Đừng nhầm lẫn giữa viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích!

Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích là hai bệnh đường tiêu hóa thường gặp, vậy nên hai bệnh này có các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, việc nhầm lẫn này gây ra những khó khăn trong quá trình điều trị và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vây, việc tìm hiểu rõ những điểm khác biệt giữa hai bệnh này giúp người bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh đúng cách.

hoi-chung-ruot-kich-thich
Đừng nhầm lẫn giữa hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng!

Tìm hiểu bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, đại tràng chức năng,… Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn cơ năng đại tràng gây ra các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và thay đổi thói quen đi tiêu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích bao gồm yếu tố tâm lý, chế độ ăn uống, sự co bóp bất thường của đại tràng,…

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên, dẫn đến tổn thương khu trú hoặc lan tỏa vùng niêm mạc đại tràng. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà người bệnh có các tổn thương khác nhau. Ở mức độ nhẹ, chỉ xuất hiện các vết viêm loét ở niêm mạc đại tràng. Nhưng trong trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây ra tình trạng xuất huyết và xuất hiện các ổ áp xe ở đại tràng.

Phân biệt triệu chứng viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Đau bụng

➤ Viêm đại tràng

Người bệnh bị viêm đại tràng thường gặp những cơn đau âm ỉ, kéo dài, đau tập trung tại một điểm, dọc theo hố chậu phải hoặc hố chậu trái. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn hoặc sau khi ngủ dậy.

➤ Hội chứng ruột kích thích

Giống như viêm đại tràng, đau bụng là triệu chứng mà hầu hết những người mắc hội chứng ruột kích thích đều gặp phải. Tuy nhiên, người mắc hội chứng ruột kích thích trải qua các cơn đau quặn bụng đôi khi có thể đau âm ỉ, dọc theo khung đại tràng.

Các cơn đau có tính chất lan tỏa, không tập trung tại một điểm và thường xảy ra ở vùng bụng dưới, ít khi xảy ra ở vùng bụng trên. Đôi khi người bệnh có thể sờ thấy cục rắn ở vị trí đau.

dau-bung
Người mắc hội chứng ruột kích thích không đau tập trung tại một điểm mà có tính lan tỏa

Đầy hơi, chướng bụng

➤ Viêm đại tràng

Triệu chứng đầy hơi, chướng bụng ở mức độ vừa phải, không gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.

➤ Hội chứng ruột kích thích

Quá trình rối loạn tiêu hóa dẫn đến sinh nhiều khí trong đường ruột. Kết quả là gây ra là tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Triệu chứng này kéo dài dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Người bệnh thường gặp phải tình trạng này sau khi ăn và có xu hướng thuyên giảm sau khi đi đại tiện hoặc khi nằm xuống.

Đi ngoài

➤ Viêm đại tràng

Số lần đi đại tiện tăng bất thường (4 – 5 lần/ngày, thậm chí có thể nhiều hơn) dưới dạng tiêu chảy hoặc táo bón. Phân lỏng nát hoặc không thành khuôn, có mùi hôi, tanh, lẫn nhầy và đặc biệt là phân có lẫn máu. Sau khi đi đại tiện, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

➤ Hội chứng ruột kích thích

Người bệnh có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Phân kiểu đầu rắn, đuôi nát. Đặc biệt, người bệnh cảm thấy đi đại tiện không hết, vẫn muốn đi tiếp (đại tiện không hoàn toàn). Sau khi ăn xong, người bệnh rất muốn đi ngoài. Phân có thể lẫn nhày nhưng không bao giờ lẫn máu. Tình trạng đau bụng giảm sau khi đi tiêu.

Triệu chứng khác

Ở người mắc hội chứng ruột kích thích, người ta nhận thấy rằng: Bên cạnh các triệu chứng trên đường tiêu hóa, người bệnh còn có các biểu hiện mệt mỏi, khó ngủ, chóng mặt, đau đầu, hồi hộp. Tuy nhiên, các biểu hiện này không được ghi nhận trên người mắc viêm đại tràng.

Viêm đại tràng ít gây tác động đến các yếu tố thần kinh. Ngược lại, nghiên cứu gần đây cho thấy, trong tổng số 94.000 người mắc hội chứng ruột kích thích có đến 50% số đó có nguy cơ rối loạn lo âu và hơn 70% có nguy cơ bị rối loạn tinh thần, trầm cảm.

lo-au
Người mắc hội chứng ruột có nguy cơ bị rối loạn lo âu và trầm cảm

Điều trị viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng cấp tính là tình trạng các triệu chứng của bệnh tiến triển rầm rộ, khởi phát đột ngột trong thời gian ngắn. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị mất nước và điện giải một cách nhanh chóng và có thể dẫn đến trụy tim mạch. Đây cũng là lý do mà viêm đại tràng cấp tính cần được điều trị và theo dõi tại các cơ sở y tế.

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng sinh, hạ sốt hoặc truyền dịch để bổ sung nước và điện giải,… Tuy nhiên, sau khi xuất viện người bệnh vẫn phải tiếp tục dùng thuốc tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ để trị dứt điểm căn bệnh này.

Viêm đại tràng mạn tính: Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng cho hầu hết bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn tính. Song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần kết hợp với việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, rèn luyện sức khỏe qua các bài tập như chạy bộ, tập yoga, bơi lội,…

Ngoài ra, viêm đại tràng còn được điều trị bằng phẫu thuật, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp sau cùng. Phẫu thuật được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Không đáp ứng với điều trị nội khoa.
  • Xuất hiện các vết viêm loét, nhiễm trùng nghiêm trọng trong đại tràng.
  • Tái phát nhiều lần trong năm.
  • Bệnh gây ra các biến chứng như xuất huyết ồ ạt, giãn đại tràng, thủng đại tràng, polyp đại tràng hoặc các dấu hiệu của ung thư đại tràng.

Tùy theo thể trạng, mức độ tổn thương và vị trí tổn thương của đại tràng mà bác sĩ chỉ định phẫu thuật mổ mở hoặc mổ nội soi.

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật nội soi ngày càng được sử dụng phổ biến do tính an toàn, ít gây đau, giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật và giúp người bệnh sớm hồi phục.

Hội chứng ruột kích thích 

Điều trị hội chứng ruột kích thích có nhiều nét tương đồng với điều trị viêm đại tràng mạn tính. Người mắc hội chứng ruột kích thích được chỉ định dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh đồng thời làm giảm số lần bệnh tái phát. Thuốc điều trị bao gồm thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống táo bón, thuốc chống co thắt cơ trơn, thuốc chống trầm cảm,…

Ngoài ra, người mắc hội chứng ruột kích thích cần thay đổi chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm mà cơ thể không dung nạp, thực hiện chế độ tập luyện thể dục, thể thao. Khác với viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích có ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, vậy nên các biện pháp thư giãn, giải tỏa tâm lý không thể thiếu trong điều trị hội chứng ruột kích thích.

Để hiểu rõ hơn cách phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích, bạn có thể tham khảo những chia sẻ của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Khánh Toàn – Nguyên Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong video dưới đây.

phan-biet-dai-trang-kich-thich-va-viem-dai-trang

Xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích?

Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chẩn đoán phân biệt hai bệnh này.

☛ Nội soi đại tràng: Đây là xét nghiệm có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Người mắc hội chứng ruột kích thích khi tiến hành nội soi đại tràng không thấy bất kỳ tổn thương thực thể nào, đại tràng vẫn bình thường. Đây chính là nguyên nhân khiến hội chứng ruột kích thích khó chẩn đoán và rất dễ bị nhầm với các bệnh tiêu hóa thông thường.

Trong khi đó, người mắc viêm đại tràng thường tìm thấy các ổ viêm loét, xuất huyết và các ổ áp xe trong đại tràng khi thực hiện siêu âm hoặc nội soi đại tràng.

☛ Chụp X-quang, CT, MRI: Đây là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá các tổn thương, tình trạng rò rỉ bên trong đại tràng và diện tích vùng đại tràng bị viêm nhiễm.

☛ Xét nghiệm máu: để đánh giá tình trạng thiếu máu và kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng.

☛ Xét nghiệm phân: giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, chán ăn. Ngoài ra, xét nghiệm phân giúp phát hiện ra các yếu tố gây bệnh như kí sinh trùng, vi khuẩn, nấm, virus.

Trước khi tiến hành xét nghiệm phân, người bệnh cần lưu ý không dùng vitamin C, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), thuốc điều trị tiêu chảy,… vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng liệu pháp kháng sinh để phân biệt hai bệnh này. Bản chất của viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm do sự xâm nhập vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây nên. Do đó, người mắc viêm đại tràng sau khi sử dụng kháng sinh, các triệu chứng của bệnh có xu hướng thuyên giảm.

Nếu nhầm lẫn giữa hai bệnh này có nguy hiểm không?

Việc chẩn đoán nhầm lẫn giữa hai bệnh này dẫn đến việc điều trị bệnh không đạt được hiệu quả như mong muốn, đặc biệt càng để lâu càng làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Đối với bệnh viêm đại tràng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Đồng thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu đại tràng, giãn đại tràng cấp, thủng đại tràng, nghiêm trọng hơn là ung thư đại tràng.

Hội chứng ruột kích thích được cho là có tác động đến các yếu tố thần kinh. Vì vậy, nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo ra những tổn thương tâm lý, trạng thái lo lắng, căng thẳng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm.

Để được chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời người bệnh nên đi khám bệnh định kì 6 tháng/lần, đặc biệt là khi có các dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Gầy sút nhanh.
  • Phân có lẫn máu hoặc phân đen.
  • Sốt.
  • Nôn mửa bất thường, không rõ lý do.
  • Sờ thấy khối u bất thường ở bụng.
sot
Sốt là một trong những dấu hiệu cảnh báo người bệnh nên đi khám bác sĩ.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích?

Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích đều là những bệnh rất dễ tái phát. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc thì việc thay đổi lối sống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát.

Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tránh kiêng khem quá mức. Chế độ ăn kiêng là cần thiết đối với người mắc hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng, tuy nhiên nếu kiêng khem quá mức có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.
  • Ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: ngũ cốc, bột yến mạch,…
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi. Tránh ăn các đồ ăn chưa qua chế biến như gỏi sống, sushi, tiết canh,…
  • Ăn thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no vào một bữa.
  • Ăn chậm, nhai kĩ để hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Hình thành thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái và thực hiện các biện pháp điều hòa tâm lý như ngồi thiền, massage,…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế đồ ăn và đồ uống dễ kích thích như đồ ăn chua cay, nhiều dầu mỡ, bia, rượu, thuốc lá, cà phê,…
trang-phuc-linh-plus
Tràng Phục Linh PLUS – Phòng ngừa viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bạn nên sử dụng Tràng Phục Linh PLUS để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Tràng Phục Linh PLUS là thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được nghiên cứu, chứng minh tác dụng tại trường Đại học Y Hà Nội nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về tính an toàn của sản phẩm cũng như tác dụng mà nó mang lại.

Tràng Phục Linh PLUS là thành quả của sự phối hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Sản phẩm có chứa các vị thuốc quý như Bạch truật, Bạch Phục Linh, Hoàng bá,… và hoạt chất ImmuneGamma, 5-HTP.

  • Bạch phục linh giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
  • Bạch truật có tác dụng cầm tiêu chảy và làm giảm các cơn đau quặn bụng.
  • ImmuneGamma giúp tăng cường đề kháng và bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa.
  • 5-HTP làm tăng chuyển hóa serotonin, từ đó cải thiện tình trạng căng thẳng, lo lắng cho người bệnh.

Bạn có thể tìm mua Tràng Phục Linh PLUS TẠI ĐÂY.

Trên đây là những điểm khác nhau giữa viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp người bệnh phân biệt được hai bệnh lý này và có hướng điều trị bệnh đúng cách.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/nutrition/9-signs-and-symptoms-of-ibs
  • https://vtv.vn/suc-khoe/viem-dai-trang-va-hoi-chung-ruot-kich-thich-dung-nham-lan-neu-chua-hieu-ro-20191128160135447.htm
Cập nhật lúc: 29/02/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...