[Cập nhật] - Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, viêm đại tràng co thắt lại rất dễ tái phát nên đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của chuyên gia y tế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin mới nhất về phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt.

phac-do-dieu-tri-viem-dai-trang-co-that
Cập nhật phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, đại tràng chức năng,…) là bệnh về rối loạn chức năng đại tràng với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… Các triệu chứng này tái đi tái lại, gây ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Tại sao mắc viêm đại tràng co thắt?

Hiện nay, nguyên nhân mắc viêm đại tràng co thắt vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy các yếu tố sau có thể có liên quan:

➤ Rối loạn hệ thần kinh não – ruột: Hệ tiêu hóa được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thần kinh não – ruột. Vì vậy, khi tín hiệu của trục não – ruột bị rối loạn khiến quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn. Kết quả là gây tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi,…

➤ Rối loạn vận động của ruột: Đây là nguyên nhân chính gây nên các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt. Nhu động ruột tăng dẫn đến tình trạng tiêu chảy, ngược lại nhu động ruột giảm sẽ gây ra táo bón.

➤ Tăng tính thấm của ruột: Các nghiên cứu cho thấy khả năng thẩm thấu của ruột tăng làm tăng nguy cơ rối loạn nhu động đại tràng, từ đó dẫn đến viêm đại tràng co thắt.

➤ Lạm dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được biết với khả năng diệt khuẩn rất hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài việc diệt các vi khuẩn gây bệnh kháng sinh còn tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Từ đó, gây nên tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và dẫn đến tiêu chảy.

lam-dung-khang-sinh
Lạm dụng kháng sinh là một trong những yếu tố gây ra viêm đại tràng co thắt

Nhận biết triệu chứng viêm đại tràng co thắt

Các triệu chứng của bệnh có thể thay đổi theo từng thời điểm và từng cá nhân. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các triệu chứng điển hình sau:

☛ Đau bụng: Đây là triệu chứng gặp ở hầu hết những người mắc viêm đại tràng co thắt và đây cũng là triệu chứng chính để chẩn đoán bệnh. Cơn đau không tập trung tại một vùng mà có tính chất lan tỏa, kéo dài và âm ỉ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cơn đau có thể diễn ra không liên tục.

Người bệnh có thể cảm thấy đau vùng hố chậu phải, trên rốn và đặc biệt ít khi xuất hiện ở vùng bụng trên. Cơn đau xuất hiện sau khi ăn no hoặc ăn các đồ ăn lạ, đồ ăn quá cay hoặc quá nóng,… và biến mất sau khi đi đại tiện.

☛ Rối loạn đại tiện: Người bệnh có thể gặp tình trạng táo bón, tiêu chảy hoặc táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Bên cạnh đó, người bệnh cảm thấy đi ngoài không hết phân và muốn đi tiếp.

☛ Đầy hơi, bụng chướng: Triệu chứng này xảy ra do chứa nhiều khí trong đường ruột. Người bệnh cảm thấy căng tức bụng và cảm giác khó chịu dọc khung đại tràng.

Một số triệu chứng ít gặp khác như: mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng, dễ cáu gắt,… Ngoài ra, người mắc viêm đại tràng co thắt có thể bị ợ chua sau bữa ăn. Đây là triệu chứng dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh dạ dày do quá trình thăm khám không phát hiện được bất kỳ tổn thương thực thể nào.

Bạn có thể tham khảo thêm về viêm đại tràng co thắt trong video dưới đây:

Làm thế nào để chẩn đoán viêm đại tràng co thắt?

Các triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan, thờ ơ không đi khám hoặc đến khi các triệu chứng trở nên rất nghiêm trọng mới đi khám. Điều này tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

Người bệnh được chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán loại trừ các bệnh đường tiêu hóa khác như: bệnh Celiac (bệnh không dung nạp Gluten),… hay bệnh lý nguy hiểm hơn như: viêm đại tràng, ung thư đại tràng.

➤ Các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm công thức máu: Giúp kiểm tra và đánh giá tình trạng thiếu máu, viêm nhiễm và ngăn ngừa khả năng bị xuất huyết tiêu hóa.
  • Xét nghiệm chuyển hóa: Đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa đồng thời loại trừ khả năng mất nước và điện giải ở bệnh nhân bị tiêu chảy.
  • Xét nghiệm phân: Tìm trứng, ký sinh trùng, tìm kháng nguyên Giardia và các vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Tuy nhiên, các xét nghiệm này thường cho kết quả âm tính nếu triệu chứng táo bón, tiêu chảy xảy ra do viêm đại tràng co thắt.

➤ Chẩn đoán hình ảnh:

  • Nội soi đại tràng sigma bằng ống mềm để xác định tình trạng tắc nghẽn hoặc viêm.
  • Nội soi dạ dày – tá tràng kèm sinh thiết nếu người bệnh có biểu hiện sụt cân, chán ăn, hấp thu kém và rối loạn tiêu hóa kéo dài.
  • Nội soi đại tràng được tiến hành ở những bệnh nhân có dấu hiệu báo động như thiếu máu, tiêu chảy mạn tính, sụt cân trong một thời gian ngắn, xuất huyết tiêu hóa,…
xet-nghiem-cong-thuc-mau
Xét nghiệm công thức máu giúp tầm soát tình trạng thiếu máu

Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt

Hiện nay, phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt là kết hợp sử dụng thuốc điều trị, thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, thể thao và giữ tinh thần thoải mái.

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt

Sử dụng thuốc không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh mà còn là yếu tố quyết định đến tính hiệu quả của phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt. Vậy nên, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều để đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị bệnh.

Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh và tiền sử dùng thuốc mà bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một số thuốc sau:

Thuốc chống tiêu chảy: Thuốc có tác dụng ức chế cơ dọc của thành ruột và làm giảm nhu động ruột. Đối với người gặp tình trạng tiêu chảy và táo bón xen kẽ được khuyến cáo là không nên sử dụng thuốc thường xuyên. Đặc biệt, thuốc chống chỉ định đối với người bị táo bón.

Cách dùng:

  • Loperamid uống 1 viên x 2 – 3 lần/ngày.
  • Ercefuryl uống 1 viên/lần x 4 lần/ngày.
  • Diphenoxylate uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.

Thuốc kháng cholinergic hoặc thuốc chống co thắt: Một số thuốc trong nhóm gồm: Hyoscine, Dicyclomine, Atropin, Scopolamine,… Thuốc có tác dụng chống co thắt và ức chế khử cực cơ trơn của ruột tại thụ thể muscarinic.

Người bệnh nên theo dõi các biểu hiện của bệnh trong giai đoạn đầu sử dụng thuốc. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên trao đổi với bác sĩ để chuyển sang dùng thuốc chống co thắt khác. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, ảo giác, khô miệng, an thần, mờ mắt,…

Thuốc ức chế 3 vòng (TCA): Khi sử dụng ở liều thấp, TCA có tác dụng làm giảm các cơn đau do viêm đại tràng co thắt gây ra. Bên cạnh đó, TCA được chứng minh là giúp làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa. Điều này rất hữu ích đối với người bị tiêu chảy. Một số thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Amitriptyline (Elavil, Levate), Desipramine (Norpramin), Nortriptyline (Pamelor, Aventy).

Thuốc nhuận tràng tạo khối: Gồm Mucilage, Karaya, Methylcellulose,… Các thuốc này được làm từ Polysaccharides thiên nhiên hoặc bán tổng hợp và các dẫn xuất Cellulose có thể hòa tan tạo ra chất lỏng nhớt giúp làm mềm phân, đồng thời kích thích nhu động ruột.

Thuốc nhuận tràng được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt

☛ Đọc thêm: 7 bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng co thắt hiệu quả

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý về đường tiêu hóa, vậy nên việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý có vai trò quan trọng trong giảm thiểu các triệu chứng của bệnh đồng thời ngăn ngừa khả năng bệnh tái.

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn kiêng, người bệnh vẫn phải đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo và áp dụng chế độ ăn sau:

  • Tránh sử dụng các đồ ăn nhiều dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh hoặc đồ ăn để quá lâu trong tủ lạnh.
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống chứa cồn (bia, rượu,…), đồ uống có gas và các chất kích thích (cà phê, thuốc lá,…).
  • Bổ sung đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp điều hòa nhu động ruột đồng thời hạn chế khả năng mất nước do tiêu chảy.
  • Hạn chế đồ ăn có nhiều chất xơ như rau cải, rau muống, dưa,… nếu bạn đang bị tiêu chảy.
  • Kiêng các thực phẩm chứa Gluten như: lúa mì, lúa mạch,… vì có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh.
  • Ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ các bữa ăn để giảm thiểu khả năng gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Nên thực hiện chế độ ăn FODMAP thấp để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Các thực phẩm FODMAP cao (các loại đậu, bánh mì, mật ong,…) có thể khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.
FODMAP là một nhóm các carbohydrate chuỗi ngắn có trong thực phẩm như: Oligosaccarit lên men, Monosaccarit (đường đơn), Disaccarit (đường đôi) và Polyol.

☛ Xem chi tiết: Đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Luyện tập thể dục thường xuyên

chay-bo
Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học thì việc tăng cường luyện tập thể dục, thể thao là điều vô cùng cần thiết. Thường xuyên tập thể dục, thể thao giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích nhu động ruột, từ đó đẩy mạnh quá trình tiêu hóa giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn.

Ngoài ra, tập luyện thể dục, thể thao đều đặn còn giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân mà bạn có thể lựa chọn các môn thể thao như bơi lội, chạy bộ, tập yoga, ngồi thiền, khí công,…

Giữ tinh thần thoải mái

Căng thẳng, stress là một trong những yếu tố gây ra viêm đại tràng co thắt. Vì vậy, giữ tinh thần thoải mái là yếu tố không thể thiếu trong phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt.

Người bệnh nên:

  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, đồng thời không nên quá lo lắng về tình trạng bệnh.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tươi vui, yêu đời.
  • Thường xuyên tâm sự, chia sẻ những áp lực trong công việc và cuộc sống hàng ngày với bạn bè, đồng nghiệp, người thân.
  • Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để giữ tinh thần tỉnh táo.

Tràng Phục Linh PLUS – hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt

trang-phuc-linh-plus
Tràng Phục Linh PLUS – Giải phải cho người mắc viêm đại tràng co thắt

Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp hài hòa giữa các dược liệu quý như Bạch truật, Bạch Phục Linh,… và các chế phẩm sinh học ImmuneGamma5-HTP (5-hydroxytryptophan).

ImmuneGamma giúp gia tăng vi khuẩn có lợi cho đường ruột – vi khuẩn họ Lactobacillus. Từ đó, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra ở người viêm đại tràng co thắt.

5-HTP có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Tryptophan thành Serotonin. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu và kích thích cảm giác thèm ăn.

Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi,… ở những bệnh nhân mắc viêm đại tràng co thắt và hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, còn có tác dụng phục hồi và tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương.

Sản phẩm có thể được sử dụng cho mọi lứa tuổi và mọi đối tượng kể cả phụ nữ có thai và cho con bú. Sản phẩm đã được nghiên cứu và công bố trên trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – Pubmed. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về nghiên cứu tại đây.

Tham khảo các thông tin về điểm bán Tràng Phục Linh PLUS TẠI ĐÂY.

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo do phác đồ điều trị có thể thay đổi trên từng cá nhân. Vậy nên, bạn không nên áp dụng khi chưa có sự thăm khám tại các cơ sở y tế hoặc chỉ định điều trị từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.uptodate.com/contents/treatment-of-irritable-bowel-syndrome-in-adults
  • https://www.webmd.com/ibs/guide/digestive-diseases-irritable-bowel-syndrome
  • https://www.healthline.com/health/irritable-bowel-syndrome#ibs-medication
Cập nhật lúc: 19/04/2024
⭐ Từ 24/07-31/07: Tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Đông trùng hạ thảo trị giá 600.000đ. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...