Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý ngày càng phổ biến ở nước ta, chiếm tỉ lệ từ 15 – 20% dân số. Vậy nên, việc dùng thuốc là điều hết sức cần thiết để kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Do đó, việc hiểu rõ các loại thuốc trong điều trị giúp người bệnh có thể dùng thuốc an toàn và hiệu quả. 

hoi-chung-ruot-kich-thich-uong-thuoc-gi
Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

Tại sao phải điều trị hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích (còn được gọi là đại tràng kích thích, viêm đại tràng co thắt, đại tràng chức năng,…) là bệnh lý về rối loạn chức năng ruột già với các triệu chứng tái đi, tái lại.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy và táo bón xen kẽ, đầy hơi, chướng bụng. Các triệu chứng này rất dễ tái phát nên gây ra nhiều rắc rối trong công việc cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, các triệu chứng này nếu không được điều trị sớm sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và ngày càng khó điều trị.

Ngoài ra, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng sau nếu không được điều trị kịp thời:

➤ Ứ phân trong đại tràng: Tình trạng táo bón lâu ngày khiến phân không được thải ra ngoài và dẫn đến ứ phân trong đại tràng. Biến chứng này thường gặp ở những người lớn tuổi.

➤ Không dung nạp một số thực phẩm: Các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn bổ sung các thực phẩm: lúa mì, cà phê, trái cây họ cam, quýt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, sữa,…

➤ Suy dinh dưỡng: Ruột là cơ quan có chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nên người mắc hội chứng ruột kích thích có nguy cơ cao bị thiếu chất và lâu dần có thể bị suy dinh dưỡng.

➤ Rối loạn tâm lý: Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng đến các yếu tố thần kinh khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn, lo lắng, chán nản. Đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến triệu chứng của bệnh diễn biến nặng hơn. Điều này lại tiếp tục ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý mạn tính nên đòi hỏi người bệnh phải điều trị trong một thời gian dài. Người bệnh nên kết hợp điều trị bằng thuốc, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và luyện tập thể dục thể thao để đạt được hiệu quả cao trong điều trị.

☛ Tìm hiểu thêm: Đừng nhầm lẫn giữa viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích!

Các thuốc Tây y điều trị hội chứng ruột kích thích

Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng một số thuốc sau:

Thuốc chống tiêu chảy

Loperamid và Racecadotril là hai thuốc trị tiêu chảy được sử dụng phổ biến hiện nay. Loperamid và Racecadotril được dùng trong điều trị tiêu chảy cấp không đặc hiệu (nguyên nhân bị tiêu chảy không phải do nhiễm khuẩn) và tiêu chảy mạn tính (do bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…).

☛ Loperamid: là dẫn xuất của Pethidin, thuộc nhóm opioid tổng hợp, tuy nhiên ở liều điều trị thuốc ít có tác động lên hệ thần kinh trung ương và rất ít gây nghiện. Thuốc có tác dụng trực tiếp lên cơ dọc thành ruột, từ đó làm giảm nhu động ruột và giảm số lần đi ngoài.

Ngoài ra, Loperamid còn có tác dụng tăng co thắt cơ hậu môn nên ngăn cản quá trình tống thức ăn, phân ra ngoài, nhờ đó làm giảm sự mất nước, chất điện giải và cầm tiêu chảy nhanh.

Tác dụng không mong muốn: Loperamid khi dùng liều cao kéo dài gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tình trạng táo bón, khô miệng, buồn nôn, chướng bụng, tắc liệt ruột. Bên cạnh đó, Loperamid còn tác động lên thần kinh trung ương gây nhức đầu, chóng mặt, ngủ gật, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hôn mê, trầm cảm. Tuy nhiên, tác dụng này thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi.

Chống chỉ định: 

  • Trẻ dưới 6 tuổi.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Người bị viêm loét chảy máu đại tràng cấp, viêm ruột do nhiễm khuẩn và viêm đại tràng giả mạc.
  • Bụng chướng.
  • Người bị suy gan.
thuoc-tri-tieu-chay
Loperamid là thuốc trị tiêu chảy được dùng phổ biến hiện nay

☛ Racecadotril: Có tác dụng ức chế enzym enkephalinase, qua đó làm giảm sự tiết dịch khi có sự tăng tiết và giảm thể tích phân. Nhờ đó, tình trạng tiêu chảy được kiểm soát. Tuy nhiên, khả năng cầm tiêu chảy của Racecadotril không nhanh và mạnh bằng Loperamid.

Loperamid và Racecadotril đều không có tác dụng bù nước và điện giải, vậy nên khi gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài, bạn cần bổ sung nước và điện giải bằng cách uống nhiều nước, uống Oresol hoặc dung dịch Ringer lactat.

Thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng được bác sĩ chỉ định dùng khi bạn bị táo bón không rõ nguyên nhân, táo bón do dùng thuốc hoặc táo bón do bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Dựa vào cơ chế tác dụng, thuốc nhuận tràng được chia thành: nhuận tràng thẩm thấu, nhuận tràng kích thích, nhuận tràng tạo khối,…

☛ Nhuận tràng thẩm thấu: Cơ chế của nhóm thuốc này là dựa vào đặc tính thẩm thấu, làm tăng lượng nước hấp thu vào lòng ruột, từ đó làm mềm và tăng khối lượng phân. Kết quả là phân dễ dàng được tống xuất ra ngoài. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu thường dùng trong điều trị là: Lactulose, Sorbitol,…

☛ Nhuận tràng kích thích: Nhóm thuốc này tác dụng lên đầu dây thần kinh ở niêm mạc ruột nên làm tăng nhu động ruột. Nhờ đó, phân dễ dàng di chuyển trong đường ruột. Đại diện của nhóm thuốc này là Phenolphthalein, muối Magie, Docusat natri, Bisacodyl,…

Tác dụng không mong muốn bao gồm đau bụng, mất trương lực ruột khi sử dụng kéo dài, rối loạn nước và điện giải, hạ kali máu. Thuốc chống chỉ định cho người bị táo bón lâu ngày, tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm dạ dày.

☛ Nhuận tràng tạo khối: Là các polysaccarid thiên nhiên (ở dạng hạt, chất xơ, chất nhầy,…) hoặc polysaccarid tổng hợp. Khi hút nước, các chất này tạo thành khối gel làm mềm phân đồng thời kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Các thuốc được sử dụng phổ biến: Inulin, Fructo-oligosaccharid, Galacto-oligosaccharid,…

Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: đầy hơi, tiêu chảy, co thắt dạ dày,… Không sử dụng thuốc cho các đối tượng sau: người bị viêm ruột thừa, tắc ruột, viêm dạ dày, viêm ruột hoặc chảy máu trực tràng.

Khi sử dụng thuốc, bạn nên uống nhiều nước để tránh bị tắc nghẽn ruột và táo bón ngược. Do đó, bạn không nên uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Thuốc chống co thắt cơ trơn

thuoc-chong-co-that-co-tron
Thuốc chống co thắt cơ trơn có tác dụng làm giãn cơ trơn và giảm đau hiệu quả

Cơ trơn có mặt trong ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột), tử cung, mạch máu và các đường dẫn khí trong phổi,… Thuốc chống co thắt cơ trơn có tác dụng giãn cơ trơn, làm giảm cường độ và tần suất co bóp của cơ trơn, từ đó giảm các cơn đau do co thắt đường tiêu hóa gây ra.

Thuốc chống co thắt được dùng để làm giảm cơn đau bụng và phòng ngừa tình trạng căng thẳng ở người mắc hội chứng ruột kích thích. Các thuốc thường dùng là: Papaverin, Nospa, Mebeverin, Atropin,…

Thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như: buồn ngủ, khô miệng, ảo giác, chóng mặt, nhức đầu, mờ mắt, an thần,…

Thuốc chống trầm cảm

Trạng thái căng thẳng, lo âu là một trong những yếu tố gây ra hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng của bệnh kéo dài làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bực bội, ngủ không đủ giấc,… Do đó, người mắc hội chứng ruột kích thích nên sử dụng nhóm thuốc này để loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Giống như thuốc chống co thắt cơ trơn, thuốc chống trầm cảm cũng được dùng để giảm đau bụng cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.

☛ Thuốc trầm cảm 3 vòng (TCA) có tác dụng ức chế thu hồi Noradrenalin và Serotonin về dự trữ ở ngọn dây thần kinh, làm tăng nồng độ các chất này ở khe synap, đồng thời làm tăng phản ứng với receptor ở màng sau synap. Nhờ đó, TCA có vai trò làm giảm triệu chứng trầm cảm, cải thiện cơn đau và một số biểu hiện của các rối loạn tâm thần khác.

Các thuốc thuộc nhóm này gồm Amitriptylin, Clopiparamin, Desipramin, Tianeptine,…

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm 3 vòng là mờ mắt, táo bón, khô miệng, hạ huyết áp tư thế đứng, suy giảm trí nhớ, nhịp tim nhanh, rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục,…

Chống chỉ định cho các trường hợp: Động kinh, bệnh glaucom, người nghiện rượu, người cao tuổi, rối loạn tim mạch,…

thuoc-chong-tram-cam
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị stress, trầm cảm ở người bị hội chứng ruột kích thích

☛ Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRIs) hoạt động bằng cách ức chế chọn lọc Serotonin tại synap trước và không gây ảnh hưởng đến receptor khác. Thuốc thường sử dụng trong điều trị trầm cảm: Paroxetine, Fluoxetine, Sertraline, Citalopram.

Tác dụng không mong muốn: Thường gặp là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, khô miệng, mất ngủ,…

Thuốc chống trầm cảm là thuốc kê đơn nên tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn từ chuyên gia y tế.

Lưu ý khi dùng thuốc Tây y

Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích dù ít hay nhiều đều có tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điều sau để hạn chế xảy ra các tác dụng không muốn và đạt được hiệu quả cao trong điều trị.

  • Uống đủ liều, đúng giờ: Bạn nên sử dụng thuốc đúng liều bác sĩ đã chỉ định, không được tự ý tăng hoặc giảm liều trong suốt quá trình điều trị. Ngưng thuốc đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt các phản ứng bất lợi cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn có ý định ngưng sử dụng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ để được giảm liều từ từ.
  • Không được tự ý dùng hoặc thay thế bằng thuốc khác: Bạn không nên mua thuốc về điều trị tại nhà khi chưa được thăm khám tại các cơ sở y tế. Vì điều này có thể gây ra tác dụng không mong muốn và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh.
  • Theo dõi các biểu hiện của cơ thể trong suốt quá trình sử dụng thuốc: Ngoài các tác dụng phụ đã được báo trước, nếu cơ thể có các biểu hiện dị ứng thuốc như sốt, phát ban, khó thở,… bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
  • Lưu ý tác dụng phụ và chống chỉ định của thuốc: Khi thăm khám, bạn cần thông báo cho bác sĩ các thông tin như: tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng, các thuốc đang sử dụng,… để bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Thuốc Đông y chữa hội chứng ruột kích thích

thuoc-dong-y
Thuốc đông y ngày càng được nhiều người ưa chuộng trong điều trị hội chứng ruột kích thích

Trong đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào chứng tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y mà người mắc hội chứng ruột kích thích nên sử dụng:

➤ Bài thuốc thống tả yếu phương gia vị

Bài thuốc này được dùng để trị thể can tỳ bất hòa. Các triệu chứng nổi bật là đau quặn bụng nhưng giảm hoặc biến mất sau khi đi tiêu, tiêu chảy và táo bón xen kẽ hoặc bị tiêu chảy khi ăn phải các đồ ăn lạ, không đảm bảo vệ sinh,… Người bệnh có các biểu hiện lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Thành phần: Bạch truật (sao vàng) 12g, Bạch thược 12g, Trần bì 8g, Phòng phong 8g, Chỉ thực 10g, Sài hồ 8g.

Đem sắc lấy nước, uống mỗi ngày 1 thang.

➤ Bài thuốc sài hồ sơ can tán hợp kim linh tử tán

Trị thể khí trệ huyết ứ: Bụng chướng, sôi bụng, đau lưng, mỏi gối, mệt mỏi, chán ăn, lưỡi tím có ban ứ huyết, mạch sáp.

Thành phần: Sài hồ 8g, Chỉ xác 8g, Bạch thược 12g, Chích thảo 4g, Xuyên khung 8g, Diên hồ sách 6g, Hương phụ 8g, Kim linh tử 6g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

➤ Bài thuốc sâm linh bạch truật tán

Trị thể tỳ vị khí hư: đại tiện lúc lỏng, lúc rắn, đầy bụng, ăn không tiêu, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng vọt, lưỡi nhợt, ít rêu, mạch tế nhược.

Thành phần: Đảng sâm 96g, Biển đậu (sao) 96g, Bạch truật (sao) 80g, Chích thảo 64g, Ý dĩ (sao) 64g, Trần bì 64g, Phục linh 64g, Cát cánh 64g, Hoài sơn (sao) 64g, Sa nhân 64g, Liên nhục 96g.

Tán các dược liệu trên thành bột. Mỗi ngày lấy 15 – 20g chia làm 3 lần, uống với nước táo sắc hoặc nước ấm.

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Hoàng Đình Lân – Nguyên trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương chia sẻ về việc lựa chọn thuốc Tây y hay Đông y trong điều trị hội chứng ruột kích thích.

☛ Có thể bạn quan tâm: Tham khảo thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích

Tràng Phục Linh PLUS – Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Tư vấn Y dược IMC và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

trang-phuc-linh-plus
Tràng Phục Linh PLUS giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Tràng Phục Linh PLUS là thành quả của sự kết hợp các dược liệu quý như Bạch Phục Linh, Bạch truật, Hoàng bá,… và hoạt chất ImmuneGamma5-HTP.

ImmuneGamma là các tiểu phân nhỏ được chiết xuất từ thành vi khuẩn Lactobacillus fermentum có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng tại ruột non đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn chặn sự tấn công của các yếu tố gây bệnh, vi khuẩn, virus,…

5-HTP được chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, giúp điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó, 5-HTP có tác dụng làm giảm nhu động ruột giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, 5-HTP còn giúp thư giãn thần kinh, tạo cảm giác vui vẻ, lạc quan cho người bệnh.

Sản phẩm có tác dụng:

  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, phân sống, phân nát,…
  • Phục hồi các tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Bổ sung lợi khuẩn, kích thích tiêu hóa, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.

Bạn tham khảo các điểm bán Tràng Phục Linh PLUS TẠI ĐÂY.

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Tài liệu tham khảo:

  • https://vnras.com/wp-content/uploads/2018/08/VNRAS-D%C6%B0%E1%BB%A3c-th%C6%B0-Qu%E1%BB%91c-gia-Vi%E1%BB%87t-Nam-2-2015.pdf
  • https://suckhoedoisong.vn/dong-y-dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-n133609.html
  • https://www.verywellhealth.com/ibs-medication-4014169
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...