Đi cầu ra máu đông là dấu hiệu cảnh báo của bệnh gì?

Anh Lê Khánh Minh ở Hà Nội có câu hỏi cần được giải đáp: "Chào bác sĩ, tôi là Minh, năm nay 45 tuổi. Dạo gần đây, tôi thường đi ngoài ra máu, thỉnh thoảng có cục máu đông. Tình trạng này vẫn kéo dài trong mấy ngày hôm nay khiến tôi vô cùng lo lắng. Xin hỏi bác sĩ, đi ngoài ra máu đông là bệnh gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? Bây giờ tôi nên làm gì? Xin cảm ơn bác sĩ." di ngoai ra mau dong

Trả lời

Chào bạn Minh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Sau đây là phần trả lời của chuyên gia dành cho bạn. Đi ngoài ra máu đông là tình trạng trong phân có lẫn máu đông hoặc đi cầu ra máu cuối bãi. Màu máu trong phân phụ thuộc nguyên nhân và vị trí gây ra bệnh.
  • Máu có màu đỏ tươi là máu chảy ít trong đại tràng hoặc trực tràng.
  • Máu có màu đỏ sẫm hoặc hạt dẻ là triệu chứng chảy máu nhiều hơn ở đại tràng hoặc ruột non.
  • Phân sẫm màu và giống màu hắc ín thường chỉ xuất hiện khi chảy máu trong dạ dày, ví dụ do loét dạ dày tá tràng.
Hầu hết các hiện tượng gây đi cầu ra máu đông đều nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nó cũng có thể do một số nguyên nhân bệnh lý phổ biến dưới đây.

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Bệnh trĩ

benh tri Nguyên nhân phổ biến nhất của đi ngoài chảy máu là bệnh trĩ. Bệnh trĩ là hiện tượng sưng các mạch máu ở trực tràng hoặc hậu môn gây đau, ngứa và chảy máu, đôi khi là xuất hiện các cục máu đông. Thông thường, bệnh trĩ gây chảy máu trực tràng và không thấy đau, máu có màu đỏ tươi phủ lên phân. Trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện vài giọt trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhỏ từng giọt vào bồn cầu. Tình trạng không quá nguy hiểm và không dẫn đến ung thư. Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến hiện nay và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các yếu tố nguy cơ cao gây bệnh trĩ như: ngồi lâu, táo bón mạn tính, căng thẳng khi đi tiêu, lười vận động, làm việc nặng nhọc... Một số triệu chứng khác ở hậu môn như:
  • Ngứa hoặc kích thích.
  • Đau, khó chịu, sưng.
Để hiểu hơn các triệu chứng của bệnh trĩ, mời bạn tham khảo video dưới đây: [youtube id="IwhBZUtYSu0"][/youtube]

Rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Bệnh xuất hiện các vết rách ở niêm mạc hậu môn hoặc ở những vùng da xung quanh hậu môn. Điều này xảy ra khi phân rất cứng, khó đi ngoài, cộng thêm áp lực của chuyển động ruột làm cho da bị rách. Rò hậu môn có thể khiến bạn nhìn thấy máu trong phân khi đi vệ sinh cũng như thấy rát khi đi tiêu. Một số dấu hiệu cảnh báo khác bao gồm:
  • Đau nhức ở dưới mông.
  • Sốt.
  • Đỏ, sưng, chảy dịch mủ ở hậu môn.
Các vết nứt hậu môn thường tự khỏi theo thời gian. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ giảm các triệu chứng như bổ sung chất xơ, thoa dầu hoặc kem vào hậu môn...

Áp xe (tổ chức viêm nhiễm)

Có những tuyến nhỏ bên trong hậu môn với nhiệm vụ thải phân ra bên ngoài. Các tuyến này khi bị nhiễm trùng gây áp xe hoặc lỗ rò. Một trong những triệu chứng nhận biết áp xe hậu môn đó là hiện tượng chảy mủ có thể màu vàng và đặc, đại tiện ra máu và phân có nhầy.

Viêm túi thừa

viem tui thua Viêm túi thừa là hiện tượng các túi nhỏ phát triển trong những đoạn ruột bị suy yếu dẫn đến viêm. Bệnh thường xuất hiện khi chế độ ăn uống thiếu nhiều chất xơ. Những túi thừa này nhô ra khỏi thành ruột dễ gây nhiễm trùng và chảy máu, dẫn đến tình trạng trong phân xuất hiện các cục máu đông. Ngoài ra, có thể gặp một số tín hiệu khác như:
  • Đau bụng.
  • Thay đổi thói quen đi tiêu.
  • Sốt
Điều trị viêm túi thừa có thể bao gồm thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thay đổi chế độ ăn trong trường hợp nhẹ hoặc phẫu thuật khi nghiêm trọng.

Polyp

Polyp là những khối u lành tính xuất hiện bên trong ống tiêu hóa do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết. Polyp thường không xuất hiện cảnh báo trước. Nhưng đôi khi, các polyp tiền ung thư gần phần cuối của đại tràng có thể gây đi ngoài chảy máu giống như bệnh trĩ. Những polyp này thường tồn tại ở đại tràng trong nhiều năm trước khi phát triển thành ung thư. May mắn là chúng có thể được loại bỏ rất an toàn khỏi đại tràng, ngăn ngừa sự tiến triển thành ung thư nếu như được chẩn đoán kịp thời.

Ung thư đại trực tràng

ung thu truc trang Nhiều người đã bỏ qua bệnh ung thư trực tràng dù gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu trong nhiều năm vì cho rằng đó là triệu chứng của bệnh trĩ. Từ đó mà để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng bao gồm:
  • Đi ngoài kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt và phủ lên phân. Phân có thể dẹt và mỏng.
  • Đau bụng, tiểu buốt, tiểu không tự chủ.
  • Rối loạn tiêu hóa: số lần đi đại tiện tăng lên, lúc tiêu chảy, lúc táo bón.
  • Người mệt mỏi, giảm cân bất thường. Nếu như bạn không ăn kiêng hoặc tập luyện thì dấu hiệu này không nên coi thường.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh phải kể đến như:
  • Tắc ruột khiến 30% trường hợp ung thư đại tràng phải tiến hành mổ cấp cứu.
  • Thủng ruột có thể dẫn đến tử vong.
  • Di căn sang gan, buồng trứng, lách... ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Đây là lý do tại sao bất kỳ ai trong phân có máu nên đến thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân. Nếu ung thư đại tràng được chẩn đoán sớm, bệnh có thể kiểm soát được. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người nên bắt đầu tầm soát ung thư đại tràng từ 45 tuổi trở lên.

Viêm loét đại tràng

viem dai trang Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm ở niêm mạc đại tràng với mức độ tổn thương khác nhau. Trong giai đoạn đầu, niêm mạc đại tràng có dấu hiệu loét, viêm, chảy máu. Mức độ nặng hơn, các vết loét bị xung huyết và phát triển thành các ổ áp xe nhỏ. Một số dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng:
  • Đau bụng, sôi bụng.
  • Đi cầu ra máu, đôi khi kèm theo các cục máu đông.
  • Cảm giác đi tiêu không hết.
  • Người khó chịu, mệt mỏi, chán ăn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: [Đừng chủ quan] viêm đại tràng đi ngoài ra máu

Viêm loét dạ dày tá tràng

Chảy máu từ các bộ phận cao hơn trong đường tiêu hóa, ví dụ như dạ dày gây tình trạng đi ngoài ra máu đông, có màu đen giống như hắc ín. Nguyên nhân do lượng dịch tiêu hóa trong ruột tiết ra quá nhiều tác động đến lớp niêm mạc gây ra loét. Từ đó làm niêm mạc chảy máu khiến phân có màu đen. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp xuất huyết tiêu hóa có màu đỏ tươi. Các tín hiệu cảnh báo có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của các vết loét, bao gồm:
  • Đau bụng.
  • Cục máu đông trong phân.
  • Đầy hơi, nôn ra máu.
  • Thay đổi trọng lượng cơ thể.
Bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng tiết dịch vị như thuốc ức chế bơm protein, đối kháng thụ thể histamin H2 cho người bị bệnh loét dạ dày tá tràng.

Nhiễm vi khuẩn đường ruột

Một số loại vi sinh vật như salmonellashigella gây nhiễm trùng đường ruột. Bệnh có thể gây đi ngoài ra máu đông, đau rát hậu môn, căng thẳng khi đi đại tiện.
Chú ý tình trạng phân sẫm màu khi đi tiêu cũng có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với máu trong phân. Một số loại thực phẩm như cam thảo đen, quả mọng sẫm màu (việt quất, mâm xôi) làm thay đổi màu phân của bạn tương tự như hiện tượng chảy máu trực tràng. Nếu nhận thấy phân có màu thay đổi hãy nghĩ xem bạn đã ăn những loại thức ăn gì gần đây.

Đi ngoài ra máu đông khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Chảy máu không rõ nguyên nhân luôn là lý do cần phải được bác sĩ chẩn đoán. Nếu xuất hiện cục máu đông trong phân, đó là dấu hiệu của việc chảy máu với số lượng đáng kể hoặc đã bị chảy máu trong một thời gian. Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu gặp các triệu chứng kèm theo sau cần đến gặp bác sĩ ngay:
  • Sốt cao.
  • Nôn ra máu.
  • Đau bụng dữ dội hoặc không thuyên giảm, ngày càng tăng.
  • Mạch đập nhanh.
  • Chóng mặt, ngất xỉu.
☛ Tìm hiểu thêm: Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đỏ, hồng là bệnh gì? Cách khắc phục?

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán

Bác sĩ xác định nguyên nhân gây chảy máu dựa trên các triệu chứng kèm theo và kết quả xét nghiệm. Trong thăm khám, bệnh nhân cần trả lời một số câu hỏi sau:
  • Tình trạng chảy máu: tần suất, số lượng, màu sắc.
  • Thói quen đi tiêu.
  • Các khó chịu khác như đau, chóng mặt, táo bón...
  • Tiền sử gia đình: người thân đã có ai mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc bất kỳ loại ung thư nào khác hay không?
noi soi khi di ngoai mau dong Đồng thời, bác sĩ cần xác định nguyên nhân chảy máu bằng cách khám trực tràng:
  • Kiểm tra bên ngoài hậu môn, đưa ngón tay đeo găng vào trực tràng để cảm nhận cục u hoặc bất thường khác.
  • Xét nghiệm máu để đánh giá mức độ mất máu, khả năng đông máu và nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nội soi đại tràng.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT giúp chẩn đoán viêm túi thừa, khối u trong ruột...

Điều trị

Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định từng loại thuốc thích hợp hoặc phẫu thuật nếu cần thiết. Đối với nguyên nhân nghiêm trọng hơn có thể tiến hành phẫu thuật:
  • Viêm ruột có khoảng 25% trường hợp cần cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột (1).
  • Ung thư đại tràng giai đoạn cuối, phẫu thuật được chỉ định để loại bỏ khối u, các tổn thương mô xung quanh, kết hợp thêm hóa trị liệu, thuốc...
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: [Tổng hợp] các cách chữa đi ngoài ra máu - bạn nên biết

Đi đại tiện ra máu đông phải làm gì? Thực phẩm nên ăn và không nên ăn?

Thay đổi lối sống Với những bệnh thông thường, bước đầu tiên trong việc điều trị bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và lối sống:
  • Giảm thiểu căng thẳng khi đi tiêu bằng cách bổ sung chất xơ, những thực phẩm giúp làm mềm phân.
  • Tăng cường thể dục thể thao với cường độ vừa phải.
  • Không dành nhiều thời gian ở nhà vệ sinh.
  • Đi lại nhiều hơn, giúp máu lưu thông và ngăn ngừa đông máu.
  • Uống đủ 2 lít nước hoặc chất lỏng khác mỗi ngày như sinh tố trái cây, rau củ.

Thực phẩm nên ăn

Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, khi ăn uống khoa học, hợp lý giúp ngăn ngừa bệnh phát triển. Với những người đi đại tiện ra máu đông cần bổ sung một số thực phẩm dưới đây. Thực phẩm giàu rutin: Hoạt chất này thuộc nhóm flavonoid có khả năng chống oxy hóa và tăng cường sức bền của thành mạch máu, làm tăng sự bền vững của hồng cầu. Từ đó cải thiện hiện tượng chảy máu, tổn thương niêm mạc, suy yếu tĩnh mạch. Một số thực phẩm chứa hàm lượng cao rutin như cam, diếp cá, nụ hòe...
Rutin có lợi cho người đi cầu ra máu tuy nhiên nó không được dùng trong trường hợp nghẽn mạch hoặc máu có độ đông cao.
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ bo sung chat xo Chế độ ăn uống ít chất xơ là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Việc thiếu chất xơ khiến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn căng và sưng lên dẫn đến đau, viêm, chảy máu... Một số loại thực phẩm giàu chất xơ nên ăn như:
  • Khoai lang.
  • Các loại đậu.
  • Hoa quả như mâm xôi, bơ, dưa hấu.
  • Các loại rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh.
  • Ngũ cốc nguyên hạt.

Thực phẩm cần tránh khi đi cầu ra máu đông

Ngoài những thực phẩm tốt giúp cải thiện bệnh hiệu quả cần hạn chế một số loại sau:
  • Đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu.
  • Thực phẩm cay nóng do gây kích ứng các vết nứt vùng hậu môn.
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn.
  • Đu đủ xanh, chuối tiêu xanh... chứa nhiều pectin có khả năng hút nước khiến phân trở nên khô cứng hơn.

Giải pháp cho người đi ngoài ra máu do bệnh đại tràng

Một trong những nguyên nhân đi tiêu ra máu là do bệnh lý về đại tràng. Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học, người bệnh có thể sử dụng thêm thực phẩm chuyên biệt cho người viêm đại tràng. Tràng Phục Linh Plus là sự lựa chọn phù hợp trong trường hợp này. Tràng Phục Linh Plus là sản phẩm kết hợp của y học hiện đại và y học cổ truyền làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh đại tràng. Dành cho các đối tượng:
  • Người mắc viêm đại tràng cấp và mạn tính, hội chứng ruột kích thích.
  • Người có các biểu hiện: đi ngoài nhiều lần trong ngày, trong phân xuất hiện các cục máu đông, sôi bụng...
  • Đã sử dụng nhiều loại thuốc tây và đông y nhưng không cải thiện được tình trạng bệnh.
trang phuc linh plus - Để tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm và tư vấn, xem TẠI ĐÂY - Để tìm địa chỉ gần nhất, mời bạn xem danh sách TẠI ĐÂY Sự xuất hiện các cục máu đông trong phân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như viêm túi thừa, viêm đại tràng và ung thư đại tràng. Nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo triệu chứng khác, bạn nên đi khám để xác định được chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Nguồn tham khảo
  • https://www.healthline.com/health/blood-clot-in-stool#takeaway
  • https://www.uptodate.com/contents/blood-in-the-stool-rectal-bleeding-in-adults-beyond-the-basics
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/blood-clots-in-stool#peptic-ulcer-disease
  • (1) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470312/

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...