Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
Bạn không khỏi lo lắng khi gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Trong nhiều trường hợp đó là biểu hiện thông thường của chứng táo bón nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe như viêm đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí ung thư. Hãy đi tìm đáp án cho câu hỏi “Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì” qua những thông tin sau đây nhé.
Mục lục
Hiện tượng đi ngoài ra máu là gì?
Đi ngoài ra máu là tình trạng có lẫn máu trong phân hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, thậm chí màu thâm đen. Màu máu trong phân tùy thuộc vào tình trạng từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
- Đi ngoài ra máu đỏ tươi: Thường khởi phát từ những tổn thương ở quanh khu vực hậu môn, trực tràng, đại tràng.
- Đi ngoài ra máu phân đen: Thường nguyên nhân do xuất huyết ống tiêu hóa.
Thông thường, đi ngoài ra máu thường do táo bón và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cũng có thể do một số nguyên nhân bệnh lý khác nguy hiểm hơn.
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
Đi ngoài ra máu là cơ thể bị chảy máu ở vị trí nào đó trong hệ thống tiêu hóa. Máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi nhìn trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân khi đại tiện. Thậm chí máu có thể chảy nhiều hơn và nhỏ thành giọt trong quá trình đại tiện. Một số bệnh lý sau đây có thể khiến người bệnh bị đi ngoài ra máu như:
Bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ khá phổ biến, có tới hơn 60% người có dấu hiệu đi ngoài ra máu là do bệnh lý này gây nên. Ban đầu chỉ xuất hiện máu trên phân hay giấy vệ sinh. Nhưng khi tình trạng bệnh nặng thậm chí máu chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia, nặng hơn chỉ cần người bệnh đứng hay ngồi xổm máu cũng chảy ra kèm theo hiện tượng đau rát.
Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và khá phổ biến hiện nay. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ bao gồm táo bón, ngồi lâu, kém vận động, mang thai, làm việc nặng nhọc…
Rò ống tiêu hóa
Rò ống tiêu hóa là hiện tượng các lỗ rò xuất hiện giữa hậu môn, trực tràng hoặc giữa hậu môn, da. Tình trạng này có thể gây ra rò rỉ mủ và dịch tiêu hóa hoặc có thể rò máu ra khỏi cơ thể khiến phân có lẫn máu. Rò ống tiêu hóa cần được điều trị bằng phẫu thuật và sử dụng các liệu pháp kháng sinh để cải thiện tình trạng.
Nứt hậu môn
Nứt hậu môn là tình trạng các vết nứt hoặc vết rách xảy ra ở hậu môn. Các vết nứt có thể xuất hiện do người bệnh đi ngoài phân lớn, cứng gây ra đau đớn. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này như táo bón, mang thai, sinh con, bệnh Crohn…Đôi khi bệnh trĩ cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nứt hậu môn.
Nứt hậu môn là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi hoặc máu dính trên phân hay giấy vệ sinh. Các vết nứt gây ra không ít đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Thông thường, các vết nứt có thể tự lành. Để hỗ trợ giảm triệu chứng bạn có thể thực hiện các biện pháp như làm mềm phân, bổ sung chất xơ, thoa dầu hoặc kem vào hậu môn.
Viêm túi thừa
Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên thành ruột kết, chúng có thể xuất hiện suốt đại tràng, đặc biệt khá phổ biến ở đoạn cuối bên trái của đại tràng hay còn được gọi là đại tràng sigma.
Túi thừa thường xuất hiện ở những người có chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Bệnh túi thừa hay viêm túi thừa là tình trạng phổ biến gây chảy máu gián đoạn hoặc liên tục kéo dài. Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện các triệu chứng. Trong trường hợp chảy máu kéo dài và nghiêm trọng cần phải phẫu thuật để loại bỏ túi thừa.
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Trong đó phải kể tới nguy cơ gây viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn tới chảy máu. Tùy thuộc nguyên nhân gây ra (nấm, virus hay vi khuẩn) mà người bệnh phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus hay thuốc chống nấm tương ứng.
Sa trực tràng
Sa trực tràng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở người lớn tuổi. Sa trực tràng gây đi ngoài ra máu và đau bụng dưới. Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp này. Điều trị nội khoa tuy cần thiết nhưng chỉ góp một phần vào kết quả của điều trị.
Viêm ruột
Bệnh viêm ruột bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Bệnh lý này có thể dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu (máu đỏ tươi trong trường hợp viêm loét đại tràng, máu đỏ sẫm trong trường hợp bệnh Crohn). Các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc, thay đổi lối sống hoặc phẫu thuật.
☛ Xem thêm: [Đừng chủ quan] viêm đại tràng đi ngoài ra máu
Polyp
Polyp xuất hiện do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết. Đây là những khối u lành tính lồi vào trong lòng ruột kết. Tình trạng này khá phổ biến, theo thống kê có thể ảnh hưởng tới 25% người trưởng thành trên 50 tuổi. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng có thể gây kích ứng dẫn tới viêm và chảy máu. Polyp có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật để cắt bỏ.
Ung thư đại trực tràng
Đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng. Nhiều trường hợp bị ung thư do polyp phát triển thành. Ngoài đi cầu ra máu, người bệnh còn có các biểu hiện khác như:
- Đau bụng.
- Táo bón.
- Buồn nôn, nôn.
- Thay đổi thói quen đại tiện.
- Tiểu buốt, tiểu không tự chủ.
- Phân dẹt và lỏng.
- Người mệt mỏi, giảm cân đột ngột.
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài ra máu. Máu có thể xuất hiện trong phân hoặc chất nôn, đôi khi máu có thể xuất hiện dưới dạng phân có màu hắc ín hoặc đen. Trong trường hợp xuất huyết cấp tính, người bệnh cần điều trị cấp cứu nhằm tránh các rủi ro gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
Bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ là nhiễm trùng đường ruột, nguyên nhân do vi khuẩn salmonella và shigella gây ra. Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc với vi khuẩn trong phân. Vi khuẩn gây kiết lỵ có thể lây nhiễm qua thức ăn bẩn, nước uống bị nhiễm bẩn…
Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Đau rát hậu môn.
- Đau quặn bụng.
- Khó khăn khi đại tiện.
- Sốt, mất nước.
- Đi tiểu nhiều lần.
Xem thêm:
Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Hiện tượng đi ngoài ra máu nếu không được điều trị kịp thời khiến người bệnh bị mất máu, cơ thể suy nhược và có thể biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm khác như:
Thiếu máu trầm trọng: Máu có vai trò quan trọng đối với sự sống, chúng là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Bị đi ngoài ra máu khiến cơ thể thiếu máu làm các hoạt động trong cơ thể bị suy giảm, thậm chí ngưng trệ. Với người bệnh nặng, thiếu máu có thể gây suy giảm trí nhớ, mất kiểm soát…
Ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt: Đi ngoài ra máu gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, ảnh hưởng tới tinh thần là điều dễ nhận thấy nhất. Với người bị đi ngoài ra máu do mắc viêm đại tràng còn khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn, mất ngủ…
Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: Phần lớn người bệnh có dấu hiệu đi ngoài ra máu thường rất mệt mỏi, ham muốn tình dục giảm. Chúng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm trạng, tâm lý và hứng thú khi “làm chuyện ấy”. Điều này khiến đời sống vợ chồng gặp khó khăn khiến hạnh phúc gia đình bị suy giảm.
Giảm sức đề kháng: Đại tiện ra máu do hệ tiêu hóa hoạt động không tốt khiến cơ thể mệt mỏi, tâm trạng bất an. Những điều này khiến cơ thể mất đi sức đề kháng, hệ miễn dịch trở nên rệu rã. Trong khi hệ miễn dịch và hệ lợi khuẩn là tuyến phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Khi hệ thống phòng thủ bị chiếm đóng, hoạt động của các cơ quan khác đều bị ảnh hưởng.
Đi ngoài ra máu khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện thông thường, tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu đi ngoài ra máu với số lượng nhiều, kéo dài và gây đau đớn cần tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách cải thiện hiệu quả. Người bệnh nên đi khám khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần.
- Trẻ nhỏ đi ngoài phân đẫm máu.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Sức khỏe suy giảm.
- Đau bụng, sưng bụng.
- Sốt cao.
- Buồn nôn, nôn.
- Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng.
- Hình dáng và kết cấu phân thay đổi bất thường và kéo dài hơn 3 tuần.
- Đi cầu hoặc đi tiểu không kiểm soát.
Hãy tới trung tâm y tế để được thăm khám nếu đi ngoài ra máu kèm theo sốt cao.
Làm gì để chẩn đoán đi ngoài ra máu
Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ đề nghị người bệnh mô tả lại về lượng máu nhìn thấy khi đi đại tiện và thực hiện một số xét nghiệm công thức máu nhằm xác định tình trạng mất máu. Tiếp theo đó, tùy thuộc lượng máu đã mất của người bệnh mà thực hiện các bước chẩn đoán tiếp theo.
Với trường hợp khẩn cấp:
Nếu bị mất lượng máu lớn, bác sĩ có thể tiến hành nội soi khẩn cấp. Nội soi có thể bao gồm nội soi đường tiêu hóa trên và nội soi đường tiêu hóa dưới. Khi đã xác định được nguồn gây chảy máu, bác sĩ đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng này.
Với trường hợp không khẩn cấp:
Nếu chảy máu không đe dọa trực tiếp tới tính mạng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu trong phân.
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ.
- Kiểm tra trực tràng.
- Nội soi.
☛ Đọc thêm: Đi ngoài ra máu tươi sau sinh có nguy hiểm không?
Phương pháp chữa trị khi bị đi ngoài ra máu
Điều trị tình trạng đi ngoài ra máu cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Cách tốt nhất chính là xác định nguyên nhân gây chảy máu trong đường tiêu hóa từ đó có biện pháp điều trị cụ thể, chính xác với từng trường hợp. Một số biện pháp bao gồm:
Xử lý tại nhà
Trong trường hợp, người bệnh chưa thể tới bệnh viện ngay lập tức có thể tham khảo một số cách chăm sóc tại nhà như sau nhằm duy trì nhu động ruột bình thường, hỗ trợ ngăn ngừa đi ngoài ra máu.
Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách:
- Bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Các loại rau xanh, trái cây như rau mồng tơi, rau má, rau đay, rau khoai lang, rau sam, rau cần…các loại củ quả như đu đủ, bưởi, thanh long, vừng đen…
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp phân mềm ra, dễ đi đại tiện.
- Bổ sung các thực phẩm giàu magie, các loại quả giàu vitamin C, nguồn thực phẩm giàu rutin.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, cà phê, chè đặc, bia rượu và các chất kích thích khác.
Bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày để cải thiện chứng đi ngoài ra máu do táo bón…
Xây dựng thói quen sinh hoạt và làm việc hợp lý, cụ thể:
- Tập thói quen tốt khi đại tiện: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi đại tiện nhằm phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn. Đồng thời nên tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, không nên rặn mỗi khi đi đại tiện.
- Vận động thường xuyên bằng cách tập thể dục thường xuyên nhằm tăng cường lưu thông máu, nhu động ruột hậu môn, thúc đẩy tiêu hóa.
- Giữ tâm trạng thoải mái: Stress, tâm trạng tiêu cực có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của niêm mạc ruột, lưu thông máu khiến một số bệnh lý trở nặng hơn.
Với người bệnh đi ngoài ra máu do trĩ hoặc nứt hậu môn có thẻ ngâm hậu môn trong bồn nước ấm nhằm giảm đau hiệu quả.
Điều trị y tế bằng Tây y
Tùy thuộc từng nguyên nhân gây đi ngoài ra máu mà bác sĩ có biện pháp để cải thiện và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Các phương pháp điều trị thường áp dụng như:
- Dùng thuốc.
- Phẫu thuật.
Khi có dấu hiệu đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhiều, đại tiện ra máu, thay đổi tính chất phân, số lần đại tiện thay đổi người bệnh nên đi khám ở những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506Bài viêt liên quan
- Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà
- Nguyên nhân vì sao cứ viêm đại tràng là đi cầu nhiều lần? Liệu Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?
- Đau bụng đi ngoài chóng mặt toát mồ hôi là bệnh gì? Cách cải thiện!
- Bị đau bụng đi ngoài có uống sữa được không?
- Đau bụng đi ngoài có phải Covid? Cách phân biệt?
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này
Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh
Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất
Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp
Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi
Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với
Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn
Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều