Táo bón ra máu do đâu? Cách xử trí?

Tôi là Bùi Thanh Xuân, năm nay 46 tuổi hiện đang sinh sống tại Hải Phòng. Thời gian gần đây mỗi lần đi đại tiện tôi đều gặp phải tình trạng táo bón, phân cứng như phân dê, có kèm chảy máu sau mỗi lần đi vệ sinh. Máu lẫn với phân và có dính trên cả giấy vệ sinh. Tôi đang lo lắng không biết sức khỏe mình đang gặp vấn đề gì, có nguy hiểm hay không. Mong bác sĩ tư vấn và hướng dẫn giúp tôi cách xử trí như thế nào khi gặp phải tình trạng này. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục sức khỏe của chúng tôi. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp thông qua những thông tin sau đây:

Táo bón ra máu là gì?

Táo bón ra máu không phải là hiện tượng quá hiếm gặp ở những người bị táo bón. Đây là hiện tượng khi đi ngoài, phân có lẫn máu, máu có thể màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc màu thâm đen. Táo bón ra máu có thể do táo bón gây ra nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe như trĩ, viêm dạ dày, viêm đại tràng, ung thư... Với hiện tượng táo bón ra máu do táo bón gây ra sẽ tự khỏi mà không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý. Tuy nhiên, nếu kèm theo các dấu hiệu khác cảnh báo bệnh lý, bạn cần tới trung tâm y tế tin cậy để được thăm khám và điều trị. Xem thêm chi tiết: Đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Nguyên nhân gây táo bón ra máu

Để biết được táo bón ra máu có nguy hiểm không cần biết được nguyên nhân gốc rễ gây ra hiện tượng này. Sau đây những nguyên nhân thường gặp dẫn tới hiện tượng táo bón ra máu:

Do táo bón

Táo bón là tình trạng rối loạn đại tiện gặp khá phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng trải qua. Tình trạng này đặc trưng bởi dấu hiệu khó khăn khi đi vệ sinh do phân cứng và khô hơn so với bình thường. Khi phân quá khô, khó đi ngoài chúng ta thường có thói quen "rặn" nhằm tống chất thải ra bên ngoài. Thói quen này vô tình làm tăng áp lực, kích thích niêm mạc hậu môn gây chảy máu. Nguyên nhân gây táo bón có thể do:
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ là nguyên nhân hàng đầu.
  • Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng và khó tiêu.
  • Nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu.
  • Có thói quen rặn khi đi đại tiện.
  • Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, trĩ...
Nhận biết táo bón thông qua các dấu hiệu như sau:
  • Đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần.
  • Phân có lẫn máu tươi hoặc có màu đen.
  • Bụng chướng lên do phân không được thải ra ngoài.
  • Sau khi đi đại tiện hậu môn bị đau rát.
  • Máu tươi có thể dính trên giấy vệ sinh.
  • Gặp khó khăn khi thải phân ra khỏi trực tràng - hậu môn.

Viêm, nứt kẽ hậu môn

Táo bón diễn ra trong thời gian dài có thể gây viêm, nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi các vết rách ở ống hậu môn gây đau đớn, chảy máu. Khi bị táo bón khiến phân khô cứng, đi đại tiện gặp nhiều khó khăn có thể gây sưng phù ống hậu môn, thậm chí lở loét, nhiễm khuẩn hậu môn. Nứt kẽ hậu môn thông thường tự lành từ 4 - 6 tuần. Trường hợp tình trạng này kéo dài mà không khỏi rất có thể bạn đã bị nứt kẽ hậu môn mãn tính.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý gặp khá phổ biến ở nước ta với tỷ lệ 35 - 50 % dân số. Nguyên nhân gây trĩ do suy giãn, phì đại tĩnh mạch ở hậu môn. Bởi vậy mà khi bị táo bón ra máu, máu dính trên giấy vệ sinh không loại trừ khả năng bạn mắc bệnh trĩ. Khi bị trĩ người bệnh bị đi ngoài có kèm máu tươi. Trĩ ở giai đoạn đầu, lượng máu ít lẫn phân hoặc giấy vệ sinh. Táo bón kéo dài, chảy máu lâu ngày khiến trĩ nặng hơn nên mỗi lần đi ngoài máu chảy thành giọt, tia. Thậm chí, mỗi khi ngồi xổm cũng có thể chảy máu.
Nếu không có biện pháp điều trị dứt điểm, bệnh trĩ có thể biến chứng nguy hiểm như thiếu máu do chảy máu lâu ngày, nghẹt búi trĩ, tắc mạch máu khi máu đông thành cục, viêm da quanh vùng hậu môn...

Polyp trực tràng

Polyp trực tràng là hiện tượng các khối u lành tính xuất hiện ở trực tràng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít chất xơ, hút thuốc, táo bón... Khi bị polyp trực tràng, người bệnh có thể bị táo bón ra máu kèm theo những cơn đau thắt ở vùng bụng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, polyp trực tràng có thể dẫn tới ung thư trực tràng rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Polyp trực tràng có thể được cắt bỏ bằng nội soi đại trực tràng.

Viêm túi thừa

Túi thừa là túi nhỏ phồng lên ở thành ruột kết. Túi thừa là nơi chứa chất thải, phân mắc kẹt lại lâu ngày khiến túi thừa bị nghẹt, áp lực dồn lên vách túi khiến vi khuẩn xuất hiện gây viêm nhiễm. Những người có nguy cơ cao bị túi thừa như người có chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả, thực giàu chất xơ. Túi thừa chảy máu khiến người bệnh đi ngoài có lẫn máu. Nếu bị túi thừa, người bệnh cần phải cắt bỏ ngay lập tức bằng phẫu thuật để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là hiện tượng ruột bị nhiễm khuẩn khiến người bệnh đi ngoài phân có lẫn máu hoặc chất nhầy. Một số dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày ruột như:
  • Đau co thắt bụng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Giảm cân.
  • Sốt ớn lạnh hoặc đau đầu.
Viêm dạ dày ruột có thể điều trị bằng cách uống kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc bù chất lỏng....Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, người bệnh hãy đến trung tâm y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Viêm đại trực tràng

Đại tràng là bộ phận nằm ở cuối ống tiêu hóa, phần cuối của đại tràng gần với hậu môn được gọi là trực tràng. Viêm đại trực tràng là bệnh lý đường tiêu hóa gặp khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xảy ra do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, ảnh hưởng của điều trị xạ, hóa trị, uống nhiều rượu bia... Một số triệu chứng của viêm đại trực tràng như:
  • Đau bụng kéo dài.
  • Rối loạn đại tiện, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có lúc lỏng lúc táo bón. Sau khi đi vệ sinh xong vẫn không cảm thấy thoải mái.
  • Phân có mùi hôi tanh, có lẫn máu, chất nhầy hoặc không thành khuôn, lỏng nát.
  • Chướng bụng đầy hơi.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Viêm đại trực tràng nếu không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng như xuất huyết đại tràng,  thủng đại tràng, ung thư đại trực tràng...rất nguy hiểm cho sức khỏe.
☛ Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các loại thuốc chữa bệnh viêm manh tràng

Ung thư hậu môn, trực tràng

Táo bón ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng. Do khối u ác tính ảnh hưởng tới đại hoặc trực tràng gây viêm, kích ứng dẫn tới chảy máu. Nhiều trường hợp bị ung thư do polyp phát triển gây nên. Ngoài táo bón ra máu, người bệnh còn có thể bị các triệu chứng như:
  • Đau bụng.
  • Đầy bụng.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Thói quen đại tiện thay đổi.
  • Phân dẹt và lỏng.
  • Giảm cân đột ngột.
  • Người mệt mỏi.
Xem chi tiết:

Táo bón ra máu có nguy hiểm không?

Táo bón ra máu do táo bón gây ra không quá nguy hiểm. Chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cải thiện tình trạng táo bón là hiện tượng này thuyên giảm dần. Tuy nhiên, táo bón ra máu kéo dài hoặc do bệnh lý gây ra nếu không được điều trị gây nguy hiểm tới sức khỏe. Cụ thể:
  • Gây thiếu máu: Táo bón ra máu kéo dài gây mất máu nhiều dễ dẫn tới các biến chứng như tụt huyết áp, mạch đập nhanh, khó thở, rối loạn ý thức...Với những trường hợp nhẹ có thể gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, ăn ngủ kém, trí nhớ giảm...
  • Viêm nhiễm hậu môn: Táo bón ra máu khiến hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển gây viêm nhiễm hậu môn. Trường hợp nặng có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu.
  • Ung thư: Biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư hậu môn, đại trực tràng. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
  • Cảnh báo bệnh lý khác: Táo bón ra máu còn là biểu hiện các bệnh lý nguy hiểm như trĩ, nứt hậu môn, viêm đại trực tràng, polyp đại trực tràng...

Táo bón ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng.

Bởi vậy, khi có dấu hiệu táo bón ra máu kéo dài mãi không khỏi người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn cách điều trị hợp lý.

Làm gì khi bị táo bón ra máu?

Khi có dấu hiệu táo bón ra máu, không nên có tư tưởng chủ quan mà nên đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, xét nghiệm và tìm ra nguyên nhân gây táo bón ra máu để điều trị dứt điểm. Ngoài ra, người bệnh có thể cải thiện táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như sau:
  • Bổ sung thực phẩm có chứa chất xơ vào thực đơn hàng ngày như rau xanh, hoa quả, khoai lang, bánh mì đen, rau diếp cá, hạt nguyên xơ...kích thích quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Hạn chế các loại đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị. Hạn chế các thực phẩm gây khó tiêu như thịt bò, khoai tây chiên, đồ hộp...
  • Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày giúp làm mềm phân và giảm nguy cơ táo bón. Bạn cũng có thể bổ sung nước ép từ rau xanh, trái cây nhằm tăng sức đề kháng và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Kiêng các loại đồ uống như rượu bia, cà phê, trà đặc...Hạn chế các loại thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, ớt, gừng...
  • Các thực phẩm dễ tiêu hóa như bơ, chuối, đu đủ, thanh long, khoai lang, rau đay, rau mồng tơi, rau dền...nên bổ sung vào thực đơn ăn uống.
  • Ngủ đủ giấc để  tránh gây rối loạn hoạt động của ruột già.
  • Tuyệt đối không nên nhịn đại tiện, thiết lập thói quen đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tránh để viêm nhiễm vùng hậu môn - trực tràng.
  • Dành thời gian để tập thể dục mỗi ngày như yoga, chạy bộ, bơi lội nhằm giảm táo bón, tăng chức năng của cơ vòng hậu môn.

Hãy dành thời gian để tập luyện mỗi ngày nhằm giảm táo bón, cải thiện tiêu hóa nhé.

Táo bón ra máu – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hiện tượng chảy máu khi đại tiện có thể dẫn tới suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi và thiếu máu. Một số trường hợp triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh nên tìm bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng:
  • Táo bón ra máu kéo dài hơn 3 ngày.
  • Lượng máu lẫn trong phân và giấy vệ sinh nhiều.
  • Người buồn nôn, ói mửa.
  • Tay chân lạnh.
  • Mất nước.
  • Đau bụng dữ dội.
Táo bón ra máu có thể được khắc phục bằng cách xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài trên 3 ngày hoặc kèm với các dấu hiệu khác bạn nên thăm khám để kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn. Để được tư vấn chi tiết, bạn có thể gọi điện tới hotline 1800.1506.

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...