Nội soi đại tràng diễn ra như thế nào?

Nội soi đại tràng là thủ thuật phổ biến giúp phát hiện những bất thường bên trong đại tràng. Đây là phương pháp được đánh giá là an toàn, không gây nguy hiểm và rất hiếm khi xảy ra các biến chứng nếu bạn thực hiện ở cơ sở uy tín. Vậy, để hiểu rõ hơn về nội soi đại tràng được thực hiện ra sao, các bạn tham khảo thông tin chi tiết dưới đây nhé.

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là kĩ thuật kiểm tra, thăm khám trực tiếp đại tràng – ruột già bằng cách sử dụng một ống mềm đầu gắn camera luồn vào đại tràng từ hậu môn. Qua hình ảnh từ camera đem lại, bác sĩ sẽ thấy được các bất thường bên trong đại tràng và chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Có hai phương pháp nội soi chính: nội soi thường và nội soi gây mê:

Nội soi thường – nội soi không gây mê

Bác sĩ dùng ống mềm gắn camera từ hậu môn vào đại tràng, di chuyển đến các vị trí trong đại tràng giúp bác sĩ quan sát hình ảnh. Trong quá trình thực hiện nội soi thường, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo.

Ưu điểm:

  • Nội soi không gây mê chi phí thực hiện thấp
  • Không lo phản ứng hay dị ứng với thuốc gây mê
  • Người bệnh tỉnh táo khi nội soi.

Nhược điểm:

  • Người bệnh có cảm giác khó chịu, đau, tức khi đưa ống nội soi từ hậu môn vào đại tràng
  • Nhiều trường hợp cựa quậy vì khó chịu khi nội soi sẽ gây khó khăn cho bác sĩ hoặc gây cọ xát, tổn thương đại tràng.

Nội soi gây mê

Về cơ bản, các bước nội soi gây mê giống với nội soi thường. Tuy nhiên, trước khi nội soi, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê vào tĩnh mạch nên trong quá trình nội soi người bệnh không thấy đau đớn hay bất cứ khó chịu nào. Trước khi sử dụng phương pháp gây mê, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn và tiên lượng thời gian nội soi để tính toán liều lượng thuốc gây mê phù hợp nên bệnh nhân có thể tỉnh táo ngay sau khi nội soi.

Ưu điểm:

  • Người bệnh được gây mê nên trong quá trình nội soi không có cảm giác khó chịu.
  • Quá trình nội soi diễn ra dễ dàng vì người bệnh không bị kích thích.
  • Có thể thực hiện các kĩ thuật: cắt Polyp đại tràng qua nội soi, chẩn đoán ung thư… mang lại kết quả chính xác.

Nhược điểm:

  • Chi phí nội soi gây mê cao hơn so với nội soi không gây mê.
  • Người bệnh có thể dị ứng với thuốc gây mê, sốc phản vệ hoặc xảy ra biến chứng với thuốc gây mê (những trường hợp này khá hiếm).

Tại sao cần phải nội soi đại tràng?

Nội soi cắt polyp đại tràng

Các bệnh lý bên trong ống tiêu hóa khá là khó chẩn đoán. Một số kĩ thuật tiên tiến như: siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) nhưng vẫn không mang giá trị tuyệt đối trong chẩn đoán các bệnh lý về ống tiêu hóa.

Nội soi chẩn đoán:

  • Nội soi đại tràng giúp tìm ra nguyên nhân đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu….
  • Giúp phát hiện những tổn thương rất nhỏ, những vết loét, khối u bất thường, có thể sinh thiết để tìm tế bào ung thư.

Nội soi điều trị:

Nội soi đại tràng có thể phát hiện sớm và cắt bỏ những tổn thương tiền ung thư – polyp, cắt bỏ những khối u trong đường ruột

Khi nào cần thực hiện nội soi đại tràng?

Không phải trường hợp nào gặp vấn đề về đường tiêu hóa cũng cần nội soi đại tràng, một số người nghi ngờ có vấn đề đường tiêu hóa dưới hoặc có một số triệu chứng dưới đây cần chỉ định nội soi đại tràng:

  • Những người có triệu chứng: đau bụng âm ỉ, đau quặn bụng nhất là đau vùng dưới rốn.
  • Người nôn ra máu, tiêu chảy, táo bón kéo dài, đi ngoài ra máu, đi ngoài có chất nhầy, phân đen…
  • Người được chẩn đoán có vấn đề ở đại tràng: viêm loét, polyp hoặc ung thư…
  • Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến đại tràng hoặc có người thân trong gia đình mắc ung thư đại tràng cần tầm soát ung thư đại trực tràng
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đại trực tràng chẳng hạn như sinh thiết, cắt polyp
  • Nội soi để kiểm tra, theo dõi sau điều trị ung thư hoặc polyp.

Quy trình nội soi đại tràng diễn ra như thế nào?

Quy trình nội soi đại tràng bao gồm 3 giai bước chính: trước khi nội soi, trong khi nội soi và sau khi nội soi. Cụ thể, các bước diễn ra như sau:

1. Trước khi nội soi đại tràng

Đặt lịch và thăm khám:

Trước ngày nội soi, bác sĩ sẽ thăm khám và hiện một số xét nghiệm cần thiết, Người bệnh cần trình bày cụ thể về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng, thông báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Nếu người bệnh có bệnh nền nghiêm trọng, đang sử dụng thuốc chống đông máu mà không thông báo cho bác sĩ, khi nội soi có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.

Ngoài ra, bạn nên đặt lịch trước khi nội soi để được nhận thuốc và được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc làm sạch ruột

Chế độ ăn uống trước khi nội soi:

  • Trước 1 – 2 ngày trước khi nội soi, người bệnh nên ăn uống nhẹ nhàng, ăn những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa như ánh mỳ, cơm, trái cây không hạt, thịt nạc, trứng
  • Tránh uống các loại nước có màu, ăn những loại thực phẩm cứng có vỏ, hạt, các món ăn giàu chất béo.
  • Vào ngày nội soi, trước 2 tiếng nội soi nên nhịn ăn hoàn toàn. Nếu nội soi có gây mê, người bệnh cần nhịn ăn trước 12 tiếng và có người nhà đi cùng để chăm sóc sau khi nội soi xong.
  • Không ăn hay uống bất cứ thứ gì trước khi nội soi 2 tiếng. Trường hợp nội soi đại tràng có gây mê, bệnh nhân cần nhịn ăn 12 giờ trước khi nội soi và cần có người nhà đi theo để chăm sóc sau khi nội soi xong.

Làm sạch ruột:

  • Làm sạch ruột được thực hiện vào đêm trước khi nội soi, có thể làm sạch ruột tại nhà hoặc tại bệnh viện. Mỗi cơ sở y tế có thể thực hiện làm sạch ruột theo phương pháp khác nhau theo đường uống xổ hoặc thụt qua đường hậu môn.
  • Bác sĩ sẽ giải thích rõ cho người bệnh một số khó chịu có thể gặp phải trong khi làm sạch ruột như buồn nôn, đầy bụng hoặc đau bụng .. trước khi nội soi.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc đang sử dụng (thuốc sắt, thuốc chống đông máu, thuốc trị tiểu đường…) trước và trong ngày nội soi.

2. Trong khi nội soi

  • Khi bắt đầu thực hiện nội soi, người bệnh được hướng dẫn nằm nghiêng bên trái, hai chân co cao lên gần tới bụng. Với nội soi có gây mê, bác sĩ sẽ tiêm vào tĩnh mạch thuốc giảm đau và gây mê để hạn chế sự khó chịu, cựa quậy của người bệnh trong quá trình nội soi.
  • Bác sĩ đưa ống nội soi mềm, đầu gắn camera qua hậu môn và thực hiện bơm hơi vào đại tràng để đại tràng phồng lên, giúp việc quan sát trở nên dễ dàng hơn. Những hình ảnh bên trong đại tràng sẽ được truyền qua bộ xử lý để chuyển thành hình ảnh rõ nét phản ánh trung thực tình trạng bên trong của đại tràng. Từ đó, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác vấn đề bệnh nhân đang gặp phải.
  • Với người bệnh nội soi không gây mê, trong quá trình nội soi có thể thấy khó chịu, đau tức bụng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo sợ mà cần giữ bình tĩnh, nằm im, hít thở sâu. Cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau khi nội soi kết thúc.
  • Quá trình nội soi diễn ra khoảng 15 – 30 phút tùy thuộc đại tràng khó hay dễ, có thực hiện thủ thuật (sinh thiết, cắt Polyp …) hay không? Trong quá trình nội soi, bệnh nhân thường có cảm giác đau tức bụng, nhất là ở những đoạn đại tràng gập góc. Nhưng cảm giác chướng hơi, đau bụng nhẹ sẽ giảm dần sau vài giờ.
  • Quá trình nội soi đại tràng thường diễn ra trong 30 – 60 phút, tùy theo tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Nếu thực hiện thủ thuật sinh thiết hay Polyp thì có thể lâu hơn.

3. Sau khi nội soi

  • Sau khi nội soi xong, người bệnh có thể có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, đau bụng tạm thời bởi đại tràng được bơm hơi trong quá trình thực hiện nội soi. Nếu nội soi kèm cắt polyp hoặc sinh thiết thì có thể thấy dải máu nhỏ trong phân. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất, người bệnh không nên quá lo lắng.
  • Người bệnh sẽ được đưa đi nghỉ ngơi đến khi triệu chứng khó chịu ở bụng thuyên giảm
  • Người bệnh có thể ăn uống bình thường sau khi nội soi. Trường hợp nội soi kèm theo cắt Polyp, bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ ăn cụ thể cho người bệnh.
  • Bác sĩ sẽ đọc kết quả nội soi, thuốc và tái khám nếu có. Nếu nội soi có sinh thiết, người bệnh sẽ hẹn nhận kết quả sau 5 – 7 ngày.

Biến chứng có thể gặp khi nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là thủ thuật y tế khá an toàn nhưng nó vẫn có thể tiềm ẩn một số nguy cơ: chảy máu, nhiễm trùng và các biến chứng hiếm gặp khác như:

1. Đau bụng, đầy hơi, khó chịu vùng bụng:

Đây là một số tác dụng phụ phổ biến của nội soi đại tràng. Nguyên nhân của những triệu chứng này do trong quá trình nội soi, để nhìn rõ niêm mạc ruột bác sĩ sẽ bơm hơi vào đại tràng, thiết bị nội soi di chuyển trong lòng đại tràng sẽ thu về hình ảnh rõ nét hơn. Tất cả những triệu chứng này sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày sau khi nội soi.

2. Chảy máu:

Trường hợp xảy máu thường xảy ra khi nội soi có sinh thiết hoặc cắt polyp đại trực tràng. Người bệnh có thể thấy máu chảy từ trực tràng hoặc máu lẫn trong phân sau khi nội soi. Triệu chứng này bạn không nên quá lo lắng, nó chỉ kéo dài một vài ngày đầu sau nội soi. Nếu máu chảy không ngừng hoặc chảy nhiều bất thường, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra.

3. Phản ứng với thuốc gây mê:

Một số người có phản ứng với thuốc gây mê khi thức dậy sau nội soi đại tràng có triệu chứng: run rẩy, rùng mình. Tuy nhiên, hiếm trường hợp xảy ra các tai biến nặng như: trụy tim mạch, suy hô hấp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, trước khi tiến hành gây mê, bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết.

4. Nhiễm trùng:

Một số cơ sở y tế không sử dụng dụng cụ nội soi riêng biệt và tiệt trùng cẩn thận nên có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn: E. coli, Klebsiella, Enterobacter, virus viêm gan B, viêm gan C,…

5. Rách hoặc thủng đại tràng:

Rách thủng đại tràng rất hiếm khi xảy ra sau khi nội soi đại tràng, tỉ lệ khoảng 0,14 – 0,2%. Nguyên nhân của hiện tượng này liên quan đến dính sau mổ, viêm loét nặng, hẹp đại tràng hoặc bác sĩ thực hiện nội soi ít kinh nghiệm, tay nghề kém…

Các biến chứng sau nội soi đại tràng rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, sau nội soi cần theo dõi các triệu chứng. Nếu có biểu hiện bất thường: đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt, nôn, chảy máu trực tràng hoặc đi ngoài ra máu nhiều cần báo ngay cho bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện nội soi ở những cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại và được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Những lưu ý sau khi nội soi đại tràng

Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp đại tràng nhanh ổn định bằng một số gợi ý dưới đây:

1. Chế độ ăn uống

Thực phẩm nên ăn:

  • Sau nội soi đại tràng, người bệnh nên ăn các món mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, canh. Tuy nhiên, nên ăn các món ấm, không nóng quá để tránh gây tổn thương cho đại tràng.
  • Các món ăn không nêm gia vị cay, nóng để đường ruột tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Nên bổ sung rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn hằng ngày bởi nó cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe cho đường ruột.

Thực phẩm không nên ăn:

Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm sau:

  • Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, nhiều chất xơ không hòa tan sẽ khiến khó tiêu hóa
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, nóng hoặc quá lạnh
  • Không nên uống bia, rượu, đồ uống có ga, cafe, trà đặc, thuốc lá chất kích thích
  • Không ăn các loại thực phẩm tái, sống, để lâu
  • Hạn chế các loại thực phẩm có lượng đường cao.

2. Chế độ sinh hoạt, tập luyện

Sau khi nội soi đại tràng, dù hết đau, mệt mỏi, người bệnh cũng nên nghỉ ngơi giúp cơ quan tiêu hóa ổn định trở lại. Ngoài ra, để đường ruột khỏe mạnh, bạn cũng nên chú ý:

  • Tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày
  • Nên ăn chậm, nhai kĩ để giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu
  • Nên giữ tinh thần luôn thoải mái bởi căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến cơ thể sẽ tiết ra các hormon khiến máu và năng lượng chuyển ra khỏi hệ thống tiêu hóa. Stress được cho là có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón, và hội chứng ruột kích thích.
  • Vận động thể thao thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để củng cố sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe bằng cách đi dạo nhẹ nhàng sau bữa ăn có thể giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng.
Qua thông tin trên, bạn đã thấy nội soi đại tràng là lựa chọn khá hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đại trực tràng. Ngoài ra, đây còn là cách giúp người bệnh phát hiện sớm những tổn thương bên trong đại tràng và tầm soát ung thư, từ đó có phương pháp phòng ngừa và điều trị từ sớm. Song song với việc đi khám, người bệnh hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ, tăng cường sức khỏe sức hệ tiêu hóa bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể đặt câu hỏi cuối bài viết hoặc gọi trực tiếp đến số 1800.1506 để được các chuyên gia hỗ trợ nhé.

 

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...