trà Tràng Phục LInh. Chương trình áp dụng song song với khuyến mãi Tích 6 điểm tặng 1 thường niên. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...