Hỏi đáp: Đau quặn bụng khi đói nguyên nhân do đâu?

Anh Nguyễn Văn Đạt, 45 tuổi, sống tại Hà Nội có câu hỏi: “Xin kính chào bác sỹ. Từ cách đây khoảng 3 tháng, tôi rất hay bị đau quặn bụng khi đói, cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì, chữa trị ra sao, mong bác sỹ giải đáp giúp tôi ạ.”  

Trả lời

Chào bạn Nguyễn Văn Đạt, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây là phần trả lời của chuyên gia cho câu hỏi của bạn. Nhiều người thường nghĩ đau bụng khi đói là biểu hiện bình thường của cơ thể, tuy nhiên nếu cơn đau diễn ra thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cần điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ trình bày các nguyên nhân có khả năng gây ra triệu chứng này.

Các nguyên nhân gây đau quặn bụng khi đói

Viêm loét dạ dày

Dạ dày là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể với hai chức năng chính là: co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm axit dịch vị và chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Tuy nhiên, khi hoạt động của dạ dày bị rối loạn, bộ phận này có thể tiết axit dịch vị nhiều hơn nhu cầu và kích thích hoạt động co bóp mạnh ngay cả khi đói, dẫn tới cơn đau quặn bụng âm ỉ hoặc dữ dội. Các axit này khi không có thức ăn để tiêu hóa sẽ quay ngược lại ăn mòn lớp niêm mạc, gây viêm và tổn thương dạ dày. Cơn đau do viêm loét dạ dày có đặc điểm nhịp nhàng rõ rệt, xuất hiện giữa hai bữa ăn hoặc vào ban đêm, thường được gọi là “cơn đau lúc đói”, có thể thuyên giảm sau khi ăn hoặc dùng thuốc kháng acid. Các triệu chứng khác thường xuất hiện ở người bệnh viêm loét dạ dày bao gồm:
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Đầy bụng, khó tiêu.
Nếu không được sớm phát hiện và điều trị, viêm loét dạ dày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…

Viêm loét hành tá tràng

Tá tràng là phần đầu của ruột non, nằm ở vị trí tiếp giáp của dạ dày và ruột non. Các ổ viêm do dịch vị tác động bào mòn lâu ngày ở tá tràng có thể gây nên viêm loét hành tá tràng. Khi loét tá tràng được hình thành, hàng rào niêm mạc bị phá hủy, axit dịch vị trực tiếp kích thích các mô dưới niêm mạc gây đau. Cơn đau do loét hành tá tràng thường xảy ra lúc đói, giảm đi sau khi ăn. Đặc điểm thường gặp ở người mắc viêm loét hành tá tràng là:
  • Đau, nóng rát vùng thượng vị hơi lệch sang phải, đau theo từng đợt, tăng lên khi thay đổi thời tiết nhất là vào mùa lạnh.
  • Buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua.
  • Ăn chậm tiêu.
  • Nếu ổ loét bị rỉ máu thường xuyên, bệnh nhân có thể có dấu hiệu bệnh thiếu máu thiếu sắt: da nhợt nhạt, xanh xao, mệt mỏi, móng tay giòn, tóc dễ gãy rụng…
Nếu loét hành tá tràng không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như chảy máu trong hay viêm phúc mạc.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là Viêm đại tràng co thắt là các rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần. Khi người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm đều không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột. Bạn có thể đã mắc Hội chứng ruột kích thích nếu nhận thấy các triệu chứng kéo dài dai dẳng sau đây:
  • Đau bụng là triệu chứng chủ yếu và thường gặp nhất, xuất hiện trước hoặc sau khi ăn, hay đau vùng bụng dưới và hố chậu trái. Giảm đau sau khi đại tiện hoặc trung tiện. Đau dữ dội, đau quặn, có thể đau âm ỉ nhưng không nhiều, thỉnh thoảng có thể sờ thấy những cục rắn nổi lên dọc khung đại tràng
  • Đại tiện lỏng: 3-5 lần/ngày, phân lỏng hoặc nát, phân có thể lẫn nhầy nhưng không bao giờ có máu theo phân.
  • Táo bón: đại tiện phân rắn, lượng ít, có thể lẫn nhầy và xuất hiện xen kẽ với đại tiện lỏng.
  • Chướng bụng: Thường nặng về ban ngày, đặc biệt sau buổi trưa, giảm về ban đêm sau khi ngủ.
Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng, không có tổn thương thực thể, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới đời sống, bệnh kéo dài làm cho người bệnh luôn cảm thấy lo lắng căng thẳng, chất lượng công việc và học tập giảm sút.
Hội chứng ruột kích thích tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người bệnh

Chẩn đoán và điều trị bằng cách nào?

Chẩn đoán

Nếu thường xuyên bị đau quặn bụng khi đói, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng giúp ích cho việc chẩn đoán:
  • Nội soi nếu nghi ngờ bệnh lý liên quan đến dạ dày - ruột.
  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori nếu nghi ngờ viêm loét dạ dày.
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nội soi tiêu hóa để chẩn đoán bệnh

Điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đối với các bệnh lý liên quan đến dạ dày - tá tràng, các giải pháp điều trị bao gồm:
  • Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống: một chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khỏe mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định: các nhóm thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng tiết axit dạ dày (thuốc ức chế bơm proton và ức chế thụ thể histamin H2), thuốc trung hòa axit dạ dày (antacid), kháng sinh (trong trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm H. pylory).
  • Phẫu thuật trong trường hợp cần thiết: nếu viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài gây ra biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân có thể cần phải tiến hành các loại phẫu thuật như khâu dạ dày, cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày.
Còn nếu bạn thường xuyên đau quặn bụng khi đói do Hội chứng ruột kích thích gây ra, bác sĩ có thể đưa ra các giải pháp điều trị như sau:
  • Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt: người bệnh nên kiêng những thức ăn dễ gây kích ứng đường ruột, thức ăn khó tiêu, đồ uống có ga và chất kích thích; hạn chế làm việc căng thẳng.
  • Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng: thuốc giảm co thắt, thuốc trị táo bón, thuốc trị tiêu chảy...

Thay đổi chế độ ăn và lối sống để hạn chế đau quặn bụng khi đói

Một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc điều trị các cơn đau quặn bụng khi đói là một chế độ ăn uống và lối sống khoa học. Đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia giúp bạn có thể giảm bớt triệu chứng khó chịu này:
  • Không để bụng quá đói: Thói quen ăn khi bụng bị quá đói có thể sẽ gây ra các bệnh lý nguy hiểm tới hệ tiêu hóa của bạn. Trường hợp bạn nhịn ăn kéo dài hoặc thường xuyên ăn uống thất thường thì các cơn đau dạ dày sẽ ngày càng trở nặng, tăng dần về mức độ.
  • Ăn đúng bữa, ăn chậm và nhai kỹ: Ngoài việc không để bụng quá đói, người bệnh cần ăn đúng bữa, ăn chậm và nhai kỹ, tập trung khi ăn, không nên vừa ăn vừa nói chuyện hoặc xem tivi.
  • Nếu cảm thấy đói bụng hoặc muốn xoa dịu cơn đau ngay lập tức, bạn có thể ăn một ít đồ ngọt, đồ ăn dễ tiêu như bánh mì, cháo, súp...
  • Người bệnh không nên ăn một số thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày như cam, chanh, quýt, bưởi, thuốc lá, rượu, bia, đồ lên men, trà, đồ cay, chiên xào ... Những thực phẩm này khi vào cơ thể sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit, khiến cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Nếu muốn xoa dịu cơn đau ngay lập tức, bạn có thể ăn các đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp...

Sản phẩm hỗ trợ giảm đau quặn bụng khi đói do Hội chứng ruột kích thích

Nếu thường xuyên bị đau quặn bụng do Hội chứng ruột kích thích, bạn có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) - một sản phẩm uy tín được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng. Với thành phần gồm các dược liệu quý (Bạch truật, Bạch Phục Linh, Bạch Thược, Hoàng Bá) cùng với hoạt chất ImmuneGamma và 5-HTP, Tràng Phục Linh Plus có tác dụng:
  • Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
  • Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa
Trang phuc linh plus Tìm nơi bán Tràng Phục Linh Plus tại đây. Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi về triệu chứng đau quặn bụng khi đói của bạn Nguyễn Văn Đạt. Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp được thắc mắc của quý bạn đọc. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe. Tham khảo:
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/symptoms-causes/syc-20354223
  • https://emedicine.medscape.com/article/181753-overview

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...