Táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ có thai, biểu hiện không quá nghiêm trọng nên nhiều mẹ bầu chủ quan. Phân khô cứng, đi đại tiện khó khăn khiến thai phụ phải rặn để đẩy chất thải ra ngoài. Vậy, bị táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

tao-bon-anh-huong-thai-nhi-khong

Nguyên nhân nào gây ra táo bón khi mang thai?

Do rối loạn nội tiết tố

Hormone thai kỳ là thủ phạm gây ra táo bón. Progesterone làm cho các cơ trong thành ruột giãn ra, điều này cho phép thức ăn tồn tại lâu hơn trong ruột gây nên tình trạng táo bón khi mang thai.

Áp lực từ tử cung

Bên cạnh đó, tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới cản trở hoạt động bình thường của đường tiêu hoá.

Do bổ sung nhiều vitamin trong thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường bổ sung một số loại vitamin giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Sắt có thể là nguyên nhân gây táo bón và phân đen, cứng.

Chế độ ăn uống và luyện tập chưa hợp lý

Khi mang thai, tâm lý thay đổi khiến thai phụ có cảm giác lo lắng, bồn chồn. Cùng với chế độ ăn ít chất xơ, không uống đủ nước và thiếu vận động thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

☛ Đọc thêm: Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

van-dong-nhe-nhang

Ngoài ra, một số yếu tố làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón như: nghén, mắc hội chứng ruột kích thích. Nếu bạn bị táo bón trước khi mang thai, rất có thể bạn sẽ bị táo bón trong thai kỳ.

Táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Để trả lời câu hỏi “táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không?”, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích vấn đề này qua các triệu chứng dưới đây:

Khi bị táo bón đi tiêu phân thường khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần. Biểu hiện táo bón ở bà bầu còn có thể bao gồm:

  • Đau bụng, đau khi đi đại tiện.
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Buồn nôn.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé.
  • Đau tức ở hậu môn.
  • Cơ thể mệt mỏi, cáu giận thất thường.

cơ-the-met-moi

Trong hầu hết các trường hợp, táo bón thai kỳ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và tự khỏi. Do đó, táo bón không có gì ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh rặn quá mạnh để cố đẩy chất thải ra ngoài. Vì khi rặn sẽ kích thích các cơn co tử cung dễ gây ra tình trạng sảy thai, sinh non. Đặc biệt, nếu thường xuyên rặn, có thể làm nứt kẽ hậu môn dẫn đến nhiễm trùng trở thành nguyên nhân gây bệnh trĩ và ung thư đại tràng.

Thai phụ nên cố gắng thả lỏng cơ thể khi đi vệ sinh để các chất cặn bã được đào thải dễ dàng giúp làm giảm triệu chứng táo bón khi mang thai. Phương pháp đi vệ sinh đúng, bà bầu có thể tham khảo và áp dụng:

  • Sử dụng ghế kê chân để điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp khi đi vệ sinh giúp đẩy hoàn toàn chất thải ra ngoài.
  • Rướn người về phía trước, càng nhiều càng tốt. Đặt khuỷu tay của bạn lên đầu gối và cố gắng giữ lưng thẳng.
  • Không nên căng thẳng, hít thở chậm và sâu bằng miệng sẽ giúp cơ bụng thư giãn.

☛ Có thể bạn quan tâm: Táo bón ra máu do đâu? Cách xử trí?

Làm thế nào để ngăn ngừa táo bón khi mang thai?

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có một chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa là trợ thủ đắc lực để đẩy lùi các cơn táo bón.

Chế độ ăn uống phù hợp

Để giảm thiểu nguy cơ bị táo bón khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung lượng chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày. Nên tiêu thụ 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày từ trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Điều này giúp phân mềm và dễ đi tiêu hơn.

  • Cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Tốt nhất nên uống 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày. Có thể uống nước hoa quả để thay thế.
  • Nên chia khẩu phần ăn thành những bữa nhỏ và đừng ăn quá no, điều này giúp hệ tiêu hoá làm việc không bị quá tải.
  • Không nên ăn ngũ cốc tinh chế quá nhiều.
  • Hạn chế các món chiên xào nhiều giàu mỡ, đồ ăn nhanh, cay nóng.
  • Tốt nhất nên tránh các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có ga.

☛ Xem thêm: 8 loại trái cây nhuận tràng, cải thiện táo bón hiệu quả

che-do-an-phu-hop

Vận động nhẹ nhàng thường xuyên

Bên cạnh đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đủ dưỡng chất cho thai kỳ thì vận động nhẹ nhàng không chỉ giúp quá trình tiêu hoá được dễ dàng, giảm nguy cơ táo bón mà còn mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe của mẹ và bé.

Bổ sung thực phẩm giàu probiotic

Có tới hàng triệu vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp duy trì một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Do đó, việc bổ sung probiotic có trong sữa chua, kefir, dưa cải là rất cần thiết giúp ngăn ngừa táo bón.

Ngoài ra, bổ sung sắt trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng khả năng bị táo bón cho thai phụ. Nếu bạn đang gặp vấn đề với vitamin, hãy xin ý kiến từ bác sĩ để đổi sang loại khác phù hợp hơn.

☛ Tham khảo thêm: Bị táo bón uống sữa được không?

Video vấn đề táo bón ở mẹ bầu

Điều trị táo bón khi mang thai

Thông tin dưới đây chỉ dùng để tham khảo. Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị. Tất cả thuốc sử dụng cho phụ nữ mang thai đều phải qua thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Phụ nữ mang thai bị táo bón nên sử dụng thuốc nếu tình trạng táo bón nặng và kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé. Dưới đây là một số thuốc nhuận tràng được phép sử dụng trong thời kỳ mang thai:

Methylcellulose

Methylcellulose là hoạt chất thuộc nhóm thuốc nhuận tràng cơ học làm tăng lượng nước trong phân giúp phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn. Được sử dụng để điều trị táo bón và giúp duy trì nhu động ruột đều đặn.

hop-chat-methylcellulose

Thuốc bào chế dưới 2 dạng: bột để pha và viên uống. Liều lượng mỗi lần 1g, ngày uống 1 – 4 lần. Từ 1 đến 3 ngày sau khi uống, thuốc mới có tác dụng.

Đối với một số người thuốc có thể gây chướng bụng, đầy hơi.

Sorbitol

Sorbitol thuộc nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Thường được sử dụng để điều trị chứng táo bón và khó tiêu. Tuỳ theo dạng bào chế mà thuốc có liều dùng khác nhau. Đối với phụ nữ có thai nên dùng sorbitol ở dạng gói bột 5g, 1 – 3 gói mỗi ngày.

thuoc-sorbitol

Thuốc an toàn cho mẹ bầu nhưng nếu sử dụng thuốc nhuận tràng thẩm thấu kéo dài có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải.

Docusate natri

Docusate natri là các chất diện hoạt có khả năng nhũ hoá khối phân, làm mềm phân do mỡ và nước trộn lẫn với nhau. Các dạng bào chế của thuốc gồm:

  • Viên nang 100mg.
  • Viên nén 50mg.
  • Dung dịch uống 20mg/5ml.
  • Hỗn dịch thụt vào trực tràng.

Thai phụ sử dụng 50 – 360mg/ngày giúp phòng ngừa và điều trị táo bón. Docusate natri nằm trong nhóm C đối với phụ nữ có thai (hiện chưa có bằng chứng về tác hại cho thai nhi). Tuy nhiên, thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng

  • Chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi mẹ bầu đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không có hiệu quả.
  • Uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.
  • Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc.

Các mẹo hỗ trợ giảm táo bón khi mang thai

Táo bón luôn là nỗi ám ảnh của hầu hết bà bầu và nếu bị lâu ngày, có thể dẫn tới bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số bà mẹ đã khắc phục được hiện tượng này khi mang thai, bằng những cách đơn giản mà rất hiệu quả.

Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc từ lâu đời đã nổi tiếng với tác dụng thanh lọc và thư giãn cơ thể giúp kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Sử dụng trà hoa cúc cũng được xem là một cách trị táo bón an toàn cho phụ nữ mang thai.

tra-hoa-cuc

Ngoài ra, đây còn là một liều thuốc vô cùng bổ dưỡng cho tinh thần, giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Cách pha trà rất đơn giản, ngâm hoa cúc khô trong nước sôi 5 – 10 phút trước khi sử dụng, mẹ bầu có thể uống sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ.

Ăn mè đen và mật ong

Mật ong là nguyên liệu hoạt động tương tự như một chất bôi trơn đường ruột và hỗ trợ tăng đề kháng cho cơ thể. Mật ong kết hợp với mè đen là thực phẩm giàu chất xơ, có đặc tính nhuận tràng. Chỉ cần rang mè đen rồi bảo quản trong lọ thuỷ tinh, khi sử dụng trộn mè đen cùng mật ong ăn một lượng vừa đủ từ 2g – 3g mỗi ngày. Đây cũng là cách trị táo bón cho thai phụ rất thông dụng hiện nay.

Uống trà bồ công anh

Bồ công anh có tác dụng cung cấp nước, lợi tiểu, kích thích hoạt động của nhu động ruột. Điều này giúp cho việc tiêu hóa thức ăn ở đường tiêu hoá diễn ra suôn sẻ hơn, giúp cải thiên chứng táo bón. Sau khi thu hái về, rửa sạch và có thể sử dụng ở dạng tươi hay khô tuỳ thích.

Bồ công anh tươi thường được sử dụng như một loại rau, chế biến thành món canh, xào, luộc tuỳ khẩu vị mỗi người. Mẹ bầu chỉ nên ăn 20g lá tươi mỗi ngày.

Bên cạnh đó, rễ cây này sau khi rửa sạch, xắt nhỏ, sao vàng có thể sử dụng như một loại trà. Trước khi uống ngâm 10g rễ bồ công anh trong nửa lít nước sôi khoảng 10 phút. Nên uống ngay sau bữa ăn và trong trường hợp bị chướng bụng, đầy hơi cũng có thể dùng để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Uống nước chanh ấm

Axit citric (một chất kích thích hệ tiêu hóa) có trong nước cốt chanh có thể giúp thải các độc tố và những chất chưa được tiêu hóa trong ruột kết ra ngoài. Do đó, thai phụ có thể sử dụng nước chanh như một cách trị táo bón.

nuoc-chanh

Mỗi ngày uống một cốc nước chanh cùng nước ấm vào buổi sáng không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn bổ sung đầy đủ nước và vitamin C một cách tự nhiên.

Massage bụng

Táo bón là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Mát xa nhẹ nhàng dạ dày theo chiều kim đồng hồ có thể giúp giảm táo bón. Nên tránh điều này nếu bạn được bác sĩ khuyến cáo có nguy cơ sinh non hoặc nhau thai nằm thấp.

Phương pháp vượt qua táo bón an toàn cho mẹ bầu

Đa số phụ nữ khi mang thai bị mắc chứng táo bón đều cảm thấy khó khăn mỗi lần đi đại tiện. Để điều trị táo bón do viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích gây ra, cần lưu ý đến 3 yếu tố sau:

Thứ nhất: cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Thứ hai: phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá.

Thứ ba: tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Để giải quyết các vấn đề trên, Tràng Phục Linh là một giải pháp an toàn và hiệu quả cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị táo bón. Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ bạch phục linh, hoàng bá, bạch thược… giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, táo bón, đầy hơi, khó tiêu…

Sản phẩm còn chứa hoạt chất sinh học chiết xuất theo công nghệ Hoa kỳ có tên là ImmuneGamma®, có tác dụng gia tăng hiệu lực của hệ miễn dịch, là nguồn thức ăn hữu ích cho vi khuẩn trong ruột.

Để tìm hiểu về Tràng Phục Linh và địa chỉ nhà thuốc bán gần nhất TẠI ĐÂY

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc trả lời câu hỏi táo bón có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tham khảo và áp dụng những thông tin trên mẹ bầu hoàn toàn yên tâm và kiểm soát được những triệu chứng của bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3418980/
  • https://www2.hse.ie/conditions/child-health/constipation-in-pregnancy.html
  • http://tudu.com.vn/vn/tin-tuc-su-kien/thong-tin-thuoc/tao-bon-o-phu-nu-mang-thai/
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...