Tổng hợp 7 bài thuốc nam trị tiêu chảy mà bạn nên biết

Tiêu chảy là hiện tượng đi đại tiện hơn 3 lần/ngày với lượng nước trong phân chiếm tới 90%. Nếu dùng thuốc tây để cầm tiêu chảy có thể gây một số tác dụng không mong muốn thì thuốc nam trị tiêu chảy là một giải pháp an toàn mà bạn nên nghĩ đến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 7 bài thuốc nam trị tiêu chảy hiệu quả trong bài viết dưới đây.

thuoc-nam-tri-tieu-chay
Tổng hợp 7 bài thuốc nam trị tiêu chảy hiệu quả

Tại sao bạn bị tiêu chảy?

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiêu chảy có thể kể đến là:

☛ Nhiễm khuẩn đường ruột: Vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như Salmonella, Escherichia coli (E.coli), Rotavirus, Norwalk virus, Giardia lamblia, C.enteritis dễ xâm nhập vào cơ thể khi sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc nguồn nước bẩn.

☛ Tác dụng phụ của thuốc: Việc thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi, từ đó làm xáo trộn hệ cân bằng vi khuẩn đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, sau khi dùng một số thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng acid chứa magie,… người bệnh có thể đi đại tiện nhiều lần dạng phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống, nát.

☛ Không dung nạp thức ăn: Cơ địa một số người không thể dung nạp được các loại đường (lactose có trong sữa, fructose ở trái cây và mật ong) hoặc gluten có trong yến mạch, lúa mì, ngũ cốc,… Chính vì vậy, nếu tiêu thụ sản phẩm có chứa những thành phần này dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, đi tiêu liên tục, phân có mùi hôi bất thường.

Ăn quá nhiều đồ ngọt: Chất tạo ngọt nhân tạo sorbitol, mannitol trong các loại bánh, kẹo, kẹo cao su ít nhiều cũng gây tiêu chảy.

☛ Một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể: bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, nhiễm trùng máu, bệnh tiểu đường,…

chat-tao-ngot-nhan-tao
Sử dụng quá nhiều chất tạo ngọt nhân tạo có thể khiến bạn bị tiêu chảy

Tổng hợp 7 bài thuốc nam chữa tiêu chảy hiệu quả

Trong y học cổ truyền, tiêu chảy thuộc chứng tiết tả và chia thành hai loại cấp tính (thường kéo dài từ 1 – 2 ngày và dưới 2 tuần) và mãn tính (diễn ra trong khoảng thời gian ít nhất là 4 tuần). Tiêu chảy đại đa số do lạnh (hàn thấp), do nhiễm trùng (thấp nhiệt), do ăn uống (thực tích) hoặc các bệnh thuộc về tỳ vị đại tràng do công năng tỳ vị suy giảm.

Đông y dùng thảo dược chữa bệnh với nguyên lý điều hòa chỉnh thể, cân bằng âm dương điều trị tiết tả như giải biểu (dùng các vị thuốc cay, nóng phát tán, đưa biểu tà ra ngoài), tán hàn, thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hóa trọc, ôn bổ tỳ vị hóa thấp điều hòa tràng vị.

Dưới đây là 7 bài thuốc nam trị tiêu chảy mà bạn nên tham khảo:

Bài thuốc 1: Chữa tiêu chảy bằng rau má

Rau má hay còn gọi tích tuyết thảo là loại cây bốn mùa xanh tốt và dễ tìm thấy trong tự nhiên. Rau má có vị đắng, hơi cay, tính mát có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng giúp chữa bệnh ở gan, tỳ vị, thận, chứng phúc tả (tiêu chảy).

Nguyên liệu: Rau má 200g, lá mơ 200g, búp ổi 50g, mã đề thảo 60g, sắn dây 50g, bạch biển đậu 40g.

Cách thực hiện:

  • Rau má, mã đề, lá mơ để tươi, giã nhỏ ép lấy nước, cho thêm nước vắt lại lần 2; hợp 2 nước rồi sấy khô, lấy bột.
  • Sắn dây, bạch biển đậu sao vàng, nghiền nhỏ.
  • Búp ổi sao qua, sấy giòn, tán mịn.
  • Trộn tất cả thành bột rồi bảo quản trong lọ kín.

Mỗi lần uống lấy 1 – 2 thìa cà phê pha với nước đun sôi để nguội. Sau khi uống, người bệnh dần cảm thấy đỡ đau bụng, khát nước, hậu môn nóng và số lần đi ngoài giảm đáng kể.

rau-ma
Rau má là vị thuốc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa tiêu chảy, lỵ, mụn nhọt, mẩn ngứa,…

Bài thuốc 2: Chữa tiêu chảy bằng lá ổi

Theo nghiên cứu dược lý, dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có tác dụng với các bệnh về đường tiêu hóa. Đặc biệt, lá ổi chứa khoảng 7 – 10% các hoạt chất như tanin, pyrogalic, acid psiditanic có tác dụng cầm tiêu chảy, kháng khuẩn, kháng viêm và làm se niêm mạc rất tốt.

Nguyên liệu: Lá ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g.

Cách thực hiện:

  • Sắc các nguyên liệu trên cùng 3 bát nước, sau đó đun sôi đến khi cạn còn 1 bát nước thì dừng lại.
  • Chia uống vài lần trong ngày.

Bài thuốc 3: Chữa tiêu chảy bằng búp lá tre

Lá tre dưới dạng búp non được gọi là trúc diệp quyển tâm, được thu hái làm thuốc khi lá chưa mở hết, màu xanh mơn mởn. Búp lá tre có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành giúp thanh nhiệt giải độc, sau khi tẩm nước gừng phối hợp với lá hương nhu, hoắc hương, biển đậu, hậu phác sẽ có hiệu quả trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn khá hữu hiệu.

Nguyên liệu: Búp lá tre tẩm nước gừng 40g, hoắc hương 12g, biển đậu 12g, hậu phác 8g, hương nhu 8g.

Cách thực hiện: Đem sắc tất cả các nguyên liệu trên lấy nước uống.

Trong trường hợp người bệnh khát nước nhiều thì có thể thêm nguyên liệu cám gạo nếp sao cháy đen kèm theo 3 lát gừng.

Uống khoảng 2 – 2,5 lít/ ngày giúp làm giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, phân màu vàng thâm, nước tiểu vàng đỏ, nôn mửa.

Bài thuốc 4: Chữa tiêu chảy bằng vỏ rụt

Vỏ rụt có vị đắng, tính mát với tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ tỳ vị, đại tràng, hạ hơi đầy. Kết hợp vỏ rụt với hoắc hương khô, thảo quả, cùng hậu phác, hạt cau rừng, trần bì tạo nên bài thuốc chữa tiêu chảy do hàn (lạnh).

Nguyên liệu: Hoắc hương khô 200g, vỏ rụt 400g, thảo quả 160g, hậu phác 400g, hạt cau rừng 160g, trần bì 160g.

Cách thực hiện:

  • Ngâm vỏ rụt với nước gạo, cạo bỏ vỏ ngoài.
  • Hậu phác tẩm nước gừng sao; thảo quả bỏ vỏ.
  • Tất cả phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn.
  • Luyện thành viên to bằng hạt đậu đen, sấy khô, cho vào lọ kín.

Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 20 – 30 viên sẽ làm giảm tình trạng đau bụng, đầy hơi, nôn mửa. Bên cạnh đó, bạn cần kiêng ăn các thức ăn tanh, nhiều dầu mỡ và đồ ăn khó tiêu, nên ăn đồ ăn loãng như cháo, súp,…

Bài thuốc 5: Chữa tiêu chảy bằng sắn dây

Sắn dây là một trong những vị thuốc phổ biến, được gọi với nhiều tên gọi khác như cát căn, cam cát căn, phấn cát,… Theo y cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính mát với công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, thường dùng để chữa tiêu chảy, sốt cao khát nước, đau đầu,…

Nguyên liệu: Sắn dây 12g, kim ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 12g.

Cách thực hiện: Rau má sao vàng. Sau đó, bỏ các nguyên liệu trên vào sắc lấy nước uống.

Mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Bài thuốc 6: Chữa tiêu chảy bằng củ gừng

gung
Gừng có vị cay, tính ấm thường được sử dụng trong bài thuốc trị tiêu chảy do lạnh

Gừng không chỉ được biết đến là gia vị trong ẩm thực mà từ lâu, củ gừng đã trở thành vị thuốc quen thuộc trong nhiều bài thuốc quý. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, giải độc.

Nguyên liệu: Gừng già nướng cháy 40g, quế chi 8g, hoắc hương 20g, đại hồi 12g.

Cách thực hiện: Đem sắc các vị thuốc trên lấy nước uống.

Mỗi ngày uống 1 thang và nên uống khi nước còn ấm.

Bài thuốc trên có tác dụng chữa tiêu chảy do lạnh với các triệu chứng như đau bụng liên miên, sôi bụng, sốt, sợ gió, đau đầu, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng. Bạn cần đặc biệt lưu ý không cho phụ nữ có thai uống bài thuốc này.

Bài thuốc 7: Chữa tiêu chảy bằng hoắc hương

Với đặc tính hơi lạnh, vị cay the khi vào kinh tỳ, vị, thế, hoắc hương có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi, đau bụng, trị tiên (chàm lở chân tay), chỉ ẩu (cầm nôn),… Ngoài ra, hoắc hương còn được góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa tiêu chảy của các vị danh y. Cụ thể trong điều trị tiêu chảy, hoắc hương cùng cam thảo, vỏ vối, đại hồi, trần bì, vỏ rụt, sa nhân, riềng già giúp giảm thiểu tình trạng đầy hơi, đi đại tiện nhiều lần, nôn mửa.

Nguyên liệu: Hoắc hương 200g, cam thảo 100g, vỏ vối 160g, đại hồi 200g, trần bì 80g, vỏ rụt 160g, sa nhân 200g, riềng già 160g.

Cách thực hiện: Các dược liệu ở dạng khô, sao lại; tán bột mịn, luyện thành viên bằng hạt đậu đen, phơi hay sấy khô, bảo quản trong lọ kín.

Uống với nước nóng hoặc nước chè nóng. Khi dùng bài thuốc trên, bạn nên ăn cháo loãng, súp, đồ ăn mềm và tuyệt đối không nên ăn đồ hải sản, tái sống, nguội lạnh.

Lưu ý khi dùng thuốc nam trị tiêu chảy

Mặc dù thuốc nam trị tiêu chảy có đặc tính an toàn, ít gây tác dụng phụ nhưng bạn vẫn cần dùng với liều lượng vừa đủ. Nếu lạm dụng quá mức dễ làm phản tác dụng, ảnh hưởng đến sự cân bằng chuyển hóa trong cơ thể.

Bên cạnh đó, để áp dụng thuốc nam đúng cách và phát huy tối đa hiệu quả thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn thảo dược có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín, không chứa chất bảo quản hay pha lẫn tạp chất.
  • Uống theo đúng liều mà bác sĩ chỉ định.
  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc kê đơn sang dùng thuốc nam.
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy cơ thể có phản ứng bất thường thì cần dừng ngay và đến cơ sở y tế tin cậy để được tư vấn.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nam, bạn không nên ăn những thực phẩm tanh, lạnh ví dụ như hải sản, rau sống, rau dền, mồng tơi vì những thức ăn này làm giảm hiệu quả điều trị và làm tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Bài thuốc đông y thường có hiệu quả điều trị tiêu chảy ở mức độ nhẹ. Đối với trường hợp tiêu chảy nặng (đi đại tiện hơn 8 lần/ngày) kèm theo biểu hiện mất nước, điện giải thì bạn không nên tự ý sử dụng các bài thuốc nam mà nên đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Hai-san
Trong khi sử dụng các bài thuốc nam, bạn nên kiêng hải sản và các đồ tanh, lạnh

Ưu, nhược điểm khi dùng thuốc nam trị tiêu chảy

Ưu điểm

Từ ngàn xưa, cây thuốc nam đã mang lại hiệu quả cao trong trị tiêu chảy với những ưu điểm nổi bật sau:

  • Phát triển tự nhiên, thân thiện với môi trường, dễ tìm và dễ sử dụng.
  • Thuốc nam được lưu truyền từ kinh nghiệm sử dụng của cha ông nên phù hợp với thể trạng người Việt.
  • An toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ như thuốc Tây y khi sử dụng lâu dài.
  • Đông y chữa bệnh từ gốc lên ngọn nên tỉ lệ tái phát bệnh ở mức khá thấp.

Nhược điểm

Ngoài ưu điểm, thuốc nam cũng tồn tại một số nhược điểm có thể kể đến là:

  • Thuốc có tác dụng chậm, sau một thời gian mới thấy chuyển biến rõ ràng. Chính vì vậy, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn của bác sĩ, không nên bỏ dở giữa chừng.
  • Ban đầu, khi mới uống, nhiều vị thuốc có mùi nặng và khó uống.
  • Thuốc nam chỉ phù hợp với trường hợp tiêu chảy nhẹ nên khi có bất kỳ dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và xử lý kịp thời.

☛ Tham khảo thêm: [Giải đáp] Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược Tràng Phục Linh PLUS

Tràng Phục Linh PLUS được bào chế dưới dạng viên nén giúp khắc phục nhược điểm khi sử dụng các bài thuốc nam như mùi vị khó uống, phải tốn thời gian, công sức cho việc sắc thuốc,… Sản phẩm ra đời giúp giải quyết tình trạng tiêu chảy do các bệnh lý mãn tính như viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích gây nên.

Đăc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong số ít các sản phẩm trên thị trường được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi khoa Dược lý – Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Keck, Đại học Nam California.

trang-phuc-linh-plus
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp dành cho người mắc hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng

Không chỉ phối hợp các vị thuốc nam như Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá, Bạch thược. Tràng Phục Linh PLUS còn chứa thành phần ImmuneGamma và 5-HTP tạo nên sự khác biệt của sản phẩm.

ImmuneGamma được chiết xuất từ chủng vi khuẩn Lactobacillus fermentum giúp bổ sung hệ vi khuẩn có lợi, phòng chống rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tại ruột non đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Hoàng bá là thảo dược chứa nhiều hoạt chất berberin. Berberin được biết đến với vai trò là một kháng sinh thực vật, dùng khi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Không những diệt khuẩn rất tốt, berbetin còn không gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột như hầu hết các loại thuốc kháng sinh khác.

Sản phẩm có tác dụng:

  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, phân sống, phân nát, đầy hơi, sôi bụng, chướng bụng.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng.
  • Phục hồi các tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa, bổ sung lợi khuẩn, kích thích tiêu hóa giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.

Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/symptoms-causes/syc-20352241
  • https://suckhoedoisong.vn/chua-tieu-chay-cap-do-nhiem-khuan-bang-dong-y-n83620.html
  • https://suckhoedoisong.vn/thuoc-nam-tri-dau-bung-tieu-chay-do-han-thap-n183516.html
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...